U sụn xương ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị

Dấu hiệu nhận biết bệnh u sụn xương ở trẻ em là gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về khối u xương sụn này, mời bạn đọc cùng tham khảo các nội dung trong bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: U sụn xương ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị

U sụn xương là những khối u hình thành do sự phát triển quá mức của xương và sụn ở gần các đầu xương. Phần lớn những trường hợp u sụn xương ở trẻ em không cần điều trị, nhưng phải được theo dõi để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm được dấu hiệu nhận biết và cách điều trị cụ thể, tìm hiểu ngay nhé!

U sụn xương ở trẻ em là gì?

U sụn xương ở trẻ em là sự tăng sinh quá mức của xương và sụn. Các khối u này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, đặc biệt thường gặp ở gần các đầu xương như xương cánh tay, xương đùi, xương chày và các xương cẳng tay. Bên cạnh đó, một số vùng xương phẳng như xương bả vai và xương chậu cũng có khả năng bị ảnh hưởng. Đa số các khối u sụn xương đều là khối u lành tính, thường xuất hiện trong quá trình phát triển của hệ xương tức ở độ tuổi từ 10 – 25 tuổi.

U sụn xương ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị

U sụn xương ở trẻ em hình thành do sự tăng sinh quá mức của xương và sụn

Theo thống kê, tỷ lệ bị u sụn xương ở trẻ chiếm khoảng 3% trong dân số, trong số đó có khoảng 35% trường hợp lành tính. Các khối u sụn xương có thể phát triển đơn độc hoặc có thể là nhiều khối u. Tuy nhiên, phần lớn các khối u này là các tổn thương đơn độc không di truyền. Nguyên nhân dẫn đến các khối u này thường có liên quan đến yếu tố gen, nhưng điều này vẫn chưa được khẳng định chính xác.

Hầu hết các trường hợp bị u sụn xương thường không cần phải điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh theo dõi định kỳ để xác định sự biến đổi của khối u và các biến chứng liên quan để có kế hoạch chăm sóc phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết u sụn xương của trẻ em

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng u sụn xương ở trẻ em phổ biến như:

  • Chiều cao của trẻ bị u xương sụn thường sẽ thấp hơn so với trung bình ở cùng độ tuổi;
  • Có thể xuất hiện cảm giác đau ở những bắp cơ gần khu vực u xương;
  • Độ dài của hai tay và hai chân có thể không đồng đều;
  • Các biến đổi về hình dạng có thể xảy ra ở chân hoặc tay.

U sụn xương ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị

Độ dài của hai tay và hai chân có thể không đồng đều khi bị u sụn xương

Thông thường, mỗi cá nhân sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau. Thông thường, trẻ sẽ không có đầy đủ những dấu hiệu trên mà còn có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số trường hợp nghiêm trọng, các u sụn xương có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển xương bình thường của trẻ.

Vì vậy, khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và tìm kiếm sự tư vấn, chăm sóc từ các chuyên gia. Từ đó, đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Biến chứng thường gặp khi bị u xương sụn

Bệnh u sụn xương ở trẻ em có thể dẫn đến một số biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp khi bị u xương sụn:

  • Chèn ép các cấu trúc lân cận: U xương sụn có thể gây chèn ép lên các cấu trúc xung quanh mạch máu và thần kinh lân cận, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch hoặc các bệnh lý về thần kinh.
  • Biến dạng xương: Sự phát triển không đồng đều của xương và sụn có thể dẫn đến biến dạng, thường là ở hai tay hoặc hai chân.
  • Biến đổi ác tính: Mặc dù hiếm gặp (khoảng 1%), nhưng vẫn có một số trường hợp khối u vẫn tiếp tục phát triển ngay cả khi bộ xương đã ngừng phát triển. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy khối u đã biến đổi sang dạng ác tính.

Tìm hiểu thêm: Tê một vùng da bị mất cảm giác có nguy hiểm không?

U sụn xương ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị
Sự phát triển không đồng đều của xương và sụn có thể làm biến dạng ở 2 chân

Cách chẩn đoán và điều trị u xương sụn ở trẻ em

Ngoài việc thực hiện các cuộc kiểm tra lâm sàng và tìm hiểu về lịch sử bệnh lý của người bệnh, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để xác định chẩn đoán chính xác như:

  • Chụp X-Quang: Kỹ thuật y khoa này sẽ giúp xác định được vị trí và kích thước của khối u, cũng như mối liên quan với sụn tiếp hợp.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Kỹ thuật này được sử dụng để đánh giá chi tiết hơn về khối u, đặc biệt là ở những vị trí khó như xương sườn, xương bả vai và khung chậu. Đồng thời, sẽ giúp loại trừ các tổn thương khác.
  • Chụp cộng hưởng từ: Phương pháp này sẽ giúp đánh giá chính xác hơn về tình trạng tổn thương ở xương và các mô xung quanh.

Phương pháp điều trị bệnh u sụn xương ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, số lượng, vị trí khối u và mức độ ảnh hưởng của khối u đối với khả năng vận động của khớp và toàn thân. Các phương pháp điều trị u sụn xương được áp dụng phổ biến bao gồm:

  • Sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng của bệnh, đặc biệt là những cơn đau.
  • Phẫu thuật để loại bỏ khối u, thường được thực hiện ở giai đoạn muộn khi trẻ gần bước sang tuổi trưởng thành để giảm nguy cơ tái phát.

U sụn xương ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị

>>>>>Xem thêm: Sốc nhiễm khuẩn và mức độ nguy hiểm không phải ai cũng biết

Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để xác định bệnh u xương sụn

Trong một số trường hợp nếu không xuất hiện các triệu chứng thì trẻ không cần phải can thiệp điều trị, nhưng vẫn cần được theo dõi thường xuyên để phát hiện những bất thường có thể xảy ra và có biện pháp can thiệp sớm.

Biện pháp phòng ngừa u xương sụn ở trẻ

Việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt sẽ góp phần giúp ngăn ngừa u sụn xương tiến triển. Dưới đây là một số biện pháp giúp tăng cường sức khỏe cho trẻ như:

  • Cung cấp đủ canxi và vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời và từ thực phẩm như sữa, phô mai, cá hồi, thịt gia cầm,… để hệ xương khớp phát triển chắc khỏe.
  • Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vận động như chạy bộ, nhảy dây, đạp xe, bóng đá, bóng rổ,… để giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ sự phát triển xương.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, việc tăng cân hoặc giảm cân quá mức cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương.
  • Hạn chế ăn những thức ăn giàu caffeine và đường, bởi chúng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Tránh để trẻ ngồi quá lâu trước màn hình các thiết bị điện tử. Thay vào đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa để tăng cường vận động.
  • Đưa trẻ đến kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo phát hiện và điều trị sớm bất kỳ vấn đề về xương và u sụn.

Nhìn chung, u sụn xương ở trẻ em đa số là những khối u lành tính và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Hầu hết các trường hợp u xương sụn thường không cần điều trị nhưng sẽ được theo dõi để tránh biến chứng xảy ra. Vì vậy, mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn biện pháp khắc phục khi thấy con có các dấu hiệu bất thường nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *