Tiêm vacxin 5 trong 1 là một phần quan trọng của chiến dịch tiêm chủng mở rộng nước ta. Trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu xem vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì nhé!
Bạn đang đọc: Vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì? Bao giờ nên cho trẻ đi tiêm?
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch rất yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi những loại vi khuẩn, virus từ bên ngoài. Lúc này, tiêm vacxin chính là phương pháp phòng bệnh hiệu quả dành cho trẻ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, vacxin 5 trong 1 có thể bảo vệ trẻ đồng thời 5 căn bệnh nguy hiểm. Vậy vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Vacxin 5 trong 1 là gì?
Vaccine 5in1 là vacxin thế hệ mới, có tác dụng phòng ngừa 5 căn bệnh khác nhau chỉ bằng 1 mũi tiêm duy nhất. Bởi vậy, cha mẹ luôn được khuyến khích nên cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ để làm tăng khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Hiện nay, 2 dòng vacxin tổng hợp 5 trong 1 được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam là ComBe Five và Pentaxim. Trong đó, ComBe Five có xuất xứ từ Ấn Độ, được cấp phép sử dụng từ tháng 06/2018. Loại vacxin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Việt Nam. Sau khi cho trẻ tiêm vacxin ComBe Five, trẻ vẫn cần phải bổ sung thêm mũi tiêm chống bệnh bại liệt.
Bên cạnh ComBe Five, dòng vacxin Pentaxim của Pháp cũng được nhiều cha mẹ ưu tiên cho con sử dụng. Tuy nhiên, loại vắc xin này thuộc chương trình tiêm dịch vụ nên cha mẹ cần phải trả thêm chi phí nếu có nhu cầu. Đối với trẻ tiêm Pentaxim, bạn nên cho con tiêm bổ sung vacxin phòng bệnh viêm gan B.
Vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì?
Vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng xét trong phạm vi vacxin Pentaxim. Theo đó, loại vacxin này có khả năng chống lại 5 căn bệnh là: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và các bệnh do HIB gây ra. Đây đều là các bệnh lý nguy hiểm, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Cụ thể:
Bạch hầu
Bệnh bạch hầu là một trong những căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae lây nhiễm từ người sang người qua đường hô hấp. Trẻ mắc bạch hầu thường xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:
- Đau họng, ho kéo dài.
- Cổ họng và amidan xuất hiện các lớp màng dày màu trắng xám gây khó thở.
- Sốt cao, ớn lạnh.
- Rối loạn nhịp tim.
Bệnh diễn biến rất nhanh, dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh và trụy tim mạch, thậm chí là tử vong chỉ sau 6 – 10 ngày.
Ho gà
Bệnh ho gà bắt nguồn từ trực khuẩn ho gà (Bordetella pertussis) lây lan trong không khí khi trẻ vô tình tiếp xúc với dịch niêm mạc mũi, họng của người bệnh khi ho, hắt hơi. Ban đầu, các triệu chứng của bệnh cũng tương tự với bệnh cảm lạnh thông thường. Sau 15 – 20 tiếng, trẻ ho yếu dần, lưỡi bị đẩy ra ngoài, nôn mửa nhiều đờm, chảy nước mắt, mặt phù nề, vã mồ hôi, cơ thể tím tái và có thể ngừng thở nhanh chóng.
Uốn ván
Uốn ván được xếp vào danh sách các bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao hiện nay. Bệnh lây nhiễm âm thầm trong cơ thể con người khi vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani xâm nhập vào vết thương hở và phát triển trong điều kiện yếm khí.
Triệu chứng đặc trưng nhất khi trẻ mắc uốn ván là các cơn co cứng cơ kèm theo đau, biểu hiện rõ nhất ở cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và cơ thân. Từ ngày thứ 3 sau khi nhiễm bệnh, trẻ sơ sinh bắt đầu bỏ bú, co giật nhiều dẫn đến tử vong.
Bại liệt
Vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì? Một trong những căn bệnh ở trẻ sơ sinh cần được quan tâm hàng đầu là bệnh bại liệt. Bệnh do virus Polio lây truyền theo đường tiêu hóa và đường hô hấp.
Điểm đặc biệt của căn bệnh này là không có triệu chứng rõ ràng nên cha mẹ rất dễ chủ quan. Trẻ mắc bệnh bại liệt chỉ sốt nhẹ, nhức đầu, nôn ói kéo dài vài ngày, sau đó hồi phục hoàn toàn. Nhưng cũng có trẻ mắc hội chứng viêm màng não gây sốt, đau đầu dữ dội, cứng cổ, lưng và đau cơ. Chỉ sau vài giờ, bệnh có thể gây liệt hai chân và nửa thân dưới. Tiếp theo, virus sẽ nhanh chóng làm tổn thương não bộ, gây khó nuốt, khó thở và tử vong.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm gây đau nửa đầu thường gặp bạn nên tránh
Bệnh do vi khuẩn Haemophilus Influenzae Loại B (Hib)
Vi khuẩn Hib là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ thường gặp ở trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi. Bệnh để lại nhiều di chứng dai dẳng về thần kinh, nhiễm trùng máu, viêm thượng vị,… Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong đối với trẻ sơ sinh bị viêm màng não do Hib là 5 – 10%. Ngay cả khi khỏi bệnh, trẻ vẫn sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao bị điếc, sa sút trí tuệ, mất khả năng học tập và gặp nhiều khó khăn khi vận động.
Như vậy, vacxin 5 trong 1 Pentaxim sẽ giúp trẻ phòng ngừa 5 căn bệnh nguy hiểm là: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và bệnh do vi khuẩn Hib. Còn đối với vacxin 5 trong 1 Quinvaxem hoặc ComBE Five, 5 căn bệnh được phòng ngừa sẽ bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bệnh do vi khuẩn HiB và viêm gan B.
Lịch tiêm phòng vacxin 5 trong 1 cho trẻ nhỏ
Vacxin tổng hợp 5 trong 1 chỉ phát huy được tối đa tác dụng khi trẻ tiêm đủ 3 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng. Theo khuyến nghị của các bác sĩ, trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên đã có thể tiêm phòng loại vacxin này. Sau khi hoàn thành 3 mũi tiêm chính, cha mẹ chú ý nên cho trẻ tiêm nhắc lại vào tháng thứ 16 – 18 để duy trì hệ miễn dịch bền vững cho trẻ.
Tuy nhiên, nếu bé đang sốt cao hoặc thân nhiệt hạ thấp dưới 35.5 độ C thì bạn nên hoãn lịch tiêm đến khi sức khỏe của bé hoàn toàn ổn định. Ngoài ra, với những em bé mới điều trị bệnh bằng corticoid, bạn cũng nên lùi lịch tiêm ít nhất 14 ngày kể từ khi kết thúc điều trị để cơ thể của trẻ được phục hồi lại bình thường.
>>>>>Xem thêm: Răng cửa to: Nguyên nhân và những bất lợi mà nó mang lại
Hy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ đã nắm được vacxin 5 trong 1 gồm những bệnh gì. Sau khi tiêm chủng, cha mẹ nên theo dõi các dấu hiệu của con trong suốt 24 giờ đầu để xử lý kịp thời, tránh những tác dụng phụ không mong muốn nhé!
Trung tâm tiêm chủng KenShin tự hào là nơi cung cấp dịch vụ tiêm ngừa với nguồn vacxin chính hãng chất lượng, được bảo quản chuyên nghiệp bằng hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP. Tại KenShin, có đa dạng các loại vacxin cho bạn lựa chọn. Đồng thời, bạn cũng sẽ nhận được sự tư vấn của các bác sĩ trước khi tiến hành tiêm ngừa.