Viêm da do Demodex có triệu chứng gì? Cách điều trị và phòng bệnh

Loài côn trùng chân khớp Demodex ký sinh ở người và trên động vật vùng nang lông tuyến bã là nguyên nhân gây nên viêm da do Demodex. Vi khuẩn Demodex thường gây bệnh tại hai vị trí vảy da và nang lông đối với những người khỏe mạnh.

Bạn đang đọc: Viêm da do Demodex có triệu chứng gì? Cách điều trị và phòng bệnh

Viêm da do Demodex là một bệnh da liễu của các đơn vị tuyến bã, liên quan đến kí sinh trùng Demodex được tìm thấy trên da người bình thường. Khi số lượng các kí sinh trùng tăng lên sẽ gây các triệu chứng lâm sàng của bệnh ở vùng mặt và đầu. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểm về căn bệnh da liễu này, cách điều trị và phòng ngừa ra sao.

Tìm hiểu về vi khuẩn Demodex

Vi khuẩn Demodex là gì?

Demodex thuộc họ ve mạt, là một loại côn trùng chân khớp nhỏ nhất trong ngành chân khớp, sống ký sinh tạm thời ở gần nang lông, nang lông, tuyến bã, trên vảy da ở cơ thể người và cả động vật.

Hình thể Demodex gồm đầu, ngực và đuôi. Có hai loài Demodex ký sinh trên da người thường gặp:

  • Demodex folliculorum có chiều dài 0,3 – 0,4 mm, ký sinh ở nang lông, bờ mi, lông mày, tóc,…
  • Demodex brevis có chiều dài 0,15 – 0,2 mm, ký sinh ở tuyến bã.

Demodex chỉ được nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học nhưng mắt của người không nhìn thấy được.

Chu kỳ sống của Demodex trải qua năm giai đoạn: Trứng, ấu trùng, mất khoảng 3 – 4 ngày thành tiền nhộng, nhộng, mất khoảng 7 ngày thành con trưởng thành.

Demodex thường sống thành cặp, vòng đời của nó trên vật chủ là trong khoảng thời gian 18 – 24 ngày. Con cái đẻ trong nang tóc 20 – 24 trứng.

Viêm da do Demodex có triệu chứng gì? Cách điều trị và phòng bệnh

Demodex thuộc họ ve mạt, là loại ký sinh nhỏ nhất trong ngành chân khớp

Dịch tễ

Viêm da do Demodex thường hay gặp ở người trung niên, trên da mặt. Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, số lượng ký sinh trùng tăng sinh nhanh chóng gây nên tình trạng viêm. Sự xuất hiện của Demodex làm tình trạng của mụn trứng cá nặng nề thêm.

Demodex còn gây các bệnh lý về mắt như viêm bờ mi, viêm nang lông…

Đường lây của Demodex là qua tiếp xúc trực tiếp hoặc có thể là do tiếp xúc với bụi có chứa trứng bám vào da hoặc đồ dùng chung.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh như da mặt bẩn, da tiết bã nhờn nhiều, thương tích xây xát trên mặt, dị ứng mỹ phẩm,…

Cơ chế bệnh sinh

Demodex sống bên trong nang lông và các tuyến bã nhờn để hút chất dinh dưỡng và làm hư hại tế bào; làm tắc nghẽn nang lông và tuyến bã; làm giảm bài tiết chất bã ra ngoài, tạo vảy da.

Cơ thể phản ứng tạo u, hạt với vật thể lạ là chất chitin có trong xương của Demodex.

Sau khi chết, xác của Demodex hóa thành dạng lỏng đọng lại trong da và bị phân hủy gây ra phản ứng dị ứng.

Phân loại viêm da do Demodex

Bệnh viêm da do Demodex gồm ba thể bệnh phổ biến:

  • Thể nhẹ nhất là viêm nang lông dạng vảy phấn, gây thương tổn là đám da đỏ, có những vảy da trên bề mặt, nút sừng ở nang lông, có cảm giác kiến bò trên da.
  • Viêm da do Demodex thể trứng cá.

Trứng cá đỏ thể u hạt ít gặp, được tìm thấy ở những người có hệ miễn dịch bị suy giảm.

Thể viêm da do Demodex dạng trứng cá và viêm nang lông dạng vảy phấn xảy ra do sử dụng lâu dài mỹ phẩm chứa corticoid không rõ nguồn gốc và kém chất lượng. Các thành phần trong mỹ phẩm này gây nên viêm da, phát ban dạng trứng cá, teo da, giãn mạch và bệnh viêm da do Demodex.

Viêm da do Demodex có triệu chứng gì? Cách điều trị và phòng bệnh

Viêm nang lông dạng vảy phấn

Triệu chứng viêm da do Demodex

Các triệu chứng của viêm da do Demodex gồm:

  • Xuất hiện đám da đỏ, nổi mụn mủ, nổi ban sần đỏ, giãn mạch;
  • Nở lỗ chân lông trên mũi, cằm, trán và má rộng hơn, sau một thời gian, da mặt chuyển màu đỏ, các mao mạch nổi dày hai bên cánh mũi;
  • Rụng lông mi, lông mày, rụng tóc, viêm bờ mi, rát vùng tổn thương;
  • Cảm giác ngứa như kiến bò trên da mặt xuất hiện trên trán, mũi, má, nhất là vào buổi tối do vi khuẩn giao phối trên bề mặt da, xuất hiện nhiều vết trầy xước nhưng bệnh nhân không nhận ra.
  • Ngứa trên da đầu do gây ra trầy xước da đầu, không phải trường hợp bị chí và gàu.
  • Các hoạt động của vi khuẩn Demodex tại các lỗ chân lông trên bề mặt da có thể gây rụng tóc sớm.
  • Trẻ vị thành niên bị viêm da do Demodex thường bị chẩn đoán nhầm là mụn trứng cá vị thành niên. Do tình trạng viêm da do demodex tái phát nhiều lần và trở nên nghiêm trọng nên sau khi khỏi bệnh, da mặt sẽ thô ráp và xấu xí.

Tìm hiểu thêm: Ăn gì tốt cho tuyến giáp? Thực phẩm phòng bệnh tuyến giáp hiệu quả

Viêm da do Demodex có triệu chứng gì? Cách điều trị và phòng bệnh
Sau khi khỏi bệnh thường để lại da mặt thô ráp và xấu xí

Phương pháp điều trị bệnh viêm da do Demodex

Chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm da do Demodex, có thể dựa vào triệu chứng như da mặt thô ráp, viêm bờ mi và nang lông nhiều lần gây các biến chứng về kết mạc, giảm thị lực,… Do đó, người bệnh cần được chẩn đoán sớm để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Hiện nay, cách chẩn đoán chính xác nhất bệnh viêm da do Demodex là quan sát thấy hình ảnh của ký sinh trùng dưới kính hiển vi qua mẫu bệnh phẩm đã lấy là chất bã vùng tổn thương, vảy da.

Nguyên tắc điều trị

Nguyên tắc điều trị là loại bỏ càng sớm càng tốt ve Demodex trên bề mặt da và chống nhiễm trùng tiếp diễn.

Viêm da do Demodex rất dễ lây thông qua việc ôm, hôn nhau, sử dụng đồ dùng cá nhân chung nên cần điều trị sớm.

Tuy không có dấu hiệu nhìn thấy được ở người bị nhiễm bệnh viêm da do Demodex nhưng cũng có thể truyền vi khuẩn trên bề mặt da cho người khác. Sau khi bị nhiễm, thời gian ủ bệnh có thể vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Trong khi điều trị bệnh, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại mỹ phẩm do vi khuẩn Demodex có khả năng sinh sôi rất nhanh trong môi trường da có sử dụng mỹ phẩm.

Điều trị

Khi kết quả xét nghiệm phát hiện Demodex, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị cho bệnh nhân đến khi xét nghiệm kiểm tra lại không còn Demodex.

Việc xét nghiệm kiểm tra nhiều lần là cần thiết để có thể theo dõi tiến triển của điều trị, xác định Demodex đã mất đi hoàn toàn sau điều trị không ngay cả khi triệu chứng không còn. Chỉ ngừng điều trị khi kết quả không tìm thấy Demodex.

Khi điều trị cần lưu ý:

  • Người bệnh cần rửa sạch da mặt hàng ngày.
  • Không dùng các chất tẩy rửa dầu.
  • Để loại bỏ các tế bào da chết, nên tẩy tế bào chết định kỳ.
  • Bôi mỡ salicylic, dùng mỡ hoặc gel metronidazole, dùng thuốc uống metronidazole.

Viêm da do Demodex có triệu chứng gì? Cách điều trị và phòng bệnh

>>>>>Xem thêm: Gợi ý những bài tập thể dục cho người 40 tuổi trở lên

Nên rửa sạch da mặt hàng ngày để điều trị và phòng bệnh viêm da do Demodex

Phòng tránh bệnh viêm da do Demodex

Bạn cần áp dụng những cách sau đây để phòng tránh viêm da do Demodex:

  • Rửa mặt sạch sẽ một ngày 2 lần, tẩy tế bào chết, tránh để da tích tụ quá nhiều bã nhờn, vốn là môi trường sống của loại ký sinh trùng Demodex.
  • Giặt giũ chăn, màn, chiếu, gối và phơi nắng thường xuyên.
  • Dùng mỹ phẩm trang điểm cho da có kiểm định và nguồn gốc rõ ràng, nhất là dùng loại mỹ phẩm hợp với cơ địa của bản thân.
  • Thường xuyên cung cấp các loại vitamin bổ dưỡng cho làn da như vitamin E, vitamin C,…

Mặc dù không khó chẩn đoán viêm da do Demodex nhưng vì đặc điểm lâm sàng đa dạng của bệnh nên chúng ta dễ nhầm lẫn với bệnh viêm da khác, khiến việc điều trị không đúng hướng. Do vậy, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm Demodex để xác định tình trạng bệnh tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *