U sọ hầu có chữa được không? Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu của u sọ hầu?

U sọ hầu tuy là một khối u lành tính tuy nhiên vì có vị trí nằm ở nơi có nhiều cấu trúc quan trọng của não nên thường được coi là khối u ác tính. Vậy u sọ hầu có chữa được không? Phải làm thế nào để có thể nhận biết những dấu hiệu của u sọ hầu và điều trị kịp thời?

Bạn đang đọc: U sọ hầu có chữa được không? Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu của u sọ hầu?

Khi nhắc đến các khối u nói chung và u sọ hầu nói riêng, người bệnh thường lo lắng không biết liệu khối u này có nguy hiểm không? Hay u sọ hầu có chữa được không? Trong bài viết dưới đây, KenShin sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến chủ đề này, cùng theo dõi nhé!

Bệnh u sọ hầu là gì?

U sọ hầu (Craniopharyngioma) là một khối u lành tính rất hiếm gặp ở não, hay khối u nằm sát xương sọ này còn được gọi là khối u túi Rathke. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ người bệnh xuất hiện khối u ở gần vị trí xương sọ là khá ít, chỉ chiếm khoảng 2 – 4% tổng số bệnh nhân bị u não. Các khối u sọ thường gặp nhiều ở trẻ em (với tỷ lệ chiếm khoảng 50%) và không có sự phân biệt về giới tính (tỷ lệ mắc bệnh giữa trai và gái là tương đương nhau). Đặc biệt, phần lớn bệnh thường xuất hiện ở nhóm trẻ em từ 5 – 10 tuổi.

Mặc dù là khối u lành tính, nhưng vì u sọ hầu xuất hiện ở vị trí gần với cuống của tuyến yên, là nơi sản xuất ra nhiều loại hormone trong cơ thể nên về lâu dài, khối u này có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến yên và các cơ quan lân cận. Ngoài ra, vì nhóm đối tượng thường gặp nhất là trẻ em, cho nên bố mẹ là những người cần hết sức quan tâm, theo dõi bé để có thể phát hiện và cho bé điều trị sớm nhất có thể.

U sọ hầu có chữa được không? Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu của u sọ hầu?

U sọ hầu là khối u phát triển ở gần tuyến yên và sát với xương sọ

Biểu hiện của u sọ hầu

So với các dạng u não khác thì khối u sọ hầu thường có tốc độ phát triển chậm hơn. Bởi thế, những biểu hiện ban đầu của bệnh thường không xuất hiện ngay lập tức. Chỉ đến khi bệnh tiến triển đủ lớn, thường là sau một vài năm thì bệnh nhân mới có thể nhận thấy dấu hiệu bất thường. Một số biểu hiện thường gặp nhất của bệnh nhân có khối u sọ hầu bao gồm:

  • Đau đầu, suy giảm một phần thị lực (hai triệu chứng phổ biến nhất);
  • Thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc;
  • Hành vi, thái độ và tâm trạng có sự thay đổi thất thường;
  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là vào các bữa sáng;
  • Hoa mắt chóng mặt;
  • Một số ít trường hợp bệnh nhân có thể mất trí nhớ, trầm cảm, hôn mê… (thường xảy ra ở những người có khối u to hoặc u ở vị trí nhạy cảm).

Tùy theo vị trí của khối u, mà các triệu chứng của u sọ hầu xuất hiện trên các bệnh nhân khác nhau sẽ có thể khác nhau. Ngoài ra, những biểu hiện này thường dễ gây nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Vì thế, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường này, mọi người không nên chủ quan trong quá trình điều trị.

U sọ hầu có chữa được không? Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu của u sọ hầu?

Trẻ em bị u sọ hầu thường rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon

U sọ hầu có chữa được không?

Khi đặt vấn đề về u sọ hầu, một trong những điều khiến người bệnh lo lắng đó là liệu u sọ hầu có chữa được không? Dù khối u thuộc dạng lành tính nên hầu như không đe dọa trực tiếp tới sức khỏe. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ còn phụ thuộc vào vị trí hình thành của khối u sọ hầu. Nếu vị trí xuất hiện của u sọ hầu là tại các vị trí nguy hiểm và nhạy cảm như động mạch máu lớn trong não bộ thì các bác sĩ sẽ không thể cắt bỏ. Điều này sẽ dẫn đến sự tái phát của bệnh nhiều lần, gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, tỷ lệ thành công ở những ca bệnh u sọ hầu khá cao. Kế hoạch chữa trị sẽ phụ thuộc vào việc khối u có thể cắt bỏ hoàn toàn hay không. Nếu như không thể cắt bỏ hoàn toàn, bác sĩ sẽ thường chọn phương pháp xạ trị. Tuy nhiên, trên cơ sở xem xét những tác dụng phụ có thể xảy ra, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Vì đối với xạ trị, liệu pháp này có thể sẽ gây ra một số vấn đề liên quan đến học tập và trí nhớ của trẻ nhỏ.

Tìm hiểu thêm: Thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh có biểu hiện gì? Điều trị thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh như thế nào?

U sọ hầu có chữa được không? Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu của u sọ hầu?
U sọ hầu có chữa được không?

Những phương pháp điều trị ở u sọ hầu

Trong phần trên, KenShin đã giải đáp về việc “U sọ hầu có chữa được không?”. Vậy thì để chữa u sọ hầu thì có những phương pháp điều trị nào?

Phẫu thuật

Phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với u sọ hầu đó là phẫu thuật. Các ca bệnh sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật thần kinh với mục tiêu là xác định và cắt bỏ càng nhiều khối u càng tốt. Tùy theo vị trí, mức độ cũng như kích thước khối u mà bác sĩ sẽ có những cách phẫu thuật khác nhau như mở sọ hay phẫu thuật qua đường xương bướm… Theo số liệu thống kê, có khoảng 85% trẻ em được điều trị thành công nhờ phẫu thuật.

Trong quá trình thực hiện, phẫu thuật có thể làm tổn thương tới các vùng não ở gần khối u và gây ảnh hưởng đến chức năng nội tiết, trao đổi chất, ý thức, thị lực… Ngoài ra, khối u cũng có thể chèn ép vào các mạch máu lớn hoặc giao thoa thị giác, khiến cho quá trình phẫu thuật trở nên khó khăn hơn.

U sọ hầu có chữa được không? Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu của u sọ hầu?

>>>>>Xem thêm: Tatanol là thuốc gì? Tatanol uống trước hay sau ăn?

Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với u sọ hầu

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp thường được sử dụng sau khi tiến hành phẫu thuật không hoàn toàn. Loại xạ trị thường được dùng để chữa khối u sọ hầu là xạ trị chùm tia ngoài. Bởi vì xạ trị có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, cho nên trước khi điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật lập kế hoạch điều trị để đưa ra phác đồ phù hợp nhất. Điều này sẽ làm giảm lượng phóng xạ đến các vùng não khỏe mạnh.

Xạ phẫu

Xạ phẫu là phương pháp đưa một liệu pháp xạ trị liều cao duy nhất vào khối u mà không tác động đến các vùng não khác. Đây là một loại xạ trị thường được sử dụng cho các bệnh nhân mắc u sọ hầu tái phát. Ngày nay, với sự ra đời của các hệ thống máy xạ trị – xạ phẫu hiện đại và bằng những kỹ thuật điều trị tân tiến như: Xạ trị điều biến liều (IMRT), xạ trị cung điều biến thể tích (VMAT), xạ trị proton hay xạ phẫu (radiosurgery) đã giúp cho việc điều trị u sọ hầu một cách chính xác nhất có thể.

Tuy nhiên, đối với xạ phẫu, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ ngắn hạn như mệt mỏi, buồn nôn, kích ứng da nhẹ… Các tác dụng không mong muốn này thường sẽ biến mất ngay sau khi kết thúc điều trị. Một số tác dụng phụ có thể kéo dài hơn như rụng tóc, tăng cân, giảm khả năng học tập và suy giảm trí nhớ.

Trên đây, KenShin đã giải đáp thắc mắc về “U sọ hầu có chữa được không?” và các vấn đề liên quan khác. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất về bệnh lý này. Cùng đón xem những thông tin hữu ích khác tại website của KenShin nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *