Ung thư tủy là căn bệnh không quá phổ biến nhưng mức độ nguy hiểm của căn bệnh này lại cao hơn nhiều loại ung thư khác. Vì vậy, nhiều gia đình có người mắc bệnh thường phân vân câu hỏi ung thư tủy sống được bao lâu và có chữa được không?
Bạn đang đọc: Ung thư tủy sống được bao lâu, có chữa được không?
Ung thư tủy sống được bao lâu và có chữa được không là điều mà gia đình người bệnh rất quan tâm. Đặc biệt là vấn đề ung thư tủy giai đoạn cuối, hãy cùng Nhà thuốc long Châu tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé!
Contents
Ung thư tủy là gì? Có nguy hiểm không?
Trong hệ thống thần kinh trung ương, tủy sống có vai trò quan trọng trong điều khiển hoạt động và cảm giác của cơ thể. Vì vậy, nếu như tủy sống gặp vấn đề thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người.
Ung thư tủy là sự xuất hiện của các khối u ác tính trên các vùng khác nhau của tủy sống, bao gồm ung thư nội tủy và ung thư ngoài tủy. Do tủy sống có vai trò sản sinh tế bào máu như hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu từ tế bào gốc nên khi bị ung thư tủy thì bệnh sẽ phát triển nhanh chóng và rất dễ di căn đến các cơ quan khác nhau trên cơ thể. Chính vì vậy, ung thư tủy sống là căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao hơn so với những loại ung thư khác.
Đặc biệt, ung thư tủy rất dễ gây ra ung thư máu vì tủy là nơi sản sinh ra tế bào máu, ngoài ra ung thư tủy còn gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh bạch cầu khiến hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm ở mức đáng báo động.
Dấu hiệu nhận biết ung thư tủy
Rất khó nhận biết ung thư tủy giai đoạn đầu bởi bệnh ít biểu hiện ra bên ngoài hoặc các biểu hiện dễ bị nhầm với bệnh lý khác. Trường hợp thường bị nghi ngờ mắc bệnh ung thư là khi làm xét nghiệm máu nhận thấy nồng độ protein trong máu tăng cao. Thông thường, khi bệnh tiến triển đến các giai đoạn sẽ có một số dấu hiệu dễ thấy như sau:
- Thường xuyên bị đau ở vùng lưng, hông và xương sườn;
- Dễ gãy xương, xương giòn và yếu hơn;
- Thường bị sốt cao không rõ nguyên nhân;
- Hạch bạch huyết bị sưng;
- Nồng độ canxi trong máu cao;
- Thường xuyên mệt mỏi, sụt cân bất thường;
- Hay có vết bầm và đốm đỏ nhỏ trên da, chảy máu bất thường;
- Thận bị tổn thương.
Ung thư tủy là căn bệnh khởi phát trong âm thầm và triệu chứng bệnh mơ hồ nên thường bị bỏ qua hay bị xem nhẹ. Khi chẩn đoán ra căn bệnh này thì thường ở giai đoạn nặng, bỏ qua thời điểm vàng trong điều trị ung thư.
Ung thư tủy sống được bao lâu, có chữa được không?
Ung thư tủy có chữa được không
Ung thư tủy khiến các tế bào máu khỏe mạnh bị phá hủy đồng thời các tế bào máu xấu tăng lên nhanh chóng do đột biến. Điều này sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu, làm suy yếu hệ miễn dịch, nhiễm trùng,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Có thể chữa khỏi ung thư tủy nếu được phát hiện từ sớm và đáp ứng được phương pháp điều trị. Việc điều trị có thể nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ác tính hoặc làm chậm sự phát triển của chúng, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể hoặc thực hiện cấy ghép tủy xương. Nếu được phát hiện ở giai đoạn cuối của bệnh, khi tế bào ác tính đã lan rộng và di căn sang các cơ quan khác thì tỷ lệ tử vong của người bệnh sẽ cao hơn.
Tìm hiểu thêm: Sau khi tiêm vắc xin có uống kháng sinh được không?
Ung thư tủy sống được bao lâu
Ung thư tủy sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thể trạng sức khỏe, khả năng miễn dịch của cơ thể, người bệnh đang ở giai đoạn nào và đáp ứng điều trị ra sao,… Bệnh ung thư tủy gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và dễ phát sinh các bệnh lý khác khiến việc thống kê được thời gian sống sau khi phát hiện bệnh rất khó khăn.
Nhìn chung thì người bệnh có thể trạng tốt và đáp ứng được điều trị thì sẽ có tuổi thọ cao hơn so với những người có thể trạng yếu, phát hiện bệnh muộn, điều trị không hiệu quả sẽ có tuổi thọ thấp hơn.
Theo thống kê, thời gian sống của người bệnh ung thư tủy còn phụ thuộc vào loại ung thư mắc phải. Với loại ung thư máu do u tủy còn được gọi là bệnh bạch cầu thì tùy vào từng loại người bệnh sẽ có tuổi thọ khác nhau:
- Bệnh bạch cầu mãn tính: Nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể sống khoảng 8 năm, ở giai đoạn giữa là 5,5 năm và giai đoạn cuối là gần 4 năm.
- Bệnh bạch cầu cấp tính: Tỷ lệ tử vong của loại này cao hơn, chỉ có khoảng 20 – 40% bệnh nhân sống được khoảng 5 năm nếu được điều trị ngay từ giai đoạn đầu.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc ung thư tủy giai đoạn cuối sống được bao lâu. Khi bước vào giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị hầu như đều không mang lại hiệu quả cao. Lúc này thời gian sống của bệnh nhân chỉ được tính bằng tháng. Vì vậy gia đình nên tập trung chăm sóc và giúp người bệnh giảm nhẹ đau đớn.
Phương pháp điều trị ung thư tủy
Cùng với sự phát triển của y học hiện đại thì điều trị ung thư tủy có nhiều phương pháp và với tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp với người bệnh nhất. Những phương pháp điều trị ung thư tủy thường được sử dụng hiện nay:
- Hóa trị: Sử dụng một hay nhiều loại thuốc kháng ung thư để tiêu diệt tế bào gây bệnh.
- Liệu pháp miễn dịch: Kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên ở cơ thể người bệnh để cản trở tế bào ung thư sinh trưởng. Liệu pháp này thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Xạ trị: Dùng tia X và tia Gamma để tấn công khối u, phá hủy ADN của chúng.
- Cấy ghép tế bào gốc: Tạo tế bào máu mới cho cơ thể do trong quá trình hóa trị, tế bào máu cũng bị phá hủy cùng với tế bào ung thư.
>>>>>Xem thêm: Khi bị sốt xuất huyết có nên truyền nước không?
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi ung thư tủy sống được bao lâu. Nhìn chung phần lớn người bệnh khi phát hiện ra đều ở giai đoạn nguy cấp nên tuổi thọ cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi đây là căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao.