Vật lý trị liệu dây chằng chéo trước có tác dụng gì?

Sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước, vật lý trị liệu là biện pháp giúp phục hồi chức năng của các cơ, xương, khớp tại vị trí bị đứt dây chằng. Tùy vào kỹ thuật mổ cũng như mức độ của vết thương, mỗi người bệnh sẽ thực hiện vật lý trị liệu dây chằng chéo trước sau phẫu thuật phù hợp.

Bạn đang đọc: Vật lý trị liệu dây chằng chéo trước có tác dụng gì?

Khớp gối là dạng khớp kiểu bản lề trong đó các xương kết nối nhau bởi hệ thống dây chằng gồm dây chằng chéo sau (PCL), dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng bên trong (MCL) và dây chằng bên ngoài (LCL). Trong đó, dây chằng chéo trước chạy theo đường chéo từ trong ra ngoài ở giữa đầu gối, có nhiệm vụ ngăn xương chày trượt ra phía trước xương đùi và giúp quay đầu gối ổn định. Vậy việc tập vật lý trị liệu dây chằng chéo trước sau khi phẫu thuật có tác dụng gì cho người bệnh?

Lợi ích của vật lý trị liệu sau phẫu thuật dây chằng chéo trước

Người bệnh cần làm vật lý trị liệu dây chằng chéo trước nhằm đẩy nhanh quá trình khôi phục chức năng đi lại, hoạt động sau phẫu thuật. Vật lý trị liệu mang đến những tác dụng cụ thể như sau:

Bảo vệ dây chằng mới

Cần một khoảng thời gian nhất định để dây chằng mới gắn kết hoàn toàn với phần xương và mạch máu mới đến nuôi. Sau phẫu thuật, trong những cử động khác nhau của khớp gối, lực căng của dây chằng chéo trước sẽ thay đổi. Nếu người bệnh nôn nóng vận động sớm hay thực hiện bài tập vật lý trị liệu sai cách, người bệnh có nguy cơ bị giãn dây chằng mới, làm lỏng khớp gối, thậm chí là bong dây chằng mới.

Vì thế, người bệnh cần thiết phải mang đai nẹp khi vận động. Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh cách dùng nạng để di chuyển khỏi giường, lên xuống cầu thang, đi vệ sinh cá nhân…Những bài tập trị liệu sẽ được tăng tiến dần qua mỗi giai đoạn nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn cho dây chằng mới.

Vật lý trị liệu dây chằng chéo trước có tác dụng gì?

Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần dùng nẹp và dùng nạng để di chuyển

Giảm viêm và đau

Phẫu thuật khiến những mô mềm vùng gối bị tổn thương. Người bệnh cần thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên viên càng sớm càng tốt để giảm sưng tấy. Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh áp dụng phương pháp R.I.C.E gồm các hoạt động như nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép, kê cao chân. Phương pháp R.I.C.E có tác dụng hỗ trợ máu lưu thông và ngăn hình thành huyết khối. Các hoạt động của R.I.C.E cụ thể như sau:

  • Nghỉ ngơi: Sau phẫu thuật, người bệnh hạn chế di chuyển quá nhiều hay vận động mạnh mà nên nghỉ ngơi;
  • Chườm lạnh: Dùng đá chườm lên vùng khớp gối trong 20 phút, mỗi lần chườm cách nhau 3 giờ. Đá lạnh làm co mạch máu, nhờ đó giảm sưng nề vùng gối và giảm đau rất hiệu quả;
  • Băng ép: Dùng băng thun băng ép đầu gối;
  • Kê cao chân: Khi nằm, người bệnh cần kê bên chân đã phẫu thuật cao hơn tim và vận động cổ chân lên xuống thường xuyên.

Phục hồi tầm hoạt động khớp gối

Sau khi phẫu thuật dây chằng chéo trước, người bệnh có thể gặp biến chứng phổ biến là giảm tầm vận động. So với khớp gối bình thường, khớp gối đã phẫu thuật sẽ co hay duỗi ít hơn do người bệnh ít di chuyển, sự cử động bất thường của khớp gối, sức mạnh của cơ tại vùng gối giảm và hình thành sẹo tại mặt trước gối.

Do đó, người bệnh cần tập vật lý trị liệu càng sớm càng tốt để tránh tình trạng giảm tầm vận động của khớp gối. Các bài tập phù hợp gồm bài kéo giãn cơ tại vùng đùi, cẳng chân và bài gập duỗi gối. Sau phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý duỗi thẳng gối hoàn toàn. Cử động gấp gối sẽ được thực hiện qua từng giai đoạn trong quá trình phục hồi.

Gia tăng sức mạnh cơ

Sau khi mổ, người bệnh cử động bị hạn chế nên dễ bị yếu và teo cơ tại cẳng chân, vùng đùi, cơ mông, làm giảm sự ổn định của khớp gối do cơ bị yếu. Vì thế, việc tập vật lý trị liệu sớm nhằm duy trì và tăng cường sức mạnh của cơ.

Những bài tập trị liệu cần được thiết kế phù hợp cho từng giai đoạn phục hồi để không ảnh hưởng đến dây chằng mới. Người bệnh sẽ bắt đầu quen dần với những bài tập gồng cơ từ mức độ nhẹ đến nặng dần lên theo sự phục hồi của cơ thể.

