Xỏ khuyên hiện nay là một trong những sở thích được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Vậy khi xỏ khuyên có cần phải kiêng cử gì không? Xỏ khuyên có được ăn ốc không? Bài viết sẽ bật mí đến bạn để chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân trước sở thích này.
Bạn đang đọc: Xỏ khuyên có được ăn ốc không? Những lưu ý khi xỏ khuyên?
Mang trang sức giúp ngoại hình trở nên hoàn thiện hơn và còn là sở thích của nhiều người. Với mỗi một bộ phận trên cơ thể như tai, mũi, miệng, rốn, các bạn trẻ thường chọn xỏ khuyên để làm đẹp cho chúng. Vậy xỏ khuyên cần có những chú ý gì? Xỏ khuyên có được ăn ốc không? Bài viết sẽ giải đáp các thắc mắc này.
Contents
Xỏ khuyên và những điều cần biết
Xỏ khuyên là hình thức sử dụng dụng cụ sắc nhọn để tạo một lỗ trên một bộ phận nào đó (tai, mũi, miệng, rốn) và đeo trang sức vào lỗ này. Ai cũng có thể thực hiện xỏ khuyên tuy nhiên lứa tuổi thanh thiếu niên là người yêu thích hình thức này hơn cả bởi họ muốn thể hiện sự cá tính của bản thân. Trước khi tìm hiểu liệu xỏ khuyên có được ăn ốc không, ta cùng điểm qua một số hình thức xỏ khuyên hiện nay:
- Xỏ khuyên tai: Xỏ lỗ ở dái tai để đeo bông tai. Ngoài ra xỏ khuyên vành tai ở nhiều vị trí cũng đang được giới trẻ yêu thích.
- Khuyên mặt và miệng: Một số bộ phận như lông mày, má, lỗ mũi, mí mắt, môi cũng có thể xỏ khuyên. Những ai thích theo đuổi phong cách âu mỹ, hiphop thường thích các kiểu xỏ khuyên này.
- Khuyên rốn: Ở cơ thể, xỏ khuyên rốn là phổ biến nhất. Tuy nhiên tùy thuộc vào sở thích, thể trạng cơ thể mà một số người còn muốn xỏ khuyên ở những vị trí đặc biệt khác.
Một khi lựa chọn xỏ khuyên, bạn phải chọn đúng cơ sở uy tín, đảm bảo độ an toàn khi thực hiện. Bởi nếu chọn dụng cụ xỏ khuyên không sạch, chuyên viên xỏ không có kinh nghiệm nên xỏ lệch vị trí, chọn sai “kim mồi” thì rất ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bạn có thể có nguy cơ mắc một số bệnh như HIV, uốn ván, viêm gan B, viêm gan C.
Xỏ khuyên có được ăn ốc không?
Như đã đề cập, khi xỏ khuyên phải chọn được cơ sở thật uy tín để bảo vệ sức khỏe bản thân. Ngoài ra quá trình giữ gìn tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định đến việc bạn có thể sớm hồi phục lỗ xỏ hay không. Đặc biệt về mặt dinh dưỡng, buộc bạn phải cẩn thận, cần kiêng cữ một số thực phẩm.
Ốc là thực phẩm giàu đạm và được chế biến thành nhiều món ăn ngon rất kích thích vị giác. Tuy nhiên ốc cũng là thực phẩm dễ chứa và gây lây nhiễm ký sinh trùng. Có một số loại ký sinh trùng, vi khuẩn nguy hiểm có thể sống đến 100 độ C ký sinh ở ốc và gây hại cho cơ thể người.
Tìm hiểu thêm: Khi lợi đang sưng có nhổ răng khôn được không?
Vậy tóm lại xỏ khuyên có được ăn ốc không? Không nên ăn, bởi thực phẩm giàu protein như ốc nếu được dung nạp dễ tác động vùng trung bì và từ đó hình thành nên sẹo lồi. Chưa kể khi ăn chúng đối mặt với nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn có thể làm vết thương xỏ khuyên bị sưng đỏ hay dị ứng.
Sau khi xỏ khuyên thì nên ăn gì cũng là thắc mắc mà nhiều người đặt ra. Thực tế, bạn có thể bổ sung một số thực phẩm sau:
- Trái cây tươi và rau xanh: Đây luôn là thực phẩm lành mạnh cho mọi thức đơn. Sau khi xỏ khuyên, bổ sung Vitamin C, A trong cam, quýt, ổi, cherry đều góp phần làm tăng sức đề kháng, tăng cường trao đổi chất và vết thương nhanh lành. Với rau xanh thì chúng sẽ cung cấp chất xơ, khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Thịt heo, cá: Thịt cá, thịt heo là nguồn đạm lành mạnh và rất an toàn cho người đang có vết thương. Nên chọn cá hồi, thịt heo phần nạc để cung cấp đủ protein cho cơ thể mà vẫn không để lại sẹo hay gây sưng đau.
- Sữa chua, ngũ cốc: Những thực phẩm lành mạnh này sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng, chất dinh dưỡng một cách đầy đủ mà lại không gây kích ứng vết thương. Chưa kể bổ sung sữa chua giúp tăng lợi khuẩn cho cơ thể, giảm viêm, giảm sưng mủ hiệu quả.
Những lưu ý trước khi xỏ khuyên
Sau khi giải đáp được thắc mắc xỏ khuyên có được ăn ốc không, ta cùng tìm hiểu một số lưu ý khi xỏ khuyên để bạn có thể cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện:
- Thời gian lành vết xỏ: Thực tế thì vết xỏ khuyên không hề lớn, thường sẽ không gây chảy máu tuy nhiên tuỳ vào mỗi cơ địa, mỗi vị trí xỏ cũng như cách chăm sóc của cá nhân sẽ có thời gian hồi phục khác nhau. Với dái tai thường sẽ lành sau 4 đến 6 tuần, vành tai thì tối thiểu là 6 tháng, lông mày từ 1 – 2 tháng, rốn khoảng 4 tháng đến 1 năm, lưỡi tối thiểu là 1 tháng.
- Cách vệ sinh vết xỏ: Một số tình trạng có thể gặp phải sau khi xỏ khuyên là vết xỏ bị sưng, đau, ngứa, chảy máu. Vậy nên yêu cầu việc vệ sinh vùng xỏ là bắt buộc phải thực hiện. Cần sử dụng nước muối sinh lý cùng tăm bông thấm nhẹ để vệ sinh trước, sau, xung quanh lỗ xỏ. Hạn chế chạm tay vào vết xỏ, không tự ý tháo khuyên tại nhà, tránh các hoạt động dễ gây kích ứng cho vết xỏ như đi bởi, nhuộm tóc.
>>>>>Xem thêm: Viên uống bổ mắt Tobicom có tốt không? Cách uống bổ mắt Tobicom như thế nào?
Ngoài ra, bạn cần phải lựa chọn cho mình một địa chỉ xỏ khuyên chất lượng để tránh được những nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Hiện nay có rất nhiều địa chỉ xỏ khuyên, tuy nhiên hãy tìm hiểu thật kỹ, tham khảo ý kiến xung quanh trước khi “chọn mặt gửi vàng”. Đặc biệt hãy ưu tiên chọn loại khuyên có chất lượng tốt để vết xỏ không bị dị ứng.
Trên đây là những chia sẻ về xỏ khuyên có được ăn ốc không, hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về hoạt động này và có cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất.