U mỡ ở cánh tay là một căn bệnh khá phổ biến, thường gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi dù nam hay nữ. Càng ngày khối u càng lớn gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng cho người gặp phải tình trạng này. Vậy u mỡ ở cánh tay là bệnh gì? Có đáng lo không Hãy cùng KenShin tìm hiểu qua những thông tin bên dưới bạn nhé!
Bạn đang đọc: U mỡ ở cánh tay là bệnh gì? Có đáng lo không?
Khi xuất hiện u mỡ ở cánh tay, mọi người thường lo lắng, e ngại những ảnh hưởng liên quan đến cục u này. Càng về sau, kích thước khối u càng lớn mà bạn hoàn toàn có thể cảm nhận bằng tay thường, điều này gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vậy u mỡ ở cánh tay là bệnh gì?
Contents
U mỡ ở cánh tay là bệnh gì?
Khối u mỡ mọc ở cánh tay là kết quả của sự tích tụ các chất béo dưới bề mặt da. Chúng thường tồn tại ở vị trí giữa mô dưới da và các lớp cơ ở cánh tay. Tuy nhiên không chỉ là cánh tay mà u mỡ này có thể mọc ở hầu hết các bề mặt khác của cơ thể như u mỡ nách, ngực, vai… Thậm chí chúng có thể tồn tại trong nội tạng như đường ruột hoặc xương.
Đa số những u mỡ này đều lành tính, thường xuất hiện ở người lớn hơn là trẻ em. U mỡ này có thể không cần phải can thiệp điều trị. Nhưng nếu chúng xuất hiện cảm giác đau hoặc khó chịu cho người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra một số gợi ý điều trị như cắt bỏ.
Hiện nay các nguyên nhân dẫn đến u mỡ ở cánh tay vẫn chưa xác định thống nhất. Tuy nhiên nếu bạn xuất hiện u mỡ ở tay kèm theo những dấu hiệu bất thường khác. Bạn nên chủ động liên hệ với bác sĩ để được thăm khám.
Triệu chứng của u mỡ cánh tay
U mỡ cánh tay thường có hình dạng của một khối u mềm, không gây đau đớn hay xuất hiện vết thương. Đa số người bệnh khi xuất hiện u, ban đầu sẽ ít cảm nhận được sự hiện diện của nó bên dưới da. Nhưng càng về sau u càng phát triển to hơn, lúc này bệnh nhân có thể cảm nhận được u mỡ ở cánh tay.
Đa số những khối u mỡ này thường mềm nhão hoặc cứng. Bạn có thể tự xác định tính chất của cục u này so với phần thịt ở đầu chóp mũi. Ngoài ra, một điều đặc biệt của cục u này chính là nó có thể di chuyển sang các mô xung quanh rất dễ dàng khi chạm vào.
U mỡ thường xuất hiện đơn lẻ từng cục hơn là xuất hiện nhiều u cùng một lúc. Nhưng nếu u gây cảm giác đau đớn, khó chịu khi hoạt động thì rất có thể u đang phát triển nằm đè lên các dây thần kinh ở cánh tay. Kích cỡ của u mỡ cánh tay cũng rất đa dạng nhưng hiếm gặp trường hợp u to hơn 8 cm.
Tìm hiểu thêm: Giảm triệu chứng viêm họng cấp hiệu quả với Otosan Spray Forte
Các phương pháp điều trị u mỡ ở cánh tay
U mỡ này thường là u lành tính, nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm hơn. Nhưng nếu u gây đau bạn nên được thăm khám bởi bác sĩ để có thể có những chẩn đoán chính xác hơn. Hiện nay những phương pháp được áp dụng điều trị u mỡ ở tay gồm có:
- Theo dõi: Nếu u mỡ được xác định không gây bất kỳ ảnh hưởng nào bạn có thể theo dõi mức độ phát triển của khối u và bác sĩ sẽ yêu cầu thăm khám định kỳ nếu cần thiết.
- Phẫu thuật: Nếu u mỡ ở cánh tay phát triển ngày một to hơn, gây khó chịu thì bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật cắt bỏ. Phương pháp này hoàn toàn có thể loại bỏ u ra khỏi cơ thể. Nhưng nhược điểm là bạn cần gây tê và để lại sẹo.
- Điều trị bằng laser: Đây là một phương pháp điều trị mới có thể đưa vào áp dụng hoặc loại bỏ những u mỡ có kích thước nhỏ. Việc điều trị bằng laser có thể giúp phá vỡ mô u mỡ một cách nhanh chóng.
Có thể thấy có rất nhiều phương pháp để loại bỏ u mỡ khỏi cánh tay, đặc biệt nhất là phụ thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của khối u để bác sĩ có thể đưa ra phương pháp phù hợp với bạn.
>>>>>Xem thêm: Một số cách điều trị ung thư não phổ biến hiện nay
Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u mỡ
Sau khi thực hiện loại bỏ u mỡ ở tay, bệnh nhân không nhất thiết là phải kiêng ăn mà điều cần chú trọng ở đây là chăm sóc vết thương sau phẫu thuật. Dưới đây là một số lưu ý đối với bệnh nhân sau phẫu thuật u mỡ ở tay:
- Giữ vết thương sạch sẽ và khô ráo sau phẫu thuật.
- Thực hiện thay băng thường xuyên.
- Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau theo đơn kê của bác sĩ.
- Hạn chế vận động mạnh ở vùng phẫu thuật.
- Theo dõi vết thương định kỳ để tránh nhiễm trùng về sau.
Bên cạnh việc chú ý chăm sóc vết thương, bạn nên chủ động bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Nghỉ ngơi nhiều hơn để vết thương nhanh chóng lành lại. Bên cạnh đó hạn chế những hoạt động mạnh sau một tháng vết thương lành hẳn để đảm bảo phục hồi hoàn toàn.
Có thể thấy, u mỡ ở cánh tay là khối u lành tính, không gây nguy hiểm gì đến người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý hơn nếu xuất hiện những dấu hiệu lạ để sớm phát hiện và điều trị nhanh chóng những ảnh hưởng của u mỡ đối với cơ thể. Hy vọng bài viết trên của KenShin sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.