Uống thuốc hết hạn có sao không? Làm gì nếu lỡ uống thuốc quá hạn?

Sử dụng thuốc giúp hàng triệu người trên khắp thế giới kiểm soát và điều trị các bệnh lý hiệu quả. Tuy nhiên, sự hiệu quả và an toàn của thuốc đòi hỏi sử dụng đúng thuốc, đúng chất lượng. Thuốc hết hạn gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của thuốc. Chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao không nên sử dụng thuốc đã hết hạn và những nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc này. Uống thuốc hết hạn có sao không? Làm gì nếu lỡ uống thuốc quá hạn?

Bạn đang đọc: Uống thuốc hết hạn có sao không? Làm gì nếu lỡ uống thuốc quá hạn?

Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ và sử dụng thuốc theo đơn chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, có thể xảy ra tình huống khi thuốc của bạn đã hết hạn sử dụng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm lời giải đáp cho thắc mắc uống thuốc hết hạn có sao không? Tại sao không nên dùng thuốc đã hết hạn và những rủi ro mà điều này mang lại.

Dấu hiệu nhận biết thuốc hết hạn sử dụng

Hạn sử dụng của thuốc là thông tin thường ít được quan tâm, dẫn đến dễ gặp phải tình trạng sử dụng thuốc quá hạn. Thông thường, khi thuốc hết hạn sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như sau:

  • Thuốc dạng dung dịch: Có thể xuất hiện hiện tượng tách lớp, thay đổi màu sắc hoặc mùi lạ, khó chịu.
  • Thuốc dạng viên: Các viên thuốc có thể trở nên mềm nhũn hoặc thay đổi màu sắc.

Uống thuốc hết hạn có sao không? Làm gì nếu lỡ uống thuốc quá hạn?

Không nên sử dụng tuốc dạng viên trở nên mềm nhũn

Tuy nhiên, không phải tất cả loại thuốc hết hạn đều thể hiện sự thay đổi rõ rệt về hình dạng và màu sắc. Một số loại thuốc có thành phần hóa học đã biến đổi nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng và khó nhận biết. Hoặc cũng có những loại thuốc chỉ mới hết hạn trong thời gian ngắn nên kết cấu của thuốc không thay đổi so với thời điểm ban đầu.

Điều quan trọng là ngay cả khi thuốc chưa biểu hiện hư hỏng bệnh nhân cũng không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào sau khi hết hạn sử dụng. Hạn sử dụng được đặt ra để đảm bảo hiệu quả và an toàn của thuốc, và việc sử dụng thuốc đã hết hạn có thể gây nguy cơ cho sức khỏe của bạn. Để tránh tình trạng này, từ nay hãy tạo thói quen kiểm tra ngày hết hạn của thuốc trước khi sử dụng theo đơn và chỉ định của bác sĩ.

Ngày hết hạn (EXP) của thuốc thường được in trên bao bì, nhãn dán trên chai, lọ đựng thuốc, hoặc được dập trên vỉ thuốc. Thông thường, ngày hết hạn được ghi dưới dạng ngày, tháng, và năm của lịch dương. Số ngày và tháng có thể được biểu thị bằng hai con số, và năm thường được ghi bằng bốn con số hoặc chỉ hai con số cuối của năm.

Ngoài ngày hết hạn cho toàn bộ sản phẩm, một số loại thuốc, như thuốc nhỏ mắt, mũi, tai, thuốc dung dịch hoặc hỗn dịch, có thêm một hạn sử dụng sau khi đã mở nắp hoặc đã pha chế. Hạn sử dụng này thường tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và có thể là 1 hoặc 2 ngày, 1 tuần, 1 tháng, và tùy thuộc vào loại sản phẩm. Đối với những loại thuốc này bạn hãy ghi lại ngày mở nắp vào bao bì của thuốc và đảm bảo rằng thuốc được sử dụng trong khoảng thời gian hiệu quả sau khi đã mở nắp, và không sử dụng khi đã quá thời hạn này để đảm bảo an toàn và hiệu quả của điều trị.

Uống thuốc hết hạn có sao không?

Sử dụng thuốc sau khi hết hạn sử dụng trong trường hợp điều trị các bệnh nhẹ như đau đầu, sốt nhẹ hoặc đau nhẹ có thể gây mất tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, tốt nhất là không nên sử dụng các loại thuốc đã hết hạn để đảm bảo an toàn và tránh được một số nguy cơ nghiêm trọng.

Một trong những rủi ro chính khi sử dụng thuốc hết hạn là việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, khi sử dụng kháng sinh, thuốc hết hạn không đủ hiệu lực có thể dẫn đến việc nhiễm trùng kéo dài, và vi khuẩn có thể phát triển kháng thuốc, làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn và kéo dài thời gian.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc hết hạn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đối với những người dùng thuốc để điều trị các bệnh mạn tính như bệnh tim, ung thư, động kinh hoặc dị ứng, việc sử dụng thuốc đã hết hạn có thể gây nguy cơ nghiêm trọng. Bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông để ngăn ngừa hình thành cục máu đông có thể đối diện với nguy cơ tai biến nặng nếu thuốc đã hết hạn không đảm bảo hiệu quả, như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Bệnh nhân đái tháo đường uống thuốc hết hạn có thể gây biến chứng nguy hiểm do tăng đường huyết, chẳng hạn như mù lòa hoặc tàn phế.

Tìm hiểu thêm: Uống thuốc hạ huyết áp lâu năm có hại không?

Uống thuốc hết hạn có sao không? Làm gì nếu lỡ uống thuốc quá hạn?
Nguy cơ tai biến nặng nếu dùng thuốc đã hết hạn

Ngoài ra, thuốc đã hết hạn sử dụng thường gây nên sự biến tính của các thành phần, hư hỏng dạng bào chế, nhiễm khuẩn và có thể gây dị ứng, sốc phản vệ, thậm chí gây tử vong. Sự biến tính của các thành phần trong thuốc có thể dẫn đến sản xuất những hợp chất có độc tính cao có thể gây hại cho cơ thể.

Tóm lại, việc sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng có thể mang theo nhiều nguy cơ không đáng có và không nên uống thuốc hết hạn. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh, bệnh nhân nên tuân theo chỉ định đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ và không sử dụng thuốc đã hết hạn.

Làm gì nếu lỡ uống thuốc quá hạn?

Khi đã có câu trả lời cho câu hỏi về việc uống thuốc hết hạn có sao không, bệnh nhân cũng cần quan tâm đến việc làm gì nếu lỡ uống thuốc quá hạn để tránh tác động đến sức khỏe nghiêm trọng.

Nếu bạn lỡ uống liều thuốc hết hạn, ngay lập tức ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với chuyên gia y tế để được hướng dẫn cụ thể dựa trên loại thuốc và lượng bạn đã uống.

Theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn trong vài giờ hoặc ngày tiếp theo. Lưu ý bất kỳ triệu chứng hoặc tác dụng phụ nào bất thường xảy ra trên cơ thể. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào, như khó thở, đau ngực, hoặc các triệu chứng nghiêm trọng khác, bạn cần tới cơ sở y tế kịp thời, có thể gọi số cấp cứu hoặc đến bệnh viện gần nhất.

Để tránh việc lặp lại tình huống này, hãy kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc trong tủ thuốc dự phòng của bạn và loại bỏ trước khi sử dụng chúng. Cách loại bỏ thuốc đã hết hạn:

Bỏ thuốc vào thùng rác: Khi thuốc đã hết hạn, bạn có thể gói chúng vào túi rồi bỏ vào thùng rác. Tuyệt đối không nên vứt thuốc vào môi trường tự nhiên hoặc xả nước.

Uống thuốc hết hạn có sao không? Làm gì nếu lỡ uống thuốc quá hạn?

>>>>>Xem thêm: Siêu âm dạ dày có cần nhịn ăn không? Cần chuẩn bị những gì?

Bỏ thuốc hết hạn vào thùng rác

Mang thuốc đến nhà thuốc hoặc bệnh viện: Một số cơ sở y tế có chương trình thu gom thuốc, đặc biệt là những loại thuốc đặc trị và rác thải y tế. Tại đây, các cơ sở có cách xử lý thích hợp với những loại rác thải đặc biệt này để đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm.

Xả xuống bồn rửa hoặc nhà vệ sinh: FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) khuyến cáo rằng một số ít các loại thuốc nên được xử lý bằng cách xả xuống bồn rửa hoặc nhà vệ sinh. Tuy nhiên, cần thận trọng và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc nhà sản xuất.

Tóm lại, việc sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng có thể mang theo nhiều nguy cơ không đáng có và không nên uống thuốc hết hạn. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh, bệnh nhân nên tuân theo chỉ định đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ và không sử dụng thuốc đã hết hạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *