Ung thư đường mật là căn bệnh nguy hiểm, người bệnh có thể tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Vậy ung thư đường mật sống được bao lâu? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác.
Bạn đang đọc: Ung thư đường mật sống được bao lâu?
Các chuyên gia đánh giá ung thư đường mật nằm trong số các căn bệnh khó chữa và có tỷ lệ tử vong cao. Trong bài viết dưới đây, KenShin sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về nguyên nhân gây nên căn bệnh này, phân tích ung thư đường mật sống được bao lâu cũng như đưa ra các giải pháp điều trị hiệu quả đang được áp dụng hiện nay.
Contents
Ung thư đường mật là bệnh gì?
Trong cơ thể, ống dẫn mật là những ống nhỏ mang mật (hay còn gọi là dịch tiêu hóa) từ gan và túi mật đến ruột non, giúp tiêu hóa chất béo từ thực phẩm. Ung thư đường mật là bệnh xảy ra tại bộ phận này, khiến cơ thể gặp các vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
Có ba vị trí mà loại ung thư này có thể phát sinh trong hệ thống dẫn lưu mật bao gồm đường mật trong gan (ảnh hưởng đến các ống mật nằm trong gan), ngay bên ngoài gan (nằm ở rãnh gan nơi ống dẫn mật thoát ra), xa bên ngoài gan (gần nơi ống mật đi vào ruột).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư đường mật như tuổi tác, béo phì, di truyền, uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc, người mắc bệnh gan hoặc ống mật, người tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm, bị nhiễm ký sinh trùng… Tỷ lệ mắc ung thư đường mật cao nhất thường nằm ở nhóm tuổi từ 60 – 70. Mặc dù y học đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị nhưng nhìn chung tiên lượng của bệnh này vẫn rất xấu. Do đó, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ hãy tầm soát ung thư từ sớm để có giải pháp ngăn ngừa, điều trị kịp thời nhé!
Ung thư đường mật sống được bao lâu?
Nhiều người khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này thường khá hoang mang liệu ung thư đường mật sống được bao lâu? Thực tế, khi được phát hiện, bệnh thường đã ở giai đoạn di căn sang gan, tức là đã ở giai đoạn cuối. Nếu không được chữa trị hoặc không đồng ý các phương pháp hỗ trợ thì thời gian sống thêm của người bệnh thường chỉ kéo dài từ 3 – 6 tháng.
Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, việc thực hiện cắt bỏ khối u thuận lợi thì có đến gần 40% bệnh nhân có thể sống thêm được 5 năm. Nếu không thể cắt bỏ khối u mà chỉ có thể điều trị bằng các phương pháp khác thì 50% bệnh nhân sống thêm được 1 năm. Số bệnh nhân còn lại có thể sống được lâu hơn 1 năm.
Tuy nhiên, có không ít trường hợp bệnh nhân phát hiện ung thư nhưng luôn giữ tinh thần lạc quan, kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý, tuân thủ phác đồ điều trị, thời gian sống được kéo dài lâu hơn. Do đó, bạn cũng không nên quá lo lắng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Việc phát hiện bệnh sớm đóng vai trò gần như quyết định đến thời gian sống cũng như hiệu quả của quá trình điều trị. Vì thế, ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu của bệnh như vàng da, mẩn ngứa, phân màu sáng/nhờn, nước tiểu đậm, đau bụng, chán ăn, giảm cân, buồn nôn, ói mửa… thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời nhé!
Tìm hiểu thêm: Răng số 7 bị lung lay đau nhức phải làm sao?
Các phương pháp điều trị ung thư đường mật hiện nay
Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, một số phương pháp sau đang được áp dụng trong quá trình điều trị ung thư đường mật như sau:
Phẫu thuật
Do vị trí và độ nhạy cảm của vùng đường mật nên việc thực hiện phẫu thuật luôn được các bác sĩ cân nhắc và cực kỳ thận trọng. Hiệu quả của phương pháp này còn bị chi phối bởi kích cỡ khối u và phần di căn. Các lựa chọn phẫu thuật cho ung thư đường mật gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ ống mật: Phương pháp này sẽ loại bỏ toàn bộ cơ quan được lựa chọn nếu khối u không lan rộng ra ngoài ống mật.
- Phẫu thuật một phần: Nếu vị trí ung thư nằm gần gan, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần gan, phần còn lại có thể duy trì hoạt động chức năng gan. Một số trường hợp đáp ứng tốt với liệu pháp chăm sóc và phục hồi, gan có thể trở lại kích thước bình thường sau một thời gian.
- Thủ tục Whipple: Giải pháp này có thể được thực hiện nếu khối ung thư nằm gần tụy. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy, một phần của ruột non, ống mật và dạ dày. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn đánh giá đây là phẫu thuật phức tạp, mức độ rủi ro khá lớn.
- Ghép gan: Sau khi cắt bỏ toàn bộ gan, bác sĩ sẽ cấy ghép gan từ người hiến tặng. Tuy nhiên, ung thư ống mật có xu hướng tái phát rất nhanh sau khi cấy ghép. Vì vậy phương pháp này rất hiếm khi được sử dụng.
Liệu pháp bức xạ
Với phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành xạ trị bằng tia X năng lượng cao hoặc các hạt khác để tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên xạ trị trong điều trị ung thư đường mật ít khi được sử dụng, thường chỉ dùng để kiểm soát các triệu chứng và đau khi bệnh tiến triển. Một số tác dụng phụ của xạ trị có thể xảy ra như mệt mỏi, phản ứng da nhẹ, buồn nôn… Tuy không gây ảnh hưởng quá nhiều nhưng người bệnh cũng nên thông báo ngay với bác sĩ về bất kỳ thay đổi nào trên cơ thể để có cơ sở xác định độ thích ứng với giải pháp điều trị.
>>>>>Xem thêm: Cúm A ở trẻ sốt bao lâu? Cách phòng ngừa cúm A ở trẻ
Hóa trị
Liệu pháp hoá trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư với cơ chế ngăn chặn khả năng phát triển và phân chia của tế bào này. Nghiên cứu và thực tế đã cho thấy sự kết hợp của cisplatin (Platinol) và gemcitabine (Gemzar) có thể giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân bị ung thư đường mật mà không thể thực hiện phẫu thuật. Một số thuốc khác cũng được sử dụng để điều trị ung thư đường mật như fluorouracil (5-FU, Adrucil), capecitabine (Xeloda), paclitaxel (Taxol)… Giải pháp này cũng được đánh giá là có hiệu quả đối với các bệnh nhân sau phẫu thuật để ngăn ngừa tái phát.
Như vậy, với các thông tin trên đây, KenShin đã giúp bạn hiểu rõ băn khoăn “ung thư đường mật sống được bao lâu” cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay. Thực tế, quá trình điều trị ung thư đường mật phụ thuộc rất lớn vào tình hình sức khỏe, tinh thần và thời gian phát hiện bệnh. Để tăng tỷ lệ thành công trong quá trình điều trị, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan, chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý.