Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm, có khả năng truyền nhiễm cao. Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán kịp thời nhờ vào phương pháp xét nghiệm máu viêm gan B.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm máu viêm gan B có những loại nào?
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm gan siêu vi B có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng gan. Từ đó, dẫn đến căn bệnh xơ gan và ung thư gan. Đây chính là lý do vì sao xét nghiệm máu viêm gan B đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời căn bệnh này. Vậy phương pháp xét nghiệm máu này được chia thành mấy loại? Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
Contents
Viêm gan B là gì?
Viêm gan B hay còn được biết đến với cái tên viêm gan siêu vi B. Căn bệnh này do virus HBV gây ra, được xem là căn bệnh truyền nhiễm liên quan đến gan thường gặp nhất trên thế giới.
Virus HBV có thể lây truyền theo 3 con đường chủ yếu là:
- Lây qua máu;
- Lây nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn;
- Lây từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang con trong quá trình mang thai hoặc chuyển dạ sinh nở.
Để phòng ngừa căn bệnh viêm gan B, bạn nên tiêm vắc xin phòng ngừa. Nếu không may bị mắc bệnh, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm nhé!
Xét nghiệm máu viêm gan B có những loại nào?
Nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại, các cơ sở y tế và bệnh viện đã áp dụng rất nhiều phương pháp xét nghiệm viêm gan B khác nhau, bao gồm:
Xét nghiệm HBsAg
HBsAg được biết là kháng nguyên bề mặt của virus HBV. Vì vậy, bác sĩ sẽ căn cứ vào chỉ số này để xác định liệu bệnh nhân có bị viêm gan B hay không. Xét nghiệm viêm gan B với kháng nguyên bề mặt của virus HBsAg được chia thành 2 dạng chính là: Test nhanh (định tính) và định lượng.
- Xét nghiệm định tính: Chủ yếu được sử dụng trong quá trình chẩn đoán bệnh.
- Xét nghiệm định lượng: Cho biết nồng độ kháng nguyên nhiều hay ít, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc theo dõi kết quả điều trị.
Nếu kết quả HBsAg dương tính, đồng nghĩa với việc bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B, dù ở thể cấp tính hoặc là mạn tính. Ngược lại, bệnh nhân được xác định là không bị nhiễm siêu vi B nếu kết quả âm tính.
Xét nghiệm Anti-HBs
Xét nghiệm viêm gan B Anti-HBs dùng để tìm kháng thể kháng lại kháng nguyên bề mặt HBsAg. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng với những bệnh nhân từng mắc viêm gan B và đã khỏi bệnh, hoặc bệnh nhân đã tiêm vắc xin viêm gan B. Đây là những đối tượng đã có đã có miễn dịch với virus này. Điều này được thể hiện ở kết quả nồng độ Anti-HBs > 10mUI/ml.
Xét nghiệm HBeAg
HBeAg là một một đoạn kháng nguyên nằm trên lớp vỏ capsid của virus. Kết quả HBeAg dương tính chứng tỏ có virus đang nhân lên và có thể lây lan mạnh mẽ. Điều này đồng nghĩa với việc virus viêm gan B đang gây bệnh bên trong cơ thể. Kết quả xét nghiệm HBeAg âm tính cho thấy 2 khả năng là: Virus không hoạt động hoặc virus ở thể đột biến.
Xét nghiệm Anti-HBe
Anti-HBe là kháng thể kháng HBeAg. Nếu xét nghiệm Anti-HBe dương tính, cho thấy bệnh nhân có miễn dịch một phần. Ngược lại, xét nghiệm Anti-HBe cho ra kết quả âm tính chứng tỏ rằng bệnh nhân chưa có miễn dịch với virus viêm gan B.
Xét nghiệm Anti-HBc
Nếu HBcAg là kháng nguyên lõi thì Anti-HBs là kháng thể kháng lại kháng nguyên này. Loại kháng thể này xuất hiện bên trong cơ thể con người từ rất sớm và có khả năng tồn tại mãi mãi. Do đó, xét nghiệm Anti-HBc nhằm xác định cơ thể bệnh nhân chưa có miễn dịch với virus viêm gan B.
Xét nghiệm Anti-HBc IgM
Anti-HBc IgM là kháng thể HBcAb loại IgM. Trong đó, IgM là loại kháng thể chỉ thường xuất hiện trong đợt bệnh cấp. Vì vậy, Anti-HBc IgM giúp chẩn đoán viêm gan B ở giai đoạn viêm cấp hoặc đợt cấp của viêm gan B mạn tính.
Tìm hiểu thêm: Đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm khác nhau ở những điểm nào?
Trình tự xét nghiệm máu viêm gan B
Sau quá trình chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bên nhân làm xét nghiệm tìm kháng nguyên bề mặt (HBsAg) đầu tiên. Nếu HBsAg cho ra âm tính thì có thể khẳng định bệnh nhân không bị viêm gan B. Nếu bác sĩ cần biết bệnh nhân đã có miễn dịch hay chưa hoặc có cần tiêm vắc xin viêm gan B hay không thì xét nghiệm Anti-HBs sẽ được tiến hành.
Trong trường hợp HBsAg dương tính, bệnh nhân có tỷ lệ cao bị viêm gan B, người bệnh cần làm thêm xét nghiệm Anti-HBc (HBcAb). Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm sinh hóa máu, huyết học để đánh giá toàn diện chức năng gan. Cuối cùng, thực hiện cặp xét nghiệm Anti-HBc và Anti-HBc IgM để xác định bệnh nhân bị viêm gan B cấp tính hay mạn tính.
>>>>>Xem thêm: Tiêm chủng vắc xin phòng dại bao nhiêu tiền?
Viêm gan B là căn bệnh có diễn biến vô cùng khó lường và có thể kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân mắc viêm gan B, bạn nên chủ động thực hiện xét nghiệm máu viêm gan B càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời nhé!