Viêm niệu đạo mãn tính là tình trạng viêm niệu đạo nặng do bệnh không được phát hiện và điều trị sớm. Điều trị viêm mãn tính thường khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn nhưng hiệu quả lại thấp hơn viêm niệu đạo cấp tính.
Bạn đang đọc: Viêm niệu đạo mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Viêm niệu đạo là bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới, tuy nhiên nam giới trong độ tuổi sinh sản có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời, viêm cấp tính có thể diễn tiến thành viêm mãn tính với các triệu chứng nặng hơn, dễ tái phát hơn. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị viêm niệu đạo mãn tính là gì?
Contents
Viêm niệu đạo mãn tính là bệnh gì?
Niệu đạo là một bộ phận của hệ tiết niệu và sinh dục. Chức năng của nó là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể ở cả nam và nữ giới. Với nam giới, niệu đạo còn làm nhiệm vụ dẫn dịch tiết từ túi tinh ra ngoài cơ thể khi quan hệ tình dục. Khi niệu đạo gặp vấn đề bất thường, chắc chắn chức năng bài tiết nước tiểu và chức năng sinh sản ở nam giới cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí, các vấn đề ở niệu đạo còn gây ra những biến chứng liên quan ở các cơ quan lân cận.
Viêm niệu đạo là một trong những bệnh lý thường gặp. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra ở niệu đạo, thường được gây ra bởi các loại vi khuẩn như: Lậu cầu khuẩn, Chlamydia, E. Coli… Viêm niệu đạo nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách có thể tiến triển nặng hơn. Khi đó, bệnh sẽ chuyển sang thể mãn tính với các triệu chứng nặng, dễ tái đi tái lại và khó chữa hơn.
Viêm niệu đạo mãn tính là tình trạng viêm niệu đạo mức độ nặng. Lúc này, việc kiểm soát các triệu chứng viêm, điều trị khỏi bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn. Ở giai đoạn này, bệnh đã có thể làm suy giảm sức khỏe sinh sản của bệnh nhân.
Viêm niệu đạo mãn tính: Nguyên nhân gây bệnh
Như đã nói ở trên, trong hầu hết các trường hợp, vi khuẩn chính là “thủ phạm” chính gây viêm niệu đạo. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào niệu đạo từ bên ngoài, qua vùng da quanh lỗ tiểu ở đầu âm đạo (với nữ giới) và đầu dương vật (với nam giới). Viêm niệu đạo do các loại vi khuẩn chủ yếu dưới đây gây ra:
- Vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae, Trichomonas vaginalis, Chlamydia trachomatis,… Đây là những vi khuẩn có khả năng lây qua đường tình dục.
- Virus herpes simplex (HSV-1, HSV-2) cũng có thể là “thủ phạm” gây viêm loét niệu đạo.
- E.Coli, Klebsiella, Proteus… là các vi khuẩn đường ruột gram âm cũng hoàn toàn có thể gây bệnh viêm niệu đạo mãn tính.
Con đường lây lan của vi khuẩn gây viêm niệu đạo
Làm thế nào để các loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào niệu đạo của người bệnh? Nguyên nhân khiến vi khuẩn gây viêm dễ dàng tấn công niệu đạo thường gồm:
- Không chú trọng việc vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày. Niệu đạo là đường dẫn nước tiểu nên sẽ có lượng chất thải nhất định lắng đọng tại đây. Nếu không chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, chất bẩn tích tụ tạo điều kiện để vi khuẩn gây viêm phát triển trong niệu đạo.
- Thường xuyên mặc trang phục bó sát với chất liệu bí bách sẽ khiến cơ quan sinh dục luôn trong trạng thái ẩm ướt. Đây là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn sinh sôi phát triển.
- Dùng nguồn nước bị nhiễm khuẩn để vệ sinh cơ quan sinh dục.
- Dùng các loại hóa mỹ phẩm không đảm bảo, nguồn gốc không rõ ràng để vệ sinh cơ quan sinh dục nên bị kích ứng, mất đi hàng rào bảo vệ tự nhiên.
- Người có thói quen thủ dâm thường xuyên cũng dễ làm vi khuẩn lây lan vào niệu đạo.
