Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy là điều mà các mẹ bầu vô cùng quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy chính xác nhất?
Với những mẹ bầu mang thai lần đầu, không phải ai cũng biết liệu xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy chính xác nhất. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Nếu vẫn còn thắc mắc, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về vấn đề này nhé!
Contents
Các bệnh lý có thể phát hiện bằng xét nghiệm máu trong thai kỳ
Để biết được xét nghiệm máu khi mang thai tuần thứ mấy, trước hết, mẹ bầu cần biết được ý nghĩa của phương pháp chẩn đoán này.
Ngoài việc giám sát sự phát triển của thai nhi, bác sĩ còn có thể phát hiện được những bất thường trong quá trình mang thai. Từ đó, can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa các rủi ro. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm máu khi mang thai chính là căn cứ quan trọng nhất để đánh giá tình trạng béo phì, cũng như nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Dưới đây là một số bệnh lý mà mẹ bầu có thể dễ dàng phát hiện bằng phương pháp xét nghiệm máu:
- Hội chứng Down: Để phát hiện hội chứng Down, bác sĩ sẽ chỉ định đo độ mờ da gáy vào tuần 11 – 13 của thai kỳ, kết hợp với xét nghiệm máu để cho kết quả chính xác nhất.
- Viêm gan B: Với những mẹ bầu có triệu chứng viêm gan B, việc xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ điều trị bệnh hiệu quả, làm giảm nguy cơ truyền bệnh cho con.
- Bệnh giang mai: Căn bệnh này có thể dễ dàng lây từ mẹ sang con nên việc xét nghiệm máu để phát hiện bệnh là điều vô cùng cần thiết.
- Tế bào hình liềm: Đây là căn bệnh di truyền từ đời bố mẹ nhưng hoàn toàn có thể được phát hiện nhờ xét nghiệm máu.
- HIV: Nếu mẹ bị nhiễm HIV, bác sĩ sẽ nhanh chóng can thiệp kịp thời để duy trì sức khỏe của mẹ bầu khi mang thai. Đồng thời, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con.
Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy?
Để trả lời cho thắc mắc: “Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy?”, các bác sĩ đã khẳng định rằng: Mặc dù không có bất cứ quy định nào bắt buộc mẹ bầu phải xét nghiệm trong tuần thứ mấy, nhưng tốt nhất, mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là thời gian phôi thai mới hình thành nên chưa ổn định, rất dễ bị sảy thai hoặc động thai.
Ngoài ra, mẹ bầu muốn đăng ký sinh thì cần xét nghiệm máu khi thai được 28 tuần tuổi. Đây là yêu cầu bắt buộc của nhiều bệnh viện nhằm đảm bảo quá trình “vượt cạn” diễn ra thuận lợi.
Khi xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ đánh giá được nhóm máu của mẹ bầu và thai nhi, các bệnh về máu, bệnh truyền nhiễm cũng như khả năng đông máu,…
Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết bệnh giời leo và kiến ba khoang cắn
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi xét nghiệm máu?
Để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, mẹ bầu nên ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau nhé!
- Nên xét nghiệm máu vào buổi sáng và nhịn ăn trước giờ xét nghiệm.
- Không uống sữa, nước ngọt, café, nước trái cây hoặc ăn chè trong vòng 12 giờ trước khi xét nghiệm.
- Tránh xa các chất kích thích như: Thuốc lá, bia, rượu,…
Mẹ bầu cần làm thêm các xét nghiệm gì khi mang thai?
Xét nghiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe mẹ bầu. Bên cạnh xét nghiệm máu, mẹ cũng không nên bỏ lỡ các xét nghiệm quan trọng khác trong giai đoạn mang thai như:
Xét nghiệm nước tiểu
Mục đích của việc xét nghiệm nước tiểu là đo lượng protein, nitrite và albumin có trong nước tiểu. Đây là các chất quan trọng cho thấy liệu mẹ bầu có bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc tiểu đường thai kỳ hay không.
Xét nghiệm sàng lọc di truyền
Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, nhiều kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc di truyền hiện đại đã được áp dụng phổ biến ở nhiều bệnh viện, cơ sở y tế.
Thông thường, phương pháp này được chỉ định hầu hết cho các mẹ bầu trên 35 tuổi, từng có con bị dị tật bẩm sinh hoặc gia đình có tiền sử mắc dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở thai nhi.
Những xét nghiệm sàng lọc di truyền phổ biến là:
- Sinh thiết gai nhau: Thời gian an toàn nhất để tiến hành sinh thiết là vào tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào quanh phôi thai rồi phân tích những bất thường của nhiễm sắc thể. Qua đó, chẩn đoán sớm những căn bệnh di truyền nhiễm sắc thể như: Down, Edwards,…
- Chọc dò nước ối: Được tiến hành vào tuần thứ 15 – 18 của thai kỳ. Lúc này, bác sĩ sẽ hút một lượng nhỏ nước ối chứa tế bào da của thai nhi để kiểm tra. Từ đó, tầm soát được nguy cơ mắc hội chứng Down hoặc dị tật ống thần kinh.
>>>>>Xem thêm: Góc giải đáp: Lợi ích của việc tầm soát sức khỏe định kỳ là gì?
Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã biết được xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy chính xác nhất. Hãy thực hiện các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ để quá trình mang thai và sinh con diễn ra thuận lợi nhất nhé!