Vì sao có hiện tượng tăng sắc tố da sau laser?

Điều trị nám bằng công nghệ laser đang là xu hướng phổ biến được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp da bắt đầu thâm sạm trở lại sau khi thực hiện laser không lâu do tăng sắc tố da. Vậy tăng sắc tố da sau laser là do nguyên nhân nào? Cách điều trị ra sao?

Bạn đang đọc: Vì sao có hiện tượng tăng sắc tố da sau laser?

Sau khi dùng phương pháp điều trị nám bằng laser, vùng da điều trị trở nên mỏng, yếu đi và xuất hiện phản ứng viêm làm tăng sinh quá mức melanin và tập trung tại một vùng da nhất định, dẫn đến xuất hiện các mảng, đốm sẫm màu gây ra tình trạng tăng sắc tố. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu cụ thể tăng sắc tố da sau laser là gì.

Tăng sắc tố da sau laser là gì?

Dù là sử dụng loại laser nào thì những tác động của laser cũng đều gây tổn thương mô tại nơi chiếu tia, gây nên hàng loạt phản ứng viêm.

Như vậy, tăng sắc tố sau khi chiếu laser là do quá trình tăng sản xuất melanin dư thừa trong lớp thượng bì hoặc sự phân bố bất thường sắc tố melanin lắng đọng trong lớp trung bì. Tóm lại, tăng sắc tố sau laser là tình trạng tăng sắc tố sau viêm.

Những yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh quyết định mức độ trầm trọng của hiện tượng này, bao gồm:

  • Tình trạng tăng sắc tố thường gặp ở những người có làn da sẫm màu như người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha, người châu Á có da fitzpatrick loại III trở lên.
  • Quy trình tiến hành thủ thuật như dùng năng lượng quá cao, làm lạnh không đủ, bước sóng ngắn cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Vì sao có hiện tượng tăng sắc tố da sau laser?

Tăng sắc tố sau laser là một dạng tăng sắc tố sau viêm

Laser xâm lấn có tác động lên lớp thượng bì nên dễ gây tăng sắc tố hơn so với laser không xâm lấn.

Sau điều trị laser, làn da sẽ mỏng manh, dễ bị tổn thương bởi tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, nên đòi hỏi người bệnh phải chăm sóc da và tránh nắng cẩn thận. Nếu người bệnh không chống nắng tốt sau điều trị sẽ dễ dẫn đến hiện tượng tăng sắc tố da sau laser.

Trường hợp nào dễ bị tăng sắc tố sau laser hơn?

Tăng sắc tố da sau laser phổ biến hơn ở những người có loại da fitzpatrick IV-VI (từ da nâu nhạt, da nâu, da nâu đậm đến da đen) do phản ứng viêm tác động mạnh hơn đến các tế bào hắc tố ở nhóm đối tượng này.

Tùy thuộc vào việc bạn dùng loại laser nào mà mức độ nhạy cảm của da sẽ khác nhau. Chẳng hạn, những tia laser không xâm lấn đi sâu vào trong da, bỏ qua lớp thượng bì. Trong khi laser xâm lấn ảnh hưởng đến hắc tố ở lớp trên cùng của da, kích thích các tế bào đó phản ứng gây tăng sắc tố sau laser, đồng thời đâm thủng hàng rào da tạo điều kiện cho các vi sinh vật xâm nhập, gây viêm nhiễm, làm tình trạng tăng sắc tố nặng hơn.

Những người đang ở trong tình trạng tăng sắc tố hoặc gặp tình trạng viêm nhiễm, chẳng hạn như mụn trứng cá hoặc bệnh chàm, dùng liệu pháp laser có thể làm xuất hiện tình trạng tăng sắc tố sau viêm hoặc làm tình trạng nặng hơn.

Vì sao có hiện tượng tăng sắc tố da sau laser?

Những người có tình trạng viêm nhiễm từ trước dễ bị tăng sắc tố sau laser hơn

Các phương pháp điều trị tăng sắc tố sau laser

Tăng sắc tố sau laser có thể tự phục hồi mà không cần điều trị. Trong trường hợp cần làm mờ vết thâm nhanh chóng, bạn có thể dùng các loại thuốc bôi chẳng hạn như mequinol, retinoid, hydroquinone, acid azelaic, niacinamide, acid ascorbic hoặc thực hiện các điều trị chuyên sâu như peel da, dùng laser, IPL.

Hydroquinone vẫn là thuốc bôi phổ biến nhất để điều trị tăng sắc tố da sau viêm, thường được sử dụng ở nồng độ 2 – 4%, giúp làm giảm quá trình chuyển đổi dihydroxyphenylalanine (DOPA) thành melanin. Nên dùng kết hợp với kem chống nắng hàng ngày và để nâng cao hiệu quả có thể kết hợp với các chất chống oxy hóa như retinol, acid ascorbic (vitamin C) và AHA. Thuốc có tác dụng phụ là gây viêm da tiếp xúc, giảm sắc tố, làm da đổi thành màu xanh đen khi sử dụng lâu dài.

Mequinol (4-hydroxyanisole) ít gây kích ứng da hơn dù là một dẫn xuất của hydroquinone. Dó đó, mequinol là được dùng để thay thế hydroquinone trong chế phẩm thuốc bôi trị thâm, sắc tố.

Retinoid là các acid dẫn xuất vitamin A, có tác dụng phân tán và loại bỏ hắc tố. Các loại retinoid đường bôi phổ biến bao gồm retinol, retinyl palmitate, tretinoin, isotretinoin, adapalene và tazarotene. Trong đó retinol, tretinoin, adapalene được dùng thường xuyên nhất.

Niacinamide nồng độ 2 – 5%, có hoạt tính sinh lý của niacin (vitamin B3), được sử dụng để điều trị mụn trứng cá và rối loạn sắc tố da.

Acid ascorbic (vitamin C) có đặc tính chống oxy hóa, có tác dụng làm giảm sắc tố, ngăn chặn quá trình tổng hợp melanin, làm giảm tiền chất của melanin (o-dopaquinone) thành DOPA vốn là một chất sẽ tạo thành hắc tố melanin. Lựa chọn loại vitamin C phù hợp tùy vào nhu cầu và loại da. Chẳng hạn, acid ascorbic thường bị oxy hóa nhanh chóng trong dung dịch nước và không ổn định, còn ester ascorbate (tetrahexyldecyl ascorbate) tan trong dầu nên ổn định và dễ thấm vào được lớp da sâu hơn.

Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt cây sim và cây mua

Vì sao có hiện tượng tăng sắc tố da sau laser?
Acid ascorbic (vitamin C) là một chất làm giảm sắc tố ngăn chặn quá trình tổng hợp melanin

Peel da được sử dụng để làm mờ thâm cho mọi loại da hiệu quả. Cần lựa chọn tác nhân peel da cẩn thận để tránh xảy ra kích ứng vì có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng tăng sắc tố da sau viêm. Có thể chọn một số tác nhân thường được dùng để peel da là acid beta hydroxy (BHA) như acid salicylic; acid alpha hydroxy (AHA) như acid glycolic, acid lactic; acid trichloroacetic (TCA). Sau khi peel da, người bệnh cũng nên tránh nắng và bôi kem chống nắng để tránh tăng sắc tố.

Phòng ngừa tăng sắc tố sau laser

Có những cách điều trị và phòng ngừa tăng sắc tố sau laser vào các thời điểm trước, trong và sau khi bắn laser.

Trước khi bắt đầu thực hiện liệu trình laser, người bệnh nên được bác sĩ thăm khám, sau đó tạo một phác đồ điều trị dựa vào các yếu tố như độ tuổi, nền da, tình trạng tổn thương da cần điều trị và yêu cầu của bệnh nhân. Để đạt được kết quả tốt nhất, bác sĩ có thể lựa chọn kết hợp nhiều phương pháp, nhiều loại tia laser cho việc điều trị. Bên cạnh lợi ích của việc điều trị, người bệnh cũng cần hiểu rõ về nguy cơ có thể gặp phải.

Khi điều trị bằng phương pháp laser, nhất là những người sử dụng laser xâm lấn, người bệnh nên đợi các vết mài, vảy xuất hiện và tự bong ra. Tuyệt đối không gãi, chà xát, cạy ra vì có thể dẫn đến tăng sắc tố da. Trước và sau điều trị từ 6 đến 8 tuần, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Trong suốt quá trình điều trị và sau đó 6 tháng, luôn sử dụng kem chống nắng có SPF 50 trở lên. Trong vòng 7 ngày sau điều trị, không nên dùng mỹ phẩm, nhất là sữa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh, có tính bào mòn da.

Vì sao có hiện tượng tăng sắc tố da sau laser?

>>>>>Xem thêm: U màng não nền sọ: Triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị

Luôn sử dụng kem chống nắng có SPF 50 trở lên trong suốt quá trình điều trị

Tóm lại, tăng sắc tố sau laser là một dạng của tăng sắc tố sau viêm. Khi gặp hiện tượng này, bạn không cần lo lắng vì có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu bạn muốn làm mờ thâm nhanh, hãy áp dụng các cách điều trị như hướng dẫn trong bài viết. Kết hợp tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và bôi kem chống nắng để phòng ngừa. Đặc biệt, quá trình điều trị laser phải được thực hiện và theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ da liễu đã được đào tạo về laser.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *