Mỡ máu còn có tên gọi khác là lipid máu. Nếu nồng độ chất này trong máu tăng cao có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là bệnh mỡ máu. Để đánh giá được chất béo trong máu thường thông qua xét nghiệm mỡ máu. Trong kết quả xét nghiệm, thường sẽ xuất hiện chỉ số như LDL cholesterol.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về chỉ số LDL cholesterol trong máu
Vậy chỉ số LDL cholesterol trong máu là gì? Hãy cùng KenShin tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Contents
- 1 Chỉ số LDL cholesterol trong máu là gì?
- 2 Làm thế nào để biết chỉ số LDL cholesterol trong máu của mình?
- 3 Chỉ số LDL cholesterol trong máu bao nhiêu là bình thường?
- 4 Chỉ số LDL cholesterol trong máu cao có nguy hiểm không?
- 5 Yếu tố nguy cơ làm tăng chỉ số LDL cholesterol trong máu
- 6 Cách giảm chỉ số LDL cholesterol trong máu hiệu quả
Chỉ số LDL cholesterol trong máu là gì?
LDL Cholesterol (Low density lipoprotein Cholesterol) có mật độ lipoprotein thấp, gây nguy hiểm cho sức khỏe như đột quỵ, xơ vữa động mạch, sỏi thận, và nhồi máu cơ tim, có thể dẫn đến tử vong.
Cholesterol là một chất béo quan trọng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, chẳng hạn như tạo ra màng tế bào, sản xuất hormone và vitamin D. Tuy nhiên, cholesterol cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là các bệnh tim mạch.
Cholesterol được vận chuyển trong máu bởi các lipoprotein, bao gồm LDL, HDL và VLDL. Mỗi loại lipoprotein sẽ có chức năng vận chuyển cholesterol đến những đích đến khác nhau.
Làm thế nào để biết chỉ số LDL cholesterol trong máu của mình?
Chỉ số LDL cholesterol trong máu đơn giản sẽ được kiểm tra thông qua xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu này thường được thực hiện khi bạn đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có các triệu chứng của bệnh tim mạch.
Xét nghiệm sẽ được thực hiện như một xét nghiệm máu thông thường bằng cách lấy một lượng mẫu máu đủ từ tĩnh mạch của bạn.
Chỉ số LDL cholesterol trong máu bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số LDL cholesterol được đo bằng miligram trên decilit (mg/dL). Không như những chỉ số khác như ALT, AST hay đường huyết cần nằm trong giới hạn nhất định, không được quá cao hoặc quá thấp, chỉ số LDL cholesterol trong máu càng thấp thì càng tốt, bình thường nên dưới 110 mg/dL.
- Chỉ số LDL cholesterol từ 110 đến 129 mg/dL được coi là cao.
- Chỉ số LDL cholesterol từ 130 đến 159 mg/dL được coi là rất cao.
- Chỉ số LDL cholesterol trên 160 mg/dL được coi là cực kỳ cao.
Chỉ số LDL cholesterol trong máu cao có nguy hiểm không?
Như đã nhắc ở trên, chỉ số LDL cholesterol cao có thể gây ra sự tích tụ nguy hiểm của cholesterol trên thành động mạch của bạn. Những mảng bám này có thể làm giảm lưu lượng máu qua động mạch của bạn, có thể gây ra các biến chứng, chẳng hạn như:
- Đau thắt ngực: Nếu các động mạch cung cấp máu cho tim bị ảnh hưởng, bạn có thể bị đau thắt ngực và các triệu chứng khác của bệnh động mạch vành.
- Đau tim: Nếu mảng bám bị rách hoặc vỡ, cục máu đông có thể hình thành để ngăn chặn dòng máu tại vị trí mảng bám bị vỡ hoặc vỡ ra và làm tắc nghẽn động mạch. Lâu ngày sẽ khiến lưu lượng máu đến một phần tim của bạn trì trệ hoặc ngừng lại, gây ra tình trạng đau tim.
- Đột quỵ: Tương tự như cơn đau tim, đột quỵ xảy ra khi cục máu đông chặn dòng máu đến một phần não của bạn.
Ngoài ra, khi nồng độ LDL cholesterol tăng quá cao trong máu, chúng sẽ lắng đọng trong thành mạch của tim và não. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ hình thành xơ vữa động mạch. Những mảng bám này là nguyên nhân làm thu hẹp, tắc nghẽn mạch máu, làm tăng nguy cơ vỡ đột ngột tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng.
Các trường hợp điển hình xảy ra khi LDL cholesterol tăng cao như béo phì, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu.
Giảm LDL cholesterol thường gặp trong các trường hợp như hội chứng kém hấp thu, cường giáp, xơ gan, suy kiệt…
Vì vậy, xét nghiệm LDL cholesterol có tầm quan trọng rất lớn và cần được theo dõi chặt chẽ. Số càng lớn thì rủi ro càng cao. Nếu đạt đến mức tối đa thì cực kỳ nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm có phát hiện sa tử cung không?
Yếu tố nguy cơ làm tăng chỉ số LDL cholesterol trong máu
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mức LDL cholesterol trong máu, bao gồm:
- Ăn uống: Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến mức cholesterol không lành mạnh. Chất béo bão hòa được tìm thấy trong các miếng thịt nhiều mỡ và các sản phẩm từ sữa nguyên chất béo. Chất béo chuyển hóa thường được tìm thấy trong đồ ăn nhẹ hoặc món tráng miệng đóng gói.
- Béo phì: Có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 23 trở lên sẽ khiến bạn có nguy cơ bị cholesterol cao.
- Thiếu tập thể dục: Tập thể dục giúp tăng cường HDL của cơ thể, loại cholesterol “tốt”.
- Hút thuốc: Hút thuốc lá có thể làm giảm mức HDL – cholesterol “tốt”.
- Rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia có thể làm tăng mức cholesterol toàn phần của bạn.
- Tuổi: Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể có cholesterol không tốt cho sức khỏe, nhưng nó phổ biến hơn nhiều ở những người trên 40 tuổi. Khi bạn già đi, gan của bạn trở nên kém khả năng loại bỏ cholesterol LDL.
Cách giảm chỉ số LDL cholesterol trong máu hiệu quả
Có nhiều cách để giảm chỉ số LDL cholesterol trong máu, bao gồm:
Thay đổi chế độ ăn uống
Bạn nên chú ý:
- Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.
- Giảm thiểu việc ăn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
- Thay thế các loại dầu thực vật bão hòa bằng các loại dầu thực vật không bão hòa.
- Giảm lượng cholesterol trong khẩu phần ăn.
- Tiết chế việc sử dụng các chất kích thích như bia, rượu và thuốc lá.
>>>>>Xem thêm: Bệnh nhân mắc bệnh lao phổi có chết không?
Tập thể dục thường xuyên
Bạn cần tập thể dục thường xuyên:
- Tập thể dục ít nhất 5 ngày mỗi tuần và mỗi ngày 30 phút.
- Tập các bài tập aerobic và tập sức mạnh.
Sử dụng thuốc
Nếu chỉ số LDL cholesterol vẫn cao sau khi thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục, bạn có thể cần dùng thuốc để giảm cholesterol. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần được chỉ định bởi bác sĩ. Bạn không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì có thể sẽ gây ra những tình huống không tốt cho sức khỏe.
Vậy chúng ta đã giải đáp được thắc mắc “Chỉ số LDL cholesterol trong máu là gì?”. LDL cholesterol trong máu cao là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với các bệnh tim mạch. Việc kiểm tra và quản lý chỉ số LDL cholesterol là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đồng hành cùng KenShin trong bài viết này. Hãy nhấn theo dõi trang web của chúng tôi để được cập nhật sớm nhất những thông tin sức khỏe hay ho và bổ ích nhé!