Vì sao phải làm sinh thiết hạch cổ? Quy trình sinh thiết hạch

Sinh thiết hạch cổ là kỹ thuật lấy một hoặc nhiều hạch ở vùng cổ để tiến hành giải phẫu bệnh học. Vậy quy trình và phương pháp sinh thiết hạch diễn ra như thế nào?

Bạn đang đọc: Vì sao phải làm sinh thiết hạch cổ? Quy trình sinh thiết hạch

Sinh thiết hạch cổ là phương pháp được bác sĩ chỉ định khi vùng cổ nổi hạch bất thường và có dấu hiệu của bệnh nguy hiểm. Vậy sinh thiết hạch cổ có an toàn không? Quy trình làm sinh thiết hạch như thế nào?

Hạch cổ là bệnh gì?

Hạch cổ là nơi lưu trữ, sản sinh ra bạch cầu Lympho. Hạch cổ đóng vai trò đối với hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể phát hiện ra các tác nhân gây bệnh. Hạch vùng cổ có thể chia thành nhiều nhóm như: Hạch mang tai, hạch má, hạch dưới cằm, hạch dưới hàm…

Các hạch cổ thông thường sẽ ẩn sâu bên trong da rất khó để sờ hoặc nhìn thấy. Các vùng hạch sẽ bắt đầu nổi khi cơ thể xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, ung thư, lao…

Dấu hiệu để nhận biết hạch cổ là khi thấy những vùng hạch nổi lên như hạt đậu nhỏ, dạng hình bầu dục hoặc tròn. Khi vùng cổ xuất hiện hạch, bạn không nên chủ quan mà cần theo dõi và tìm đến bác sĩ để được khám, chữa bệnh kịp thời.

Vì sao phải làm sinh thiết hạch cổ? Quy trình sinh thiết hạch

Vùng cổ nổi hạch hình tròn hoặc bầu dục

Vì sao phải làm sinh thiết hạch cổ?

Vùng cổ nổi hạch có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh nguy hiểm. Nếu bạn chủ quan không thăm khám bác sĩ, có thể sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng, gây khó khăn khi điều trị.

Phương pháp sinh thiết sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh, chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh. Từ đó đưa ra được những đánh giá và có phác đồ điều trị phù hợp.

Tìm hiểu về kỹ thuật sinh thiết hạch

Trong y khoa, sinh thiết hạch cổ là kỹ thuật lấy một hoặc nhiều mẫu hạch cổ để tiến hành làm giải phẫu bệnh học. Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định làm đối với những trường hợp xuất hiện hạch vùng cổ nhưng chưa được chẩn đoán rõ ràng.

Khi tiếp nhận mẫu, thông qua phân tích về cấu trúc, hình dạng, sự phân bố của các tế bào trong hạch cổ, bác sĩ có những chẩn đoán chính xác hơn.

Một số trường hợp, khi phát hiện hạch cổ có các dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ bệnh ung thư hạch, lao hạch… thì bác sĩ sẽ chỉ định làm sinh thiết hạch chẩn đoán bệnh.

Vì sao phải làm sinh thiết hạch cổ? Quy trình sinh thiết hạch

Sinh thiết hạch cổ giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn

Tầm quan trọng của việc làm sinh thiết hạch vùng cổ

Việc làm xét nghiệm sinh thiết hạch sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và có phương án điều trị bệnh phù hợp. Sinh thiết là một trong những phương pháp tầm soát ung thư tuyệt vời, giúp phát hiện sớm ung thư, qua đó có phác đồ điều trị tốt nhất. Đó là lý do các bác sĩ thường sử dụng thủ thuật sinh thiết trong quá trình khám, chữa bệnh.

Lưu ý: Nếu bạn đang mắc các bệnh lý như: Tim mạch cấp, rối loạn hô hấp… thì sẽ không thể thực hiện phương pháp sinh thiết hạch này.

Quy trình làm sinh thiết hạch cổ

Để thực hiện sinh thiết hạch vùng cổ, bệnh nhân cần làm xét nghiệm máu, nước tiểu… theo đúng quy trình bác sĩ chỉ định. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm sẽ diễn ra trong khoảng 20 phút, tại phòng thủ thuật của bệnh viện.

Quy trình làm, phân tích và đưa kết quả như sau:

  • Bác sĩ sẽ dùng máy siêu âm để xác định chính xác vùng da có hạch cổ.
  • Bác sĩ tiến hành tiêm gây tê cục bộ tại khu vực chứa hạch đã xác định trước đó.
  • Mẫu hạch sẽ được lấy thông qua ống kim có lõi nhỏ hoặc bác sĩ sẽ rạch da để lấy toàn bộ hạch, sau đó khâu và băng bó lại vùng da vừa sinh thiết.
  • Mẫu xét nghiệm vừa lấy sẽ được đưa đến khoa giải phẫu để phân tích. Bạn sẽ đợi kết quả sinh thiết hạch trong khoảng 3 – 5 ngày.

Lưu ý: Sau khi thực hiện sinh thiết, nếu cảm thấy đau tại vùng da lấy mẫu thì bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm. Nên giữ vùng da vừa sinh thiết thật khô ráo, sạch sẽ trong khoảng 2 – 3 ngày để tránh bị nhiễm trùng.

Tìm hiểu thêm: Chứng dễ bị kích động: Nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp xử lý phù hợp

Vì sao phải làm sinh thiết hạch cổ? Quy trình sinh thiết hạch
Quy trình làm sinh thiết hạch vùng cổ diễn ra nhanh chóng

Sinh thiết hạch cổ có gây nguy hiểm không?

Bạn đang lo lắng rằng trong quá trình làm sinh thiết hạch vùng cổ có xảy ra nguy hiểm gì hay không? Sinh thiết hạch là phương pháp tầm soát ung thư không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Trường hợp quy trình sinh thiết thực hiện không đúng cách có thể gây ra một vài rủi ro như:

  • Vùng sinh thiết hạch gần mạch máu dẫn đến tụ máu, dễ bị chảy máu khi thực hiện bóc tách hạch cổ.
  • Vùng sinh thiết có thể sẽ bị nhiễm trùng, có dấu hiệu sưng đỏ kéo dài, thấy đau khi chạm vào và bị sốt.
  • Dây thần kinh xung quanh vùng sinh thiết có thể bị tổn thương.

Nếu sau khi sinh thiết bạn gặp phải các dấu hiệu trên thì nên đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.

Vì sao phải làm sinh thiết hạch cổ? Quy trình sinh thiết hạch

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng sau khi tiêm phòng uốn ván và biện pháp giảm triệu chứng sau tiêm uốn ván

Sinh thiết hạch vẫn tồn tại một vài rủi ro

Địa chỉ làm sinh thiết hạch cổ tại TP.HCM và Hà Nội

Nếu bạn đang không biết nên làm các xét nghiệm sinh thiết hạch vùng cổ ở đâu thì có thể đến thăm khám tại các bệnh viện lớn tại TP.HCM và Hà Nội như:

  • Tại TP.HCM: Bệnh viện Ung Bướu, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Hòa Hảo, bệnh viện Gia Định…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện K, bệnh viện Bạch Mai…

Sinh thiết hạch cổ là phương pháp được sử dụng nhiều trong tầm soát ung thư. Hy vọng những chia sẻ trên của KenShin sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hạch cổ và sinh thiết hạch vùng cổ. Hãy theo dõi KenShin để cập nhật thêm những thông tin về bệnh nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *