Vì sao cần tầm soát tim mạch? Quy trình tầm soát tim mạch toàn diện mà bạn nên biết

Có nhiều biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, trong đó có cách tầm soát tim mạch định kỳ. Nhiều người băn khoăn vì sao cần tầm soát tim mạch? Hãy cùng KenShin tìm hiểu về lợi ích của quy trình tầm soát này nhé!

Bạn đang đọc: Vì sao cần tầm soát tim mạch? Quy trình tầm soát tim mạch toàn diện mà bạn nên biết

Bệnh lý tim mạch ngày càng có xu hướng gia tăng, là nguyên nhân hàng đầu trên toàn thế giới dẫn đến tử vong. Điều này khiến nhiều người lo lắng về biện pháp phòng bệnh hiệu quả, đảm bảo sức khỏe. Chính vì vậy, nhiều bệnh viện hàng đầu đã đưa ra gói tầm soát tim mạch toàn diện giúp người có yếu tố nguy cơ cao phát hiện vấn đề sức khỏe kịp thời, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa biến chứng.

Tổng quan về bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn thế giới. Đây là thuật ngữ chỉ tập các bệnh lý liên quan đến hệ thống tim và mạch máu trong cơ thể. Trong đó, những bệnh lý thường gặp nhất bao gồm:

  • Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là tình trạng mà áp lực máu đối với thành mạch tăng lên, dễ gây tổn thương cho mạch máu, tim và các cơ quan khác.
  • Suy tim: Suy tim xảy ra khi tim suy giảm khả năng bơm máu hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim, gây ra các triệu chứng như khó thở, đau tức ngực, phù toàn thân và mệt mỏi.
  • Bệnh tim thiếu máu cục bộ: Bệnh lý này xảy ra khi một phần của cơ tim không nhận đủ máu oxy. Điều này có thể gây đau thắt ngực cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Hội chứng vành cấp: Đây là tình trạng mà mạch máu đến cơ tim bị tắc nghẽn, gây ra đau ngực, có thể dẫn đến cơn đau tim. Đây là tình trạng cấp tính, cần sự can thiệp y tế nhanh chóng.
  • Bệnh lý van tim: Bệnh lý van tim là tình trạng mà cấu trúc van tim không hoạt động đúng cách. Điều này có thể gây ra rò rỉ, hở hoặc hẹp van, ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn toàn cơ thể.

Bệnh tim mạch có nhiều nguyên nhân như bệnh lý nền, xơ vữa mạch máu, béo phì, hút thuốc lá, tiền sử gia đình hay lối sống không lành mạnh. Đây là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm, kiểm soát thường xuyên.

Bởi vì bệnh tim mạch nói chung có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ và tử vong. Để ngăn ngừa cũng như điều trị bệnh tim mạch, việc duy trì một lối sống lành mạnh, kiểm soát yếu tố nguy cơ kết hợp tầm soát tim mạch định kỳ vô cùng quan trọng.

Vì sao cần tầm soát tim mạch? Quy trình tầm soát tim mạch toàn diện mà bạn nên biết

Bệnh lý tim mạch có thể biểu hiện dấu hiệu đau thắt ngực

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch

Đánh giá nguy cơ giúp xác định những người có khả năng bị bệnh, từ đó tầm soát tim mạch sớm và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh lý tim mạch, cụ thể:

  • Di truyền gia đình: Yếu tố di truyền có một vai trò quan trọng trong nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nếu người trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch, đặc biệt là bố, mẹ hoặc anh chị em, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên đáng kể.
  • Tăng huyết áp: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh tim mạch. Áp lực quá cao trên mạch máu có thể dẫn đến tổn thương hệ thống tuần hoàn.
  • Hàm lượng Cholesterol cao: Sự tăng cholesterol, đặc biệt là cholesterol LDL tạo thành chất bám dày trên thành mạch vành. Điều này tạo điều kiện khiến bệnh tim mạch phát triển.
  • Thừa cân, béo phì: Đặc biệt là béo phì bụng là yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch thường tăng theo tuổi tác. Người trung niên và người lớn tuổi thường có nguy cơ cao hơn.

Vì sao cần tầm soát tim mạch? Quy trình tầm soát tim mạch toàn diện mà bạn nên biết

Béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch

Xác định, hiểu rõ những yếu tố nguy cơ giúp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, quản lý yếu tố nguy cơ để giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời, nên thực hiện tầm soát tim mạch định kỳ, duy trì lối sống lành mạnh giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể.

Quy trình tầm soát tim mạch

Tầm soát tim mạch là một phần không thể thiếu giúp duy trì sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Nhiều bệnh viện hàng đầu đã phát triển các gói tầm soát toàn diện để kiểm tra sức khỏe của bạn kết hợp đánh giá yếu tố nguy cơ.

Các gói tầm soát bao gồm nhiều bước kiểm tra và xét nghiệm để đảm bảo rằng sức khỏe của bạn được đánh giá một cách toàn diện.

Tìm hiểu thêm: Các chín mé thường gặp là gì? Cách chữa trị và phòng bệnh chín mé

Vì sao cần tầm soát tim mạch? Quy trình tầm soát tim mạch toàn diện mà bạn nên biết
Cần thực hiện tầm soát tim mạch thường xuyên để ngăn ngừa bệnh

Các bước kiểm tra trong gói tầm soát tim mạch toàn diện bao gồm:

  • Khám chuyên khoa Nội tim mạch: Bạn sẽ được đo huyết áp, đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI), đồng thời bác sĩ sẽ khai thác về tiền sử bệnh lý để đưa ra kết luận về sức khỏe tổng thể cũng như tư vấn phù hợp.
  • Đánh giá tình trạng và mức độ xơ vữa động mạch: Với các phương pháp thăm dò hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA) hoặc chụp mạch cộng hưởng từ (MRA).
  • Chụp X quang phổi thẳng: Đánh giá lồng ngực, kích thước tim, tầm soát bất thường trong hệ thống tim mạch và phổi.
  • Đo điện tâm đồ (ECG): Kiểm tra dấu hiệu bất thường của hoạt động chức năng tim, nhịp tim.
  • Siêu âm tim Doppler: Đánh giá và chẩn đoán bất thường về cơ tim, bệnh lý van tim hoặc bệnh tim bẩm sinh.
  • Siêu âm động mạch chủ bụng và động mạch thận: Đánh giá tình trạng động mạch chủ bụng và động mạch thận, xem xét rủi ro cho bệnh tim mạch.
  • Xét nghiệm lipid máu: Đánh giá lượng mỡ trong máu, bao gồm cholesterol, triglycerides, LDL-C và HDL-C.
  • Xét nghiệm chức năng thận, gan: Đo các chỉ số chức năng của thận (Urec, Creatinin máu) và gan (hoạt độ men gan AST, ALT) để kiểm tra các tình trạng liên quan đến bệnh tim mạch.
  • Tổng phân tích nước tiểu: Giúp sàng lọc hoặc theo dõi bệnh lý hệ thống tiết niệu, bệnh tim mạch, đái tháo đường…
  • Xét nghiệm glucose máu: Đánh giá mức đường huyết để sàng lọc bệnh đái tháo đường, một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
  • Xét nghiệm men tim Troponin T hoặc Troponin I: Chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh lý mạch vành, đặc biệt là nhồi máu cơ tim cấp.
  • Xét nghiệm hoạt độ CK, thường CK-MB: Đánh giá hoạt động của cơ tim.
  • Xét nghiệm BNP và NT-proBNP: Được sử dụng để sàng lọc, tiên lượng suy tim ở người có biểu hiện khó thở, đau thắt ngực hoặc tiền sử suy tim.
  • Xét nghiệm CRP: Đánh giá viêm nhiễm trong cơ thể.

Tầm soát tim mạch toàn diện là một quy trình thiết yếu để giúp bạn theo dõi sức khỏe cũng như đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Vì sao cần tầm soát tim mạch? Quy trình tầm soát tim mạch toàn diện mà bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật hàm hô bao lâu thì lành? Những lưu ý sau khi thực hiện?

Quy trình tầm soát tim mạch bao gồm nhiều bước thăm khám và xét nghiệm

Thông qua bài viết trên, KenShin xin gửi tới quý độc giả thông tin về quy trình tầm soát tim mạch toàn diện. Đây là phương pháp sàng lọc nhằm phát hiện vấn đề sức khỏe bất thường cũng như cung cấp thông tin giúp bác sĩ tư vấn quản lý nguy cơ, định hướng điều trị nếu cần thiết. Hãy tiếp tục đón chờ những bài viết mới về nhiều chủ đề của KenShin nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *