Bạn sẽ được nghe các bác sĩ nhắc đến chỉ số ef hoặc nhìn thấy trên tờ kết quả khi thực hiện siêu âm tim. Vậy bạn đã biết ý nghĩa thật sự của chỉ số ef trong siêu âm tim hay chưa?
Bạn đang đọc: Ý nghĩa của chỉ số ef trong siêu âm tim
Chỉ số ef trong siêu âm tim chính là chỉ số đánh giá chức năng bơm máu của tim – Phân suất tống máu (Ejection Fraction). Sau khi có kết quả siêu âm, các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số này để chẩn đoán các bệnh về tim mạch cho bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về chỉ số ef trong siêu âm tim, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Contents
Tìm hiểu về chỉ số ef trong siêu âm tim
Như đã đề cập qua, chỉ số ef (Ejection Fraction) có nghĩa là phân suất tống máu. Chỉ số này cho biết khả năng bơm máu của tim. Có tất cả 2 phân suất tố
Bạn đã biết ý nghĩa của chỉ số ef trong siêu âm tim chưa?ng máu tương ứng với 2 buồng tim: Thất trái và thất phải.
- Tỷ lệ lượng máu bơm ra khỏi tâm thất trái, đi đến động mạch chủ trên và động mạch chủ dưới trong mỗi lần tim co bóp là phân suất tống máu thất trái (LVEF).
- Tỷ lệ lượng máu bơm ra khỏi tâm thất phải đi đến động mạch phổi trong mỗi lần tim co bóp chính là phân suất tống máu thất phải (RVEF).
Mặc dù có 2 phân suất tống máu nhưng phần lớn mọi người thường nhắc đến phân suất tống máu thất trái. Siêu âm tim là một trong những phương pháp có thể đo được phân suất tống máu của bệnh nhân. Ngoài siêu âm tim, một số phương pháp khác cũng có thể đo phân suất tống máu như chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X – quang, chụp cắt lớp CT, quét đồng vị phóng xạ,…
Ý nghĩa của chỉ số ef trong siêu âm tim là gì?
Tim là bộ phận quan trọng, đảm nhận nhiệm vụ bơm máu đi nuôi dưỡng khắp cơ thể. Tim thực hiện bơm máu theo chu kỳ và lượng máu được bơm này cần đảm bảo đủ lớn để cơ thể hoạt động bình thường. Chức năng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nếu như sức bơm máu của tim thay đổi. Vậy, cụ thể chỉ số ef trong siêu âm tim có ý nghĩa là gì?
Ở các bệnh nhân mắc bệnh lý về tim mạch, chỉ số ef sẽ phản ánh tình trạng rối loạn chức năng tâm thu. Thông thường, chỉ số EF sẽ nằm trong khoảng 50 – 70% đối với người bình thường, đây chính là giá trị lý tưởng của sức bơm máu bởi nó cung cấp lượng máu phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Nếu siêu âm tim phát hiện ra chỉ số này thay đổi, các bác sĩ có thể dựa vào đó để đưa ra được những nhận định về sức khỏe tim mạch của bệnh nhân.
Trong trường hợp công bơm máu của tim tăng cao, phân suất tống máu cao trên 75% thì bệnh nhân có thể đang mắc chứng cơ tim phì đại. Hội chứng này là hậu quả của sự phát triển không bình thường của các sợi cơ tim, khiến cho thành tim dày lên nhất là ở vị trí tâm thất trái và tâm thất phải. Không những thế, thể tích của buồng tim cũng bị giảm, tỷ lệ máu bơm ra khỏi tim lại tăng lên trong khi lượng máu bơm rất ít.
Ngược lại, phân suất tống máu thấp dưới 50% sẽ báo hiệu chức năng bơm máu của tim bị suy giảm. Khả năng bơm máu sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể, đây chính là một dấu hiệu điển hình của bệnh suy tim.
Tìm hiểu thêm: Chữa sùi mào gà bằng lá tía tô có hiệu quả không?
Khi nào cần thực hiện siêu âm tim?
Mọi người nên thực hiện siêu âm tim như một xét nghiệm định kỳ để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, khi thấy ở tim có các dấu hiệu không bình thường, bệnh nhân cũng nên đi thăm khám sức khỏe ngay để phát hiện và điều trị bệnh lý một cách kịp thời. Một số dấu hiệu điển hình như:
- Cảm thấy khó thở khi phải lao động nhẹ, thậm chí khó thở ngay khi đang nghỉ ngơi.
- Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Nhịp tim có các dấu hiệu bất thường như rối loạn nhịp tim, nhịp tim tăng đột ngột để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
- Chân bị sưng, phù nề do tim co bóp yếu, tim không đủ lực đưa máu về dẫn đến ứ dịch ngoại biên.
Nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường trên cơ thể chúng ta đều không nên bỏ qua, chủ quan trong việc bảo vệ sức khỏe sẽ gây ra rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng. Hãy thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ, có một lối sống lành mạnh, khoa học để bảo vệ sức khỏe, tránh xa các bệnh lý nguy hiểm.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chế độ ăn sau mổ u não hợp lý. Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ u não
Cần làm gì khi phân suất tống máu bị giảm?
Nếu như kết quả siêu âm cho thấy phân suất tống máu bị suy giảm, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ để khắc phục tình trạng này. Một số lời khuyên có thể giúp cho chỉ số EF của bệnh nhân được cải thiện gồm:
- Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn: Bệnh nhân nên hạn chế dung nạp muối vào cơ thể bởi muối sẽ gây ứ đọng dịch tại hệ tuần hoàn, làm tăng gánh nặng cho tim.
- Thường xuyên luyện tập thể dục: Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch đồng thời cải thiện được chỉ số EF.
- Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc giúp cải thiện chỉ số EF cho bệnh nhân. Người bệnh cần chú ý sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn.
Trên đây là một số thông tin về chỉ số ef trong siêu âm tim. Chỉ số ef trong siêu âm tim không chỉ phản ánh khả năng bơm máu của tim, giúp các bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý liên quan mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả điều trị bệnh. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học mà việc tiến hành xác định chỉ số EF được tiến hành rất đơn giản, nhanh chóng và cho ra kết quả với độ chính xác cao. Người bệnh hãy lưu ý lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện phương pháp này.