Bệnh uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm, do các bào tử của trực khuẩn uốn ván gây ra, có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi nên cần tìm hiểu về loại vi khuẩn này để phòng ngừa một cách hiệu quả.
Bạn đang đọc: Trực khuẩn uốn ván là gì? Con đường lây truyền của trực khuẩn uốn ván
Trực khuẩn uốn ván là vi khuẩn gây ra bệnh uốn ván, chúng xâm nhập và phát triển tại các vết thương trong điều kiện yếm khí. Vậy trực khuẩn uốn ván là gì? Chúng sống ở đâu và lây qua con đường nào? Cách phòng ngừa loại vi khuẩn này như thế nào? Mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây của KenShin để tìm hiểu các vấn đề này nhé!
Contents
Trực khuẩn uốn ván là gì?
Trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) là vi khuẩn thuộc họ Clostridium. Đây là loại vi khuẩn gây ra bệnh uốn ván ở người tại các vết thương trong điều kiện yếm khí. Khi trực khuẩn uốn ván này vào cơ thể con người, chúng sẽ tiết ra các độc tố tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng của co thắt cơ, đầu tiên là đau các cơ mặt, đau cơ nhai, cơ gáy, tiếp đó là đau cơ toàn thân và ảnh hưởng đến vấn đề thở.
Ngoài ra, bệnh uốn ván do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra còn gây ra các biến chứng như viêm phổi, rách cơ và gãy xương, thậm chí là có thể khiến bệnh nhân tử vong do suy tim, suy hô hấp, tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp.
Nơi sống của trực khuẩn uốn ván ở đâu?
Vi khuẩn họ Clostridium là các loại trực khuẩn gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Chúng thường xuất hiện ở môi trường đất, ở đường tiêu hoá của con người và động vật. Đa số chúng là loại vi khuẩn sống hoại sinh và có thể phân huỷ các chất hữu cơ có trong đất.
Thông thường, trực khuẩn uốn ván sống ở ruột của các loài động vật, nhất là thường gặp ở trong ruột của những loại gia súc ăn cỏ như trâu, bò, ngựa… và kể cả con người. Khi đã ở trong ruột, vi khuẩn sống một cách bình thường và không gây bệnh.
Tuy nhiên, nha bào vi khuẩn uốn ván có thể có mặt trong đất và ở trong các đồ dùng sinh hoạt khi xúc phân động vật hoặc phân người. Nha bào này có thể xuất hiện ở khắp nơi trong môi trường sống tự nhiên, gây nhiễm cho mọi loại vết thương và ai cũng có thể bị mắc bệnh.
Thời gian ủ bệnh uốn ván sẽ phụ thuộc vào đặc điểm, kích thước và vị trí của vết thương, trung bình khoảng 10 ngày, thường từ 3 – 21 ngày. Nhưng phần lớn người nhiễm khuẩn uốn ván bệnh thường xuất hiện trong thời gian là 14 ngày. Tuy nhiên, các trường hợp