Vật lý trị liệu dây chằng chéo trước có tác dụng gì?

Tập vật lý trị liệu dây chằng chéo trước giúp tăng cường sức mạnh của cơ

Trở lại hoạt động bình thường

Khi người bệnh đã hoàn thành mục tiêu về lực cơ, tầm vận động, chuyên viên vật lý trị liệu sẽ giúp bạn nhanh chóng trở lại hoạt động như bình thường hay chơi lại các môn thể thao bằng các bài tập phù hợp. Dây chằng chéo trước giúp khớp gối ổn định khi thực hiện các động tác. Vì thế, để sớm quay trở lại hoạt động như trước đây, người bệnh cần phục hồi phản xạ nhanh chóng khi bị trượt, té ngã, va chạm,…, đặc biệt là khi chơi thể thao.

Ngoài ra, các cơ cũng cần sự linh hoạt khi bắt đầu cho đến kết thúc cử động, khi đột ngột chuyển hướng, khi thay đổi tốc độ cử động. Tất cả những điều này chỉ được phục hồi thông qua luyện tập. Chỉ khi khả năng phản xạ đã được phục hồi hoàn toàn, người bệnh mới có thể vận động mạnh hay quay lại chơi thể thao. Nếu chưa hồi phục, nguy cơ tái phát tổn thương dây chằng là rất cao.

Top 6 bài vật lý trị liệu dây chằng chéo trước

Bạn có thể thực hiện tại nhà những bài tập vật lý trị liệu dây chằng chéo trước sau đây:

Bài tập cho cơ đùi

Chuẩn bị: Một miếng vải dài hoặc chiếc khăn dài để thực hiện bài tập.

Thực hiện: Ngồi xuống nệm và duỗi thẳng hai chân. Đặt miếng vải hoặc khăn dưới lòng bàn chân đau, giữ chặt khăn bằng hai tay, gập người về phía trước.

Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây, thả lỏng người, trở về tư thế ban đầu.

Bài tập cho gân kheo

Ngồi rồi đặt khăn dưới lòng bàn chân đau, giữ khăn bằng cả hai tay.

Nằm ngửa đồng thời nâng chân lên cho đến khi bạn cảm thấy căng ở phần sau chân.

Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây. Lặp lại 2 lần.

Tìm hiểu thêm: Uống rượu ngâm hoa anh túc có tốt không? Có nên dùng không?

Vật lý trị liệu dây chằng chéo trước có tác dụng gì?
Bài tập vật lý trị liệu cho gân kheo

Bài tập cho cơ chân

Nằm ngửa, đặt một cuộn khăn nhỏ dưới đầu gối.

Siết cơ ở phía trước chân khoảng 3 – 5 giây rồi thả lỏng, lặp lại động tác 2 hiệp 10 lần.

Bài tập cho mắt cá chân

Ngồi trên ghế hoặc nằm ngửa, nâng vừa cổ chân và ngón chân lên rồi nhẹ nhàng hướng chúng xuống. Lặp lại 2 hiệp 10 lần.

Bài tập cho gót chân

Ngồi dựa tường, đặt khăn dưới bàn chân, hai tay nắm hai đầu khăn. Kéo khăn về phía sau, cố gắng uốn cong đầu gối tối đa. Giữ nguyên tư thế này khoảng 3 – 5 giây, từ từ duỗi thẳng đầu gối. Lặp lại 2 hiệp 10 lần.

Bài tập cho hông

Nằm sấp, kê đầu lên chiếc gối. Từ từ nhấc chân lên, luôn giữ thẳng đầu gối. Tiếp tục bài tập này 2 hiệp 10 lần.

Một số lưu ý khi thực hiện bài tập vật lý trị liệu

Để tập vật lý trị liệu hiệu quả, người bệnh cần chú ý những điều sau:

  • Tập luyện theo chỉ dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu, không nên tập quá sức.
  • Trước khi ngưng dùng nạng, phải có sự đồng ý của chuyên viên vật lý trị liệu.
  • Để kiểm soát cơn đau, có thể chườm lạnh trước và sau buổi tập luyện, mỗi lần chườm không quá 20 phút.
  • Người bệnh nên chọn những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, không gây đau. Tùy theo cơn đau mà người bệnh kiểm soát cường độ vận động.
  • Nghỉ ngơi và kê cao chân khi nằm có thể cải thiện tình trạng sưng tấy.
  • Người bệnh nên chú ý chế độ dinh dưỡng.
  • Người bệnh nên gặp chuyên viên vật lý trị liệu khi thấy đau nhiều trong lúc luyện tập, cần điều chỉnh hay tăng cường các bài tập.

Vật lý trị liệu dây chằng chéo trước có tác dụng gì?

>>>>>Xem thêm: Vaccine sống giảm độc lực là gì? Các loại vaccine sống giảm độc lực

Chườm lạnh trước và sau buổi tập luyện có thể giảm đau

Tóm lại, người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục nếu kiên trì tập vật lý trị liệu dây chằng chéo trước. Dựa theo quá trình phục hồi chức năng của bạn mà chuyên viên vật lý trị liệu sẽ thiết kế các bài tập vận động thích hợp. Nếu có bất cứ vấn đề gì, bạn cần trao đổi ngay với chuyên viên vật lý trị liệu để quá trình phục hồi đạt hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *