Chỉ số triglyceride máu được sử dụng rất nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xét nghiệm triglycerid để làm gì.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm triglycerid để làm gì? Triglycerid như thế nào là an toàn?
“Xét nghiệm triglycerid để làm gì?” là thắc mắc của nhiều người bệnh. Triglyceride cao liên quan mật thiết đến bệnh lý xơ vữa động mạch cảnh, vôi hóa động mạch vành và các bệnh lý khác về tim mạch. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn xoay quanh câu hỏi: “Xét nghiệm triglycerid để làm gì?” nhé!
Contents
Chỉ số triglyceride trong xét nghiệm máu là gì?
Chỉ số triglyceride hay còn được biết đến với cái tên là triacylglycerol. Đây là một loại chất béo trung tính, được tạo nên bởi quá trình este hóa axit béo thành phân tử glixerol. Triglyceride tồn tại chủ yếu ở dạng dạng lipid. Nó xuất hiện rất nhiều trong mỡ động vật như: Mỡ heo, da gà, da vịt, da heo, mỡ bò,… và dầu thực vật như: Dầu dừa, bơ, đậu phộng,…
Sau khi dung nạp, các chất béo này sẽ được phân tách để chuyển hóa thành năng lượng, đáp ứng cho các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều chất béo, triglyceride sẽ tích tụ thành một lượng lớn trong máu. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu, bệnh tim, viêm tụy, đái tháo đường,…
Xét nghiệm triglycerid để làm gì?
Như đã nói ở trên, chất béo trung tính triglyceride chiếm đến 95% tổng lượng chất béo được đưa vào cơ thể mỗi ngày. Vậy xét nghiệm triglycerid để làm gì? Nhằm đánh giá sức khỏe toàn diện, người bệnh sẽ được yêu cầu xét nghiệm triglycerid trong các trường hợp sau:
- Nhận định về nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường,…
- Hỗ trợ xây dựng lối sống lành mạnh để cải thiện các triệu chứng bệnh.
- Hạn chế biến chứng nghiêm trọng do rối loạn mỡ máu gây ra.
Chỉ số triglyceride như thế nào là an toàn?
Sau khi nắm được xét nghiệm triglycerid để làm gì, người bệnh cũng cần tìm hiểu về cách đọc kết quả chỉ số triglyceride. Nhờ đó, chủ động trong quá trình phòng tránh và điều trị bệnh.
- Dưới 150 mg/dL (1.7 mmol/L): Con số này cho thấy chỉ số triglyceride của người bệnh ở mức bình thường.
- Từ 150 – 199 mg/dL (1.7 – 2 mmol/L): Chỉ số triglyceride đã vượt mức bình thường.
- Từ 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L): Chỉ số triglyceride đã khá cao, người bệnh cần nhanh chóng thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
- Trên 500 mg/dL (trên 6 mmol/L): Đây là mức rất cao, cho thấy tỷ lệ mắc bệnh rối loạn mỡ máu là rất lớn. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh, bao gồm: Tắc nghẽn động mạch vành, đột quỵ, huyết áp cao,…
Các yếu tố tác động đến chỉ số triglyceride khi xét nghiệm
Chỉ số triglyceride rất nhạy cảm, có thể thay đổi nhanh chóng ngay khi người bệnh tiêu thụ các loại thực phẩm. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm triglyceride. Đó là:
- Thức ăn: Bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên nhịn ăn ít nhất 8 – 12 tiếng đồng hồ trước khi làm xét nghiệm. Đặc biệt, bạn không nên uống bia, rượu và sử dụng chất kích thích vì nó có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
- Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể gây ra hiểu lầm trong quá trình xét nghiệm như: Thuốc ngừa thai, thuốc lợi tiểu, corticosteroid, dextrothyroxine, metformin,…
- Tuổi tác: Ở mỗi độ tuổi, chỉ số tham chiếu triglyceride sẽ có sự khác biệt rõ rệt.
- Cơ sở y tế: Việc tiến hành xét nghiệm triglyceride tại các cơ sở y tế có cơ sở vật chất hiện đại, máy móc được chuẩn hóa cùng với đầy đủ sinh phẩm và hóa chất sẽ hạn chế được các rủi ro kỹ thuật trong quá trình thực hiện.
- Các yếu tố khác: Trong một vài trường hợp, kết quả triglyceride vẫn có thể không đúng do bệnh nhân đang mang thai tháng đầu, bệnh nhân mắc bệnh cường giáp, hội chứng thận hư, béo phì hoặc các bệnh di truyền,… mà chưa được phát hiện.
Tìm hiểu thêm: Cách làm tan cục sữa tắc không phải mẹ bầu nào cũng biết
Xét nghiệm triglyceride chẩn đoán bệnh gì?
Hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế uy tín lớn đều áp dụng phương pháp xét nghiệm triglyceride. Kỹ thuật này được sử dụng để chẩn đoán nhiều căn bệnh khác nhau, bao gồm:
Rối loạn mỡ máu
Để xác định liệu bệnh nhân có bị rối loạn mỡ máu hay không, người bệnh sẽ được chỉ định làm xét nghiệm LDL – cholesterol (mỡ máu xấu), xét nghiệm HDL – cholesterol (mỡ máu tốt). Đồng thời, kết hợp với xét nghiệm định lượng triglyceride máu để kiểm tra tình trạng mỡ máu của bệnh nhân.
Khi triglyceride bám quá nhiều vào thành mạch thì sẽ tạo thành các mảng mỡ trên động mạch. Đây chính là vật cản khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở. Chỉ số triglyceride cao cảnh báo nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, mỡ máu, gan nhiễm mỡ và đột quỵ.
Tăng huyết áp
Khi chất béo trung tính triglyceride xuất hiện nhiều, lòng mạch máu sẽ bị chít hẹp lại. Máu không thể lưu thông sẽ gia tăng áp lực lên thành mạch. Như vậy, khiến người bệnh bị tăng huyết áp trong thời gian dài.
Viêm tụy
Trên thực tế, nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng viêm tụy là do nghiện rượu, sỏi mật gây tăng triglyceride máu. Viêm tụy cấp xảy ra khi nồng độ triglyceride vượt quá 1000 mg/dL, tương đương với trên 20 mmol/l. Lúc này, chất chylomicrons sẽ xuất hiện thường xuyên trong các mao mạch, ngay cả khi người bệnh không tiêu thụ đồ ăn.
Khi kích thước khối chylomicrons càng lớn thì tình trạng tắc nghẽn các mao mạch tụy càng trở nên nghiêm trọng. Tiếp đó, gây thiếu máu, dẫn đến hoại tử tụy và toan hóa máu, cuối cùng là bệnh viêm tụy cấp.
Gan nhiễm mỡ
Triglyceride được sản sinh từ 2 nguồn chủ yếu là: Từ thức ăn tiêu thụ hàng ngày và triglyceride do gan tổng hợp. Khi khi triglyceride trong gan quá nhiều mà không được đào thải, kết hợp với lượng triglyceride được thêm vào, tế bào gan sẽ bị quá tải và nhiễm mỡ.
Bệnh mạch vành
Tăng triglyceride máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc gây ra các cơn đột quỵ.
>>>>>Xem thêm: Mẹo giảm thiểu tình trạng triệt lông xong bị ngứa
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu hơn về xét nghiệm triglycerid để làm gì. Hãy duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, kết hợp với xây dựng lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của cả bản thân và gia đình nhé!