Xương bả vai nhô cao: Dấu hiệu nhận biết, cách chẩn đoán và điều trị

Các loại dị tật bẩm sinh thường ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như thẩm mỹ của cơ thể, trong đó có xương bả vai nhô cao. Đây là một dạng dị tật bẩm sinh hình thành từ trong giai đoạn mang thai.

Bạn đang đọc: Xương bả vai nhô cao: Dấu hiệu nhận biết, cách chẩn đoán và điều trị

Xương bả vai nhô cao là một tổn thương bẩm sinh không quá hiếm gặp, cũng không quá nghiêm trọng. Nhưng nó ảnh hưởng khá lớn đến chức năng hoạt động và thẩm mỹ của cơ thể. Vậy xương bả vai nhô cao là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? KenShin sẽ giải đáp cho bạn qua bài viết này nhé.

Xương bả vai nhô cao là gì?

Xương bả bị lồi hay hội chứng xương bả vai nhô cao, còn được biết đến với tên gọi là Sprengel. Đây là một tình trạng dị tật bẩm sinh do sự thiểu sản xương bả vai và vị trí bả vai nằm lệch gây ra. Loại bệnh này là dị tật hay gặp nhất trong các dị tật ở vùng vai, khiến người bệnh sẽ phải giảm hoặc hạn chế vận động khớp vai. Nhưng nhìn chung, xương bả vai nhô cao sẽ không ảnh hưởng tiêu cực nhiều đến sức khoẻ của bệnh nhân.

Dị tật xương bả vai nhô cao có thể gặp ở bé trái và bé gái. Nhưng theo số liệu thống kê, tỷ lệ các bé trai gặp phải hội chứng này cao hơn nhiều so với các bé gái. Vì vậy, để bé không phải rơi vào tình trạng này, ngay từ đầu việc chăm sóc các mẹ bầu cần được đặt lên hàng đầu. Đồng thời, các bà bầu cũng nên đi khám thai theo lịch siêu âm thường xuyên để theo dõi sức khoẻ của bé, cũng như để sớm phát hiện ra những dị tật bẩm sinh của thai nhi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thông thường, các điểm bất thường của xương bả vai sẽ hình thành từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Khi đó, nếu xương bả vai có sự ảnh hưởng tiêu cực nào từ bên ngoài, thì cấu tạo nên xương bả vai cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Ngoài ra, hội chứng xương bả vai nhô cao còn tác động tiêu cực đến đặc điểm cấu tạo liên quan đến lồng ngực, cổ hoặc cột sống… Một số vấn đề liên quan hay gặp như dính xương sườn, vẹo cột sống bẩm sinh…

Xương bả vai nhô cao: Dấu hiệu nhận biết, cách chẩn đoán và điều trị

Xương bả vai nhô cao là một dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng xấu đến cấu tạo đến cổ, cột sống…

Dấu hiệu nhận biết của xương bả vai nhô cao

Thông thường, dấu hiệu của hội chứng xương bả vai nhô cao sẽ dễ dàng nhận thấy, cụ thể người bị xương bả vai nhô cao có phần xương bả vai thiểu sản nhô cao hơn so với người bình thường. Xương bả vai nhỏ hơn theo chiều dọc, tuy nhiên lại có chiều ngang lớn hơn so với xương của người bình thường. Còn góc dưới của xương có xu hướng xoay vào trong, nên ổ chảo thường hướng xuống dưới.

Hơn nữa, xương bả vai càng lên cao thì khả năng xoay càng giảm. Sự cong lồi của phần trên của xương bả vai và xương đòn khiến khoang bả vai và xương đòn trở nên hẹp hơn, do đó có thể gây ra trạng thái chèn ép đám rối thần kinh của cánh tay.

Tuỳ vào mức độ của tình trạng bệnh, mà trẻ sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau khi gặp phải hội chứng xương bả vai nhô cao. Hiện nay, bệnh xương bả vai nhô cao được chia ra thành 4 cấp độ, cụ thể như sau:

  • Độ 1 – rất nhẹ: Xương bả vai nằm ở vị trí gần giống như vị trí so với xương của người bình thường. Độ lệch vị trí xương bả vai gần như không nhận rõ nếu người bệnh mặc quần áo.
  • Độ 2 – nhẹ: Xương bả vai nằm ở vị trí gần giống như vị trí so với xương của người bình thường. Tuy nhiên, phần sau trên của xương bả vai có thể nhìn thấy bị nhô lên.
  • Độ 3 – vừa: Xương bả vai có thể nhô cao từ 2 – 5 cm so với bên còn lại. Lúc này, có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi của xương bả vai.
  • Độ 4 – nặng: Mức độ này cho chúng ta thấy rõ xương bả vai đã nhô lên rất cao, góc trên của xương nhô lên như một khối u.

Với mức độ vừa và nặng, cấu trúc của xương bả vai bị biến dạng rõ ràng, có thể dễ dàng nhận ra bằng mắt thường. Khi xương bả vai của người bệnh ở mức độ 3 và 4 thường sẽ gặp phải một số khó khăn khi vận động xương khớp. Hơn nữa, một số nhóm cơ quanh vị trí này có biểu hiện xơ hoá hoặc co cơ.

Xương bả vai nhô cao: Dấu hiệu nhận biết, cách chẩn đoán và điều trị

Dấu hiệu xương bả vai nhô cao rất dễ dàng để nhận ra, nhất là mức độ 3 và 4

Chẩn đoán và điều trị xương bả vai nhô cao

Dưới đây là cách chẩn đoán và phương pháp điều trị hội chứng xương bả vai nhô cao, cụ thể như sau:

Chẩn đoán

Để xác định bệnh nhân có bị xương bả vai nhô cao không, ngoài quan sát bằng mắt thường ra, bác sĩ còn chẩn đoán bệnh thông qua hình ảnh. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm cho người bệnh như chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hường từ (MRI). Dựa vào các xét nghiệm này, thông qua hình ảnh chụp lồng ngực và xương bả vai, bác sĩ sẽ xác định được mức độ tổn thương. Bên cạnh đó, hình ảnh phim chụp nghiêng cũng giúp bác sĩ xác định cột sống cổ và ngực có điểm bất thường hay tổn thương nào hay không.

Tìm hiểu thêm: HBV-DNA là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm HBV-DNA

Xương bả vai nhô cao: Dấu hiệu nhận biết, cách chẩn đoán và điều trị
Ngoài quan sát bằng mắt thường, chụp CT để xác định rõ tình trạng xương bả vai nhô cao

Điều trị

Để điều trị vấn đề về xương bả vai nhô cao bác sĩ dựa vào mức độ dị tật của xương bả vai. Với mức độ 1 và 2, hầu như không phải phẫu thuật. Bởi vì ở mức độ này, nó không quá ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng vận động khớp vai của trẻ.

Đối với trường hợp trẻ bị xương bả vai nhô cao mà mắt thường nhìn thấy rõ ràng, thì nên tiến hành phẫu thuật cho trẻ. Bởi đây là cách duy nhất để cải thiện vấn đề thẩm mỹ cũng như giúp trở hoạt động bả vai thoải mái hơn. Nếu được chỉ định phẫu thuật xương bả vai nhô cao, cha mẹ nên sắp xếp cho con sớm được phẫu thuật. Thời điểm để cho trẻ nhỏ phẫu thuật đó là dưới 6 tuổi. Đối với trẻ lớn hơn cần được cân nhắc bởi vì đôi khi kết quả sau phẫu thuật có thể không được như ý.

Điều trị không liên quan đến phẫu thuật đối với xương bả vai nhô cao đó là các bài tập về hồi phục chức năng, tập luyện thường xuyên. Bởi vì nó sẽ hỗ trị duy trì biên độ và tăng cường sức mạnh các khối cơ của người bệnh.

Điều trị ngoại khoa: Nhiều trường hợp bệnh nhân không có nhu cầu phẫu thuật khi mắc phải bệnh xương bả vai nhô cao. Tuy nhiên, với trường hợp bệnh nhân có nhu cầu phẫu thuật, thì mục đích chính của ca phẫu phuật loại này là:

  • Giúp bệnh nhân có thể giải phóng được nguyên nhân gây ra hạn chế vận động xương khớp.
  • Cố định lại đúng vị trí của xương bả vai.
  • Cải thiện về vấn đề thẩm mỹ và chức năng hoạt động của xương bả vai.

Độ tuổi thích hợp để phẫu thuật đó là dưới 8 tuổi.

Tóm lại, về vấn đề chẩn đoán và điều trị thì người bệnh nên tìm đến cơ sơ y tế uy tín hoặc bệnh viện chuyên về khoa xương khớp, có thiết bị y tế hiện đại, có đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao, chuyên điều trị về vấn đề xương khớp.

Xương bả vai nhô cao: Dấu hiệu nhận biết, cách chẩn đoán và điều trị

>>>>>Xem thêm: Các phương pháp mổ polyp mũi và cách chăm sóc sau phẫu thuật

Trường hợp xương bả vai nhô cao mà mắt thường nhìn thấy rõ thì nên phẫu thuật

Trên đây là những thông tin về vấn đề xương bả vai nhô cao. Tuy đây không phải một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như sự tự tin của trẻ, khả năng vận động khớp vai. Vì thế, các bậc phụ huynh nên theo dõi và đưa ra lựa chọn phù hợp với trẻ khi điều trị tình trạng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *