Vắc xin thương hàn chính là phương pháp phòng tránh bệnh thương hàn an toàn và hiệu quả nhất. Vì thể mỗi người cần có ý thức tiêm ngừa sớm để bảo vệ sức khỏe bản thân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin về vắc xin thương hàn.
Bạn đang đọc: Vắc xin thương hàn là gì? Cần tiêm mấy mũi vắc xin thương hàn?
Bệnh thương hàn rất nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng và có khả năng tử vong cao. Vì vậy bạn cần tiêm ngừa vắc xin thương hàn để phòng tránh và giảm thiểu tỷ lệ nhiễm bệnh. Vậy vắc xin thương hàn là gì? Vắc xin thương hàn cần tiêm bao nhiêu mũi? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết thông qua bài viết này nhé.
Contents
Bệnh thương hàn là gì?
Bệnh thương hàn là một loại bệnh gây ra bởi trực khuẩn Salmonella Typhi và phó thương hàn (Salmonella paratyphi A, B). Khi người bệnh mắc phải thương hàn sẽ có các triệu chứng như sốt cao kéo dài, đau đầu, chán ăn, táo bón, mệt mỏi, tiêu chảy, ho khan, mạch đập chậm và có thể nổi mẩn đỏ ngoài da. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 8 đến 14 ngày.
Bệnh này thường xảy ra vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9 ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm, vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo. Đồng thời, việc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hay qua các đồ dùng của họ là nguyên nhân chính dẫn đến lây nhiễm bệnh thương hàn.
Theo một số thống kê, bệnh thương hàn thường xảy ra ở đối tượng từ 15 đến 30 tuổi là độ tuổi đi làm, có thể sống và làm việc ở những môi trường ô nhiễm, thường ngâm mình dưới ao, hồ,… Chính vì vậy mỗi người cần có ý thức vệ sinh sạch sẽ nơi mình sinh sống cũng như làm việc, chăm sóc và vệ sinh cá nhân cẩn thận để phòng bệnh một cách tốt nhất.
Vắc xin thương hàn là gì?
Vắc xin thương hàn được dùng để phòng ngừa sốt thương hàn có khả năng ngừa bệnh 30% đến 70%. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ em sinh sống ở những vùng bệnh lây nhiễm cao. Tùy thuộc vào từng loại vắc xin mà liều tiêm ngừa bổ sung được khuyến cáo từ 3 cho đến 7 năm.
Tại các nước phương Tây như Hoa Kỳ, chính phủ khuyến cáo tiêm vắc xin phòng bệnh thương hàn cho những ai sống ở nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, đặc biệt là khách du lịch đến từ vùng bệnh xảy ra rất phổ biến. Vắc xin thương hàn rất an toàn có thể tiêm vắc xin cho những ai nhiễm HIV/AIDS và dạng uống có thể được sử dụng miễn vắng mặt các triệu chứng. Nhờ vào vắc xin phòng thương hàn mà dịch bệnh được kiểm soát ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.
Hiện nay trên thị trường có 2 loại vắc xin phòng thương hàn được cấp phép và sử dụng phổ biến là vắc xin TYPHIM VI của hãng Sanofi Pasteur (Pháp) và vắc xin Typhoid Vi của Viện Pasteur Đà Lạt (DAVAC).
Đối với vắc xin TYPHIM VI chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Trẻ em dưới 2 tuổi vì không đáp ứng khả năng miễn dịch.
- Người mẫn cảm với các thành phần của vắc xin.
- Người bị rối loạn máu hoặc giảm tiểu cầu.
Đối với vắc xin Typhoid Vi chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
- Đối tượng bị dị ứng với những thành phần của vắc xin.
- Phụ nữ đang mang thai, hoặc nếu cần tiêm thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Vắc xin thương hàn tiêm mấy mũi?
Vắc xin thương hàn dành cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Trong đó, đối tượng cần tiêm vắc xin ngay là nhóm đang sống tại vùng dịch có nguy cơ lây nhiễm cao, người di chuyển đến vùng có dịch bệnh thương hàn.
Đối với người người lớn hay trẻ em, vắc xin thương hàn chỉ cần tiêm duy nhất một mũi. Nếu sinh sống tại vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, bạn nên tiêm nhắc lại 3 năm 1 lần vì tính miễn dịch thương hàn của cơ thể không thể duy trì vĩnh viễn. Ngoài ra, nếu di chuyển đến vùng dịch, bạn nên tiêm phòng trước tối thiểu 2 tuần để đảm bảo vắc xin có đủ thời gian phát huy tác dụng.
Tìm hiểu thêm: Chi phí mổ u bã đậu là bao nhiêu? Phương pháp điều trị u bã đậu hiệu quả nhất
Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin
Mặc dù vắc xin thương hàn rất an toàn nhưng vẫn sẽ gây ra một số tác dụng phụ sau khi tiêm. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin thương hàn:
- Sưng, đau và mẩn đỏ tại vết tiêm;
- Sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, đau nhức cơ và các khớp;
- Trường hợp hiếm gặp là phát ban, dị ứng, ngứa, nặng hơn có thể bị áp xe tại chỗ tiêm;
- Ngoài ra, có thể xảy ra sốc phản vệ ở trẻ, do tiêm quá liều, sai kỹ thuật hoặc chất lượng vắc xin không được đảm bảo.
Sau khi tiêm vắc xin thương hàn bạn cần theo dõi thường xuyên tình trạng của bản thân hoặc người thân trong gia đình để có biện pháp cứu chữa kịp thời. Khi gặp các trường hợp có phản ứng nghiêm trọng với vắc xin bạn cần phải kịp thời có những hành động sau:
- Đối với tình trạng dị ứng nặng hoặc tình huống khẩn cấp bạn cần gọi ngay cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được chữa trị kịp thời.
- Báo cáo phản ứng đó lên lên Hệ thống Báo cáo Biến cố Bất lợi (Vaccine Adverse Event Reporting System – VAERS). Bác sĩ sẽ nộp hồ sơ hoặc bạn có thể tự làm thông qua website VAERS.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo hiện tượng bong nhau non 3 tháng đầu cho mẹ bầu!
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích về vắc xin thương hàn là gì? Cần tiêm mấy mũi vắc xin thương hàn?. Tiêm vắc xin là một cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho bạn và cả gia đinh. Hãy thường xuyên theo dõi KenShin để cập nhật những thông tin mới nhất về các vấn đề chăm sóc sức khỏe nhé!
Nhằm đảm bảo tiêm ngừa vắc xin thương hàn một cách an toàn và hiệu quả, bạn nên đến những trung tâm y tế chuyên khoa hoặc cơ sở tiêm chủng vắc xin uy tín như Trung tâm tiêm chủng KenShin. Đây là nơi cung cấp các loại vắc xin chất lượng, chính hãng của các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Đồng thời đội ngũ nhân viên đầy kinh nghiệm và nhiệt tình sẽ thực hiện tiêm chủng tuân thủ theo quy định nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tư vấn một cách kỹ càng để bạn hiểu rõ về các vấn đề khi tiêm vắc xin. Hãy yên tâm đăng ký để được tư vấn và tiêm chủng hiệu quả nhất.