Bệnh viêm môi dạng u hạt là một trong những bệnh da liễu hiếm gặp gây sưng cứng môi. Bệnh có thể đi kèm với các bệnh lý nền khác và gây đau đớn, mất thẩm mỹ khiến nhiều người lo lắng.
Bạn đang đọc: Viêm môi dạng u hạt là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết
Bệnh viêm môi dạng u hạt là tình trạng hiếm gặp gây ra sưng tấy môi. Tình trạng sưng môi gây ảnh hưởng nhiều đến môi trên hoặc môi dưới, hoặc cả hai. Khi đó, môi có thể có khối như khối u hoặc nốt dưới da. Môi sưng đau khiến nhiều người khó chịu và tự ti do mất thẩm mỹ. Hãy cùng KenShin tìm hiểu thêm về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Contents
Viêm môi dạng u hạt là bệnh gì?
Viêm môi dạng u hạt được đặc trưng bởi tình trạng sưng môi vô căn, dai dẳng do viêm u hạt. Viêm môi dạng u hạt được cho là một dạng của u hạt vùng miệng và thường được nhắc đến trong y văn để mô tả triệu chứng đơn thuần của viêm môi Miescher.
Bệnh u hạt vùng miệng (OFG) là bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm u hạt ở vùng miệng và hàm mặt trong trường hợp không có bệnh hệ thống như bệnh Crohn.
Hội chứng Miescher-Melkersson-Rosenthal là thuật ngữ được sử dụng khi viêm môi xảy ra như một trong ba triệu chứng bao gồm liệt mặt và nứt lưỡi. Viêm môi Miescher thường được coi là một dạng triệu chứng đơn thuần của hội chứng Miescher-Melkersson-Rosenthal.
Mặc dù thực tế chưa biết rõ tỷ lệ bệnh viêm môi dạng u hạt chính xác là bao nhiêu nhưng một nghiên cứu ước tính tỷ lệ mắc bệnh là 0,08% dân số nói chung. Sự khởi phát của viêm môi dạng u hạt thường xảy ra ở những người trưởng thành trẻ tuổi, trung bình khoảng 32 tuổi. Tuy nhiên, các trường hợp có thể xuất hiện sớm nhất là 3 tuổi và muộn ở tuổi 78.
Nguyên nhân của bệnh viêm môi dạng u hạt
Nguyên nhân của viêm môi dạng u hạt vẫn chưa được biết rõ. Cấu trúc môi bình thường bị thay đổi do phù mạch bạch huyết và xuất hiện u hạt không hoại tử ở lớp đệm. Mạch máu ở da mặt tăng tính thấm quá mức do bất thường của hệ thần kinh tự chủ được cho là một nguyên nhân tiềm ẩn. Hornstein cho rằng các kháng nguyên không đặc hiệu có thể kích thích các tế bào quanh mạch máu gây hình thành u hạt, tắc nghẽn mạch máu và sau đó là sưng môi.
Các kháng nguyên từ môi trường là nguyên nhân phổ biến nhất được xác định là gây ra bệnh u hạt vùng miệng (OFG). Bệnh Crohn, sarcoid và OFG có thể có biểu hiện mô học tương tự. Yếu tố di truyền có thể là một trong những nguyên nhân của bệnh viêm môi dạng u hạt.
Tóm lại, các nguyên nhân có thể gây viêm môi dạng u hạt bao gồm:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng;
- Bệnh Crohn;
- Bệnh sarcoidosis;
- Bệnh u hạt vùng miệng;
- Ung thư hoặc nhiễm trùng dẫn đến tắc nghẽn mạch bạch huyết quanh môi;
- Rối loạn di truyền.
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm môi u hạt là gì?
Viêm môi dạng u hạt trong bệnh viêm môi Miescher có vùng tổn thương chỉ giới hạn ở môi. Trong các trường hợp viêm môi dạng u hạt khác, vùng tổn thương sẽ lan rộng hơn.
Triệu chứng đầu tiên của viêm môi dạng u hạt là sưng môi trên đột ngột. Trong hầu hết các trường hợp, đợt đầu tiên sẽ biến mất trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Sưng môi dưới và má có thể xảy ra trong bệnh u hạt vùng miệng. Ít phổ biến hơn là trán, mí mắt hoặc một bên da đầu có thể bị ảnh hưởng. Chỗ sưng có thể mềm, cứng hoặc có nốt khi chạm vào.
Các đợt viêm môi dạng u hạt có thể tái phát trong vòng vài ngày hoặc thậm chí nhiều năm sau đợt đầu tiên. Ở các giai đoạn sau này, vết sưng có thể trở nên lớn hơn, dai dẳng hơn và cuối cùng có thể trở thành vĩnh viễn. Lúc này môi bị nứt nẻ, chảy máu và để lại vết màu nâu đỏ kèm theo vảy khi lành lại. Quá trình này có thể gây đau đớn. Càng về sau môi càng sưng cứng nhiều hơn
Các triệu chứng khác có thể đi kèm với viêm môi dạng u hạt bao gồm:
- Sốt, nhức đầu và rối loạn thị giác.
- Các hạch bạch huyết sưng to trong khoảng 50% các trường hợp.
- Lưỡi bị nứt hoặc nhăn nheo giống như các nếp gấp trong 20 – 40% các trường hợp.
- Liệt mặt xảy ra trong khoảng 30% các trường hợp viêm môi dạng u hạt và cho thấy sự tiến triển thành bệnh u hạt vùng miệng.
Tìm hiểu thêm: Tình hình báo động: Nguy cơ giảm thị lực sau khi đau mắt đỏ
Chẩn đoán và phương pháp điều trị viêm môi u hạt
Ngoài những triệu chứng lâm sàng đặc trưng, việc chẩn đoán có thể bằng việc sinh thiết da của mô bị ảnh hưởng cho thấy mô bệnh học đặc trưng là u hạt, tức là thâm nhiễm tế bào viêm hỗn hợp ở lớp hạ bì (lớp sâu hơn của da).
Nếu tình trạng viêm môi có liên quan đến dị ứng, nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa thành phần nguy cơ cao gây dị ứng trong chế độ ăn uống hoặc các chất gây bệnh. Nếu có bệnh lý tiềm ẩn khác, việc điều trị toàn thân cũng có thể làm giảm sưng môi.
Các biện pháp sau đây đã được nghiên cứu là làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm môi dạng u hạt trong một số trường hợp:
- Corticoid dạng bôi tại chỗ.
- Thuốc kháng sinh chống viêm dài hạn, chẳng hạn như tetracycline, erythromycin hoặc penicillin.
- Corticosteroid tiêm vào môi để giảm sưng. Việc tiêm cần phải được lặp lại vài tháng một lần.
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid.
- Chất ổn định tế bào mast như ketotifen.
- Clofazimin.
- Sulfasalazine.
>>>>>Xem thêm: Chăm sóc bé sinh đôi cần chuẩn bị gì?
Viêm môi dạng u hạt thường là mãn tính. Tỷ lệ mắc bệnh viêm môi dạng u hạt cũng liên quan đến việc có tồn tại một căn bệnh thực thể tiềm ẩn nào đó hay không, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc bệnh sarcoidosis. Bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên, có biểu hiện giống như viêm môi dạng hạt hoặc OFG nên được đánh giá rất cẩn thận về các triệu chứng, dấu hiệu và bệnh về đường tiêu hóa.
Bài viết trên của KenShin đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin và trả lời câu hỏi: “Viêm môi dạng u hạt là bệnh gì?”. Từ đó, giúp mọi người sớm nhận biết và điều trị căn bệnh này.