U nang buồng trứng có thai được không?

U nang buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa rất phổ biến ở nữ giới. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc u nang buồng trứng và đang trong độ tuổi sinh sản thì chắc hẳn bạn đang thắc mắc rằng u nang buồng trứng có thai được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Bạn đang đọc: U nang buồng trứng có thai được không?

Mang thai và sinh con là thiên chức vô giá mà thượng đế ban tặng cho người mẹ. Tuy nhiên, việc mắc u nang buồng trứng trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Vậy u nang buồng trứng có thai được không? Để có thể giải đáp được băn khoăn, lo lắng trên của các chị em, KenShin xin cung cấp một số thông tin trong bài viết dưới đây.

Tổng quan u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một túi chứa đầy chất lỏng nằm trong hoặc trên buồng trứng. U nang buồng trứng thường vô hại, không đau và biến mất mà không cần điều trị. Hầu hết các u nang được chẩn đoán thông qua siêu âm, điều này sẽ cho phép bác sĩ biết kích thước của u nang. Chúng có thể có kích thước khác nhau từ nửa inch đến bốn inch và chúng thường phát triển trong những năm sinh đẻ hoặc sau khi mãn kinh. Khoảng 7% phụ nữ trên toàn thế giới đôi khi bị u nang buồng trứng.

Đôi khi u nang buồng trứng có thể bị xoắn hoặc vỡ ra gây đau và khó chịu đột ngột. Điều này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Để bảo vệ sức khỏe của bạn, hãy khám phụ khoa thường xuyên và biết các triệu chứng có thể báo hiệu vấn đề nghiêm trọng.

U nang buồng trứng có thai được không?

U nang buồng trứng là một túi chứa đầy chất lỏng nằm trong hoặc trên buồng trứng

Triệu chứng u nang buồng trứng

U nang buồng trứng thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Bạn có thể phát hiện ra bệnh khi thăm khám phụ khoa định kỳ hoặc siêu âm.

Nếu u nang buồng trứng trở nên lớn hoặc vỡ ra hoặc bị xoắn khiến buồng trứng bị xoắn, điều này có thể gây đau đớn.

Trường hợp u nang buồng trứng lớn có thể gây ra các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau vùng chậu, đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng dưới rốn về một bên.
  • Đầy bụng, áp lực hoặc nặng nề ở bụng.
  • Đầy hơi.

Nguyên nhân hình thành u nang buồng trứng

Hầu hết các u nang buồng trứng hình thành trong chu kỳ kinh nguyệt, được gọi là u nang chức năng. Các loại u nang khác ít phổ biến hơn.

U nang chức năng

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng của bạn phát triển các nang nhỏ gọi là nang trứng. Các nang trứng sản xuất hormone estrogen và progesterone và vỡ ra để giải phóng trứng khi rụng trứng.

Có hai loại u nang chức năng:

  • Nang bọc noãn: Trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt của bạn, một quả trứng sẽ thoát ra khỏi nang trứng, trứng sau đó di chuyển xuống ống dẫn trứng (rụng trứng). Tuy nhiên, u nang nang bắt đầu hình thành khi nang trứng không vỡ. Nó không rụng trứng và tiếp tục phát triển lớn dần lên.
  • U nang hoàng thể: U nang hoàng thể phát triển sau khi rụng trứng. Thông thường, sau khi trứng được phóng ra khỏi nang, nang trứng sẽ co lại. Nếu nang trứng không co lại mà thay vào đó chất lỏng tích tụ trong đó, kết quả sẽ tạo thành u nang hoàng thể.

U nang chức năng thường vô hại. Chúng hiếm khi gây đau đớn và thường tự biến mất trong vòng 2 đến 3 chu kỳ kinh nguyệt. Vậy u nang buồng trứng có thai được không?

U nang buồng trứng có thai được không?