- Người có đời sống tình dục không lành mạnh, không sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục, quan hệ với nhiều bạn tình… đều có nguy cơ viêm niệu đạo cao hơn.
- Sau khi thực hiện thủ thuật nong niệu đạo, đặt sonde tiểu, nội soi bàng quang… người bệnh cũng có thể gặp biến chứng viêm niệu đạo.
- Nam giới gặp bất thường ở bao quy đầu như dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu… dễ bị viêm niệu đạo do vệ sinh bao quy đầu gặp khó khăn.
- Khi có sỏi hay dị vật trong niệu đạo, nguy cơ viêm niệu đạo mãn tính cũng cao hơn.
Triệu chứng và biến chứng của viêm niệu đạo mãn tính
Viêm niệu đạo phát triển thành mãn tính có một số triệu chứng điển hình như:
- Người bệnh buồn tiểu nhiều lần trong ngày trong khi lượng nước tiểu mỗi lần đi không nhiều.
- Khi đi tiểu có cảm giác rát buốt dọc theo niệu đạo.
- Trong nước tiểu có thể quan sát thấy lẫn cả mủ hoặc máu tươi.
- Lỗ tiểu có tình trạng ngứa ngáy hoặc sưng đỏ.
- Đối với nam giới có thể thấy tiết mủ đục, trắng hoặc xanh có mùi hôi ở bao quy đầu. Nữ giới có thể thấy dịch nhầy âm đạo màu trắng, xanh, vàng xanh nhiều bất thường. Các dịch tiết này thường có nhiều vào sáng sớm.
- Khi giao hợp người bệnh có thể cảm thấy đau ở cơ quan sinh dục, đau vùng bụng dưới.
- Bệnh nhân bị đau lưng, đau vùng xương chậu.
- Một số triệu chứng khác có thể gặp phải ở bệnh nhân viêm niệu đạo mạn như buồn nôn, sốt, sưng khớp, nổi hạch vùng bẹn…
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phác đồ điều trị u màng não
Viêm niệu đạo mãn tính khó điều trị hơn, cần nhiều thời gian điều trị hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Viêm tạo thành các sẹo cục bộ bên trong niệu đạo dẫn đến tình trạng hẹp niệu đạo. Hẹp niệu đạo gây tiểu buốt, tiểu khó, rối loạn tiểu tiện.
- Nhiễm trùng lâu ngày ở niệu đạo có thể ngược dòng gây nhiễm trùng thận ở nam giới. Trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây suy thận mạn.
- Viêm niệu đạo nặng có thể kéo theo các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu khác như: Viêm ống dẫn tinh, viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang….
Điều trị viêm niệu đạo mãn tính như thế nào?
Viêm niệu đạo mãn tính đòi hỏi sự kiên trì trong quá trình điều trị. Lý do là bởi khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn mãn tính, các vi khuẩn gây bệnh có thể đã kháng thuốc. Để điều trị thành công, bác sĩ có thể cần dùng đến các loại thuốc đặc hiệu và một phác đồ cụ thể cho từng bệnh nhân.
Trước hết, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn như E.Coli, bệnh nhân có thể điều trị bằng kháng sinh. Nhưng nếu nguyên nhân là lậu cầu khuẩn hay Chlamydia, cần kết hợp nhiều phương pháp và càn một phác đồ điều trị phức tạp.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Vacxin Infanrix Hexa khác phế cầu Synflorix chỗ nào?
Trong trường hợp niệu đạo bị viêm mãn tính quá nặng, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ hoặc hút dịch mủ từ vị trí niệu đạo bị hoại tử (nếu có). Sau khi điều trị, người bệnh cần thay đổi thói quen chăm sóc cơ quan sinh dục, duy trì đời sống tình dục lành mạnh để hạn chế nguy cơ tái phát.
Viêm niệu đạo mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, đời sống tình dục của người bệnh nói riêng và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của họ nói chung. Bất cứ ai trong chúng ta dù là nam hay nữ giới đều cần nâng cao ý thức phòng bệnh. Nếu không may bị bệnh cần thông báo cho bạn tình của mình và áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn.