U dây thần kinh tiền đình dù hầu hết các trường hợp là lành tính nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây mất thính lực hay ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng của người bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị bệnh u dây thần kinh tiền đình là gì?
Bạn đang đọc: U dây thần kinh tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Dây thần kinh tiền đình đi qua tai trong và là một phần của thần kinh tiền đình ốc tai. Nó đảm nhận chức năng thăng bằng, tính giác cho cơ thể nên mọi vấn đề bất thường ở dây thần kinh này đều ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng trên của con người. Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị của bệnh u dây thần kinh tiền đình.
Contents
Dây thần kinh tiền đình và u dây thần kinh tiền đình
Trên cơ thể con người có hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên. Mỗi hệ thần kinh lại có nhiều loại dây thần kinh khác nhau. Trong đó, dây thần kinh tiền đình là một trong 12 dây thần kinh sọ. Dây thần kinh tiền đình là một nhánh của dây thần kinh số 8. Nhiệm vụ của nó là kiểm soát khả năng giữ thăng bằng và duy trì chức năng thính giác của cơ thể.
U dây thần kinh tiền đình còn được gọi là bệnh u dây 8, khối u thần kinh 8, u dây thần kinh 8, u bao sợi thần kinh tiền đình, u dây thần kinh âm thanh,… U bao sợi thần kinh tiền đình là bệnh u sợi thần kinh lành tính. Căn bệnh này thường phát triển từ các tế bào Schwann bao phủ ngoài dây thần kinh số 8. Hầu hết trường hợp bệnh tiến triển chậm hoặc hoàn toàn không tiến triển. Áp lực từ u vỏ bao thần kinh có thể khiến bệnh nhân bị ù tai, mất thính lực, tê yếu cơ mặt, đi loạng choạng khó thăng bằng.
Nhưng cũng có những trường hợp cá biệt bệnh lại phát triển nhanh chóng và khi kích thước đủ lớn sẽ chèn ép não bộ, ngăn cản dòng chảy của dịch não tủy và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như não úng thủy, tăng áp lực nội sọ.
Nguyên nhân gây u dây thần kinh tiền đình
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh không xác định được chính xác nguyên nhân. Tuy nhiên, u dây thần kinh tiền đình cũng được cho là có liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể số 22. Đây là nhiễm sắc thể chịu trách nhiệm sản xuất ra một loại protein có tác dụng ức chế khối u. Nó có thể kiểm soát sự phát triển của các tế bào Schwann bao phủ các dây thần kinh. Bất thường ở nhiễm sắc thể 22 là một dạng rối loạn hiếm gặp, thường liên quan đến sự hình thành của các khối u trên dây thần kinh tiền đình. Tuy nhiên, giới chuyên môn hiện chưa tìm ra nguyên nhân khiến các nhiễm sắc thể này bị rối loạn.
Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh u dây thần kinh số 8 như gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh u sợi thần kinh tuýp 2. Bệnh u sợi thần kinh tuýp 2 thường chiếm khoảng 5% các trường hợp bệnh nhân mắc u vỏ bao dây thần kinh tiền đình. Ở căn bệnh này, các khối u nhưng không phải ung thư sẽ phát triển trên dây thần kinh số 8 ở cả hai bên bán cầu não. Mỗi trẻ em sinh ra từ cha hoặc mẹ mắc bệnh này có thể có nguy cơ mắc bệnh đến 50%.
Triệu chứng và biến chứng u dây thần kinh tiền đình
Bệnh u bao sợi thần kinh tiền đình thường tiến triển chậm nên các triệu chứng của bệnh rất dễ bị bỏ qua. Tùy kích thước, vị trí và giai đoạn phát triển của khối u, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng bệnh khác nhau. Khi mới hình thành, bệnh có biểu hiện mờ nhạt nhưng chúng sẽ rõ ràng hơn theo thời gian. Bệnh nhân mắc căn bệnh này được ghi nhận với các biểu hiện như:
- Người bệnh bị giảm hoặc mất thính lực hoàn toàn một cách đột ngột xảy ra ở một hoặc hai bên tai. Cũng có những bệnh nhân bị ù tai liên tục như có tiếng giò hay tiếng ồn ào vang lên trong tai.
- Triệu chứng đau đầu cũng thường gặp ở nhiều người bệnh.
- Bệnh nhân giảm khả năng giữ thăng bằng hoặc mắc hội chứng tiền đình với triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đi đứng loạng choạng, dễ bị ngã.
Tìm hiểu thêm: Uống Panadol bao lâu có tác dụng? Những điều cần biết
Khi khối u đã phát triển lớn hơn và xâm lấn sang hố não sau, nó có thể chèn ép và làm liệt các dây thần kinh sọ khác như:
- Dây thần kinh tam hoa hay dây thần kinh số 5 có chức năng cảm giác của nửa khuôn mặt và chức năng vận động. Nếu dây thần kinh này bị liệt, người bệnh bị mất cảm giác ngoài da ở nửa mặt, mất phản xạ giác mạc, liệt cơ nhau hoặc bị đau nửa mặt.
- Dây thần kinh vận nhãn ngoài hay dây thần kinh số 6 là dây thần kinh đảm nhận nhiệm vụ gửi tín hiệu não đến cơ thẳng bên. Cơ thẳng bên lại giúp mắt có thể liếc ra ngoài. Khi dây thần kinh này liệt, mắt của người bệnh sẽ bị lác vào trong và dẫn đến đau đầu.
- Liệt dây thần kinh vận động cơ mặt hay liệt dây thần kinh số 7, người bệnh sẽ mất khả năng vận động một phần hoặc toàn bộ các cơ trên nửa mặt.
- Nếu người bệnh bị biến chứng liệt các dây thần kinh sọ thấp IX, X, XI sẽ dễ khàn tiếng hoặc nuốt sặc,…
Chưa kể, khi u dây thần kinh tiền đình lan vào vùng góc cầu tiểu não, giữa cầu tiểu não hay tiểu não, người bệnh có thể gặp triệu chứng chân tay run, đau đỉnh đầu hoặc sau gáy dữ dội, đi đứng loạng choạng hay ngã, nôn ói,… Nếu bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể bị hôn mê hoặc tử vong.
>>>>>Xem thêm: Bệnh nhân mắc bệnh lao phổi có chết không?
U dây thần kinh tiền đình chữa thế nào?
Điều trị u dây thần kinh số 8 cần căn cứ vào tình trạng bệnh, tuổi tác của bệnh nhân và kích thước của khối u. Việc điều trị cũng cần căn cứ vào việc bệnh nhân còn hay mất thính lực. Hiện nay, các bác sĩ áp dụng các phương pháp điều trị căn bệnh này như:
- Bệnh nhân sẽ được điều trị triệu chứng và theo dõi sức khỏe định kỳ bằng các xét nghiệm hình ảnh. Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân bị u dây thần kinh số 8 mức độ nhẹ, khối u nhỏ, triệu chứng mờ nhạt hoặc bệnh nhân lớn tuổi.
- Với các khối u nhỏ hoặc khối u còn sót lại hay tái phát sau khi phẫu thuật bằng dao Gamma, Cyberknife,…
- Phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất của căn bệnh này vẫn là phẫu thuật. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật thông qua đường dưới chẩm sau xoang Sigmoid, đường xuyên mê nhĩ hoặc đường xuyên thái dương ngoài màng cứng.
Trong các trường hợp mắc khối u nội sọ, u dây thần kinh tiền đình chiếm khoảng 8%. Trong các trường hợp bệnh nhân mắc u góc cầu tiểu não, u dây thần kinh tiền đình chiếm tỷ lệ 80 – 90%. Bất kỳ ai cũng có thể mắc căn bệnh này nhưng đối tượng thường mắc bệnh nhất là người từ 30 đến 60 tuổi. Nếu bệnh được phát hiện sớm, việc kiểm soát để khối u không phát triển nhanh chóng và gây ra các biến chứng nặng càng dễ dàng.