U nang buồng trứng có thể gây đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng dưới rốn về một bên

Các u nang khác

Những loại u nang hình thành không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt gồm:

  • U nang bì: Còn được gọi là u nang quái. U nang quái có thể tồn tại trong cơ thể từ khi sinh ra và sau đó phát triển trong những năm sinh đẻ của phụ nữ. U nang có thể chứa mô, chẳng hạn như tóc, da hoặc răng. Loại u nang này hiếm khi gây ung thư.
  • U nang nước: Loại u nang này phát triển từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng. U nang nước là túi chứa đầy chất lỏng, được bao bọc bởi một lớp vỏ mỏng bề mặt ngoài trơn nhẵn. U nang nước có thể phát triển rất lớn.
  • U nang nhầy: Loại u nang này phát triển từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng. U nang có thể chứa đầy chất nhầy, lớp vỏ của u nang nhầy buồng trứng dày hơn so với u nang nước nhưng vẫn có thể nhìn thấy được các mạch máu bên trong. U nang nhầy có thể phát triển rất lớn.
  • U nang dạng lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào niêm mạc bên trong tử cung bị lạc chỗ, phát triển bên ngoài tử cung, thường là trên buồng trứng. Khi tế bào niêm mạc tử cung phát triển ở buồng trứng, tại vị trí đó dần dần sẽ hình thành nên các nang chứa dịch giàu hemosiderin – sản phẩm thoái hóa của các tế bào máu và niêm mạc tử cung bên trong nang.

Ngoài ra, u nang bì, u nang nước và u nang nhầy có thể phát triển lớn và di chuyển buồng trứng ra khỏi vị trí. Điều này làm tăng nguy cơ xoắn buồng trứng gây đau đớn. Xoắn buồng trứng có thể làm giảm hoặc ngừng lưu lượng máu đến buồng trứng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ hoại tử buồng trứng.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Kiến ba khoang cắn có lây không?

U nang buồng trứng có thai được không?
Tế bào nội mạc tử cung bị lạc chỗ, phát triển bên ngoài tử cung

U nang buồng trứng có thai được không?

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc u nang buồng trứng và đang thắc mắc rằng u nang buồng trứng có thai được không thì câu trả lời là u nang buồng trứng thường ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ.

Một số u nang buồng trứng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản, phụ thuộc vào loại và kích thước u nang buồng trứng mà bạn mắc phải.

U nang buồng trứng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bao gồm:

  • U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung là các u nang do lạc nội mạc tử cung, một tình trạng trong đó các mô niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Những u nang buồng trứng này có thể liên quan đến các vấn đề về sinh sản.
  • U nang buồng trứng do hội chứng buồng trứng đa nang: Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một tình trạng được đặc trưng bởi nhiều u nang nhỏ trên buồng trứng, kinh nguyệt không đều và nồng độ một số hormone cao. PCOS có liên quan đến tình trạng rụng trứng không đều, có thể góp phần gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản ở một số phụ nữ.

Những loại u nang buồng trứng thường không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản gồm:

  • U nang chức năng: Các u nang chức năng – chẳng hạn như nang bọc noãn hoặc u nang hoàng thể – là loại u nang buồng trứng phổ biến nhất. Các u nang chức năng hình thành trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường và không gây ra hoặc góp phần gây vô sinh.
  • U nang nước và u nang nhầy: U nang phát sinh từ bề mặt của buồng trứng. Mặc dù chúng có thể cần điều trị nhưng chúng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • U nang bì: Những u nang này chứa mô – chẳng hạn như da, tóc hoặc thậm chí là răng – thay vì chất lỏng. U nang bì không liên quan đến vô sinh.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc u nang buồng trứng và lo lắng về việc mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ sẽ thảo luận về các lựa chọn điều trị có thể cải thiện cơ hội mang thai của bạn.

U nang buồng trứng có thai được không?

>>>>>Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc Betaloc Zok 25mg là gì? Lưu ý khi sử dụng thuốc

U nang buồng trứng có thai được không?

Như vậy, với những thông tin như trên, hi vọng chị em phụ nữ đã có được câu trả lời cho câu hỏi “u nang buồng trứng có thai được không?”. Đồng thời, biết được rằng: U nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung và u nang buồng trứng do hội chứng buồng trứng đa nang có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai, chị em nên kiểm tra định kỳ thường xuyên để phát hiện bệnh giai đoạn sớm và có giải pháp điều trị bệnh u nang buồng trứng hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *