Giải đáp: Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

Rượu ớt được nhiều người biết đến với công dụng kéo dài tuổi thọ, ngăn ngừa ung thư. Có một số người còn cho rằng rượu ớt còn giúp điều trị cao huyết áp. Vậy người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

Bạn đang đọc: Giải đáp: Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

Trước khi giải đáp thắc mắc “Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công dụng của ớt đối với sức khoẻ con người.

Rượu ớt có công dụng gì?

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard đăng trên Tạp chí Y khoa của Anh Quốc, quả ớt có tác dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ nếu được sử dụng đúng liều lượng và đúng cách. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát gần 500.000 người có độ tuổi từ 30 đến 79 tuổi trong vòng 8 năm. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn cay có tỷ lệ tử vọng thấp hơn và sống thọ hơn. Ngoài ra, ăn cay thường xuyên còn có thể giúp giảm thiểu tỷ lệ bị ung thư, bệnh tim mạch và hô hấp.

Giải đáp: Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

Ớt có nhiều công dụng đối với sức khoẻ con người

Bên cạnh đó, chất capsaicin có trong ớt cũng có khả năng kích thích não bộ sản xuất ra endorphin – một loại morphin nội sinh có hiệu quả giảm đau. Hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong ớt cũng rất cao, trong đó có những vitamin rất quan trọng đối với sức khoẻ con người như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, acid malic, beta caroten,…

Các chất tự nhiên trong quả ớt cũng tác động tới não bộ, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm thiểu tình trạng khó ngủ, mất ngủ khiến cho con người bị thiếu ngủ, mệt mỏi, thiếu sức sống.

Ớt khi được ngâm vào rượu sẽ sản sinh ra hợp chất capsaicin có khả năng chống lại tế bào ung thư, ngăn ngừa khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt; kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu sưng.

Dưới đây là một vài công dụng phổ biến đối với sức khoẻ con người của rượu ớt:

Thúc đẩy lưu thông máu

Theo Trung y, ăn cay mức độ vừa phải có khả năng giúp cơ thể con người thanh nhiệt, khử ẩm, long đờm, thoát mồ hôi. Tây y cũng chỉ ra rằng ăn ớt và thực phẩm cay như rượu ớt cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Qua đó, các triệu chứng như tê cóng, lạnh, đau đầu được cải thiện đáng kể.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ

Theo các chuyên gia sức khoẻ, rượu ớt có khả năng giảm tình trạng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa một vài yếu tố làm xuất hiện các cục máu đông, thúc đẩy hoạt động tiêu sợi huyết. Qua đó giúp tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Bên cạnh đó, nhờ vào tác dụng làm chậm quá trình phát triển của các mảng xơ vữa nên rượu ớt còn giúp trái tim “trẻ” lâu hơn, bảo vệ sức khoẻ tim mạch.

Giải đáp: Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

Rượu ớt có khả năng bảo vệ sức khoẻ tim mạch

Hỗ trợ cải thiện tình trạng lão hoá

Bên cạnh trứng gà, chanh, mật ong,… rượu ớt cũng là một nguyên liệu làm đẹp hiệu quả với tác dụng giúp da mịn màng và chống lão hoá da. Các nghiên cứu cho thấy rằng ớt ngọt chứa hàm lượng chất chống oxy hoá cao gấp 42 lần táo và 12 lần cam.

Ngoài ra, những quả ớt ngọt cũng có tác dụng này. Ớt màu đỏ có chứa hàm lượng lớn vitamin C, có thể ngăn ngừa tình trạng nhăn da. Beta caroten trong ớt cũng có thể chống lại sự tấn công của gốc tự do giúp làm chậm quá trình lão hoá da. Còn ớt ngọt xanh và ớt ngọt vàng có tác dụng nuôi dưỡng da và bảo vệ màng collagen.

Hỗ trợ ngăn ngừa sỏi mật

Một công dụng khác đối với sức khoẻ của rượu ớt chính là ngăn ngừa bệnh sỏi mật. Theo đó, trong ớt xanh chứa rất nhiều vitamin C, có khả năng chuyển hoá các cholesterol dư thừa trong cơ thể thành acid mật. Ngoài ra, vitamin C có trong ớt xanh cũng có tác dụng giảm đau.

Tìm hiểu thêm: Trẻ thiếu máu nên ăn gì? Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ thiếu máu

Giải đáp: Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?
Ngăn ngừa sỏi mật cũng là công dụng nổi bật của rượu ớt

Cải thiện sức khoẻ hệ tiêu hoá

Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên trước công dụng này của rượu ớt. Bởi ớt và các thực phẩm làm từ ớt, từ trước đến nay, vẫn luôn là “kẻ thù” của người bị bệnh đường tiêu hoá. Tuy nhiên, theo y học, ăn cay ở mức độ vừa phải không chỉ giúp kích thích vị giác mà còn tăng cường nhu động đường tiêu hoá, thúc đẩy bài tiết dịch vị và tăng cảm giác thèm ăn.

Ngoài những công dụng trên, rượu ớt còn có tác dụng hỗ trợ điều trị hôi miệng, chống cảm, giảm mỡ máu, hỗ trợ giảm cân, tăng cường đề kháng cho cơ thể,…

Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

Hiện nay, y học vẫn chưa có các bằng chứng khoa học chứng minh rõ ràng người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không. Nhưng với những công dụng của rượu ớt đối với tim mạch và huyết áp như bảo vệ sức khoẻ tim mạch, ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, ngăn ngừa xơ vữa động mạch,… rượu ớt cũng có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng cao huyết áp.

Giải đáp: Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

>>>>>Xem thêm: GS trong siêu âm thai là gì? Chỉ số GS như thế nào là bình thường?

Rượu ớt có thể hỗ trợ ổn định huyết áp

Một vài lưu ý khi sử dụng ớt và rượu ớt

Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ, nhưng cái gì quá lạm dụng cũng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Bởi vậy để ớt và rượu ớt phát huy được tối đa công dụng của mình, cũng như không gây hại cho sức khoẻ, người sử dụng nên lưu ý một vài điều sau đây:

Mức độ cay vừa phải

Các chuyên gia sức khoẻ khuyến cáo con người không nên ăn quá nhiều ớt, rất dễ gây ra tình trạng bốc hoả. Bởi vậy, khi ngâm rượu ớt, dù có khả năng ăn cay tốt, nhưng bạn vẫn nên cho một số lượng ớt vừa phải để không gây hại cho hệ tiêu hoá cũng như sức khoẻ của bản thân.

Người thể chất nóng không nên sử dụng

Một lưu ý khác đó là người bị “nóng trong”, hay bị nhiệt, bị táo bón, viêm thực quản hoặc các bệnh lý khác về đường tiêu hoá nên hạn chế sử dụng rượu ớt để tránh tình trạng bệnh lý sẵn có trở nên trầm trọng hơn.

Sử dụng trái cây chua

Để cải thiện vị cay tê đầu lưỡi cũng như giảm nhiệt cơ thể, sau khi sử dụng rượu ớt hãy ăn thêm những loại trái cây có vị chua. Việc làm này còn giúp thúc đẩy nhu động rượu, kích thích dịch vị, thúc đẩy hệ tiêu hoá hoạt động.

Nhìn chung, rượu ớt có nhiều công dụng đối với sức khoẻ nhưng có thể vô tình làm cơ thể bị tổn thương nếu sử dụng quá nhiều hoặc ngâm rượu không đúng cách. KenShin mong rằng những thông tin đề cập trong bài viết trên đây sẽ hữu ích với mọi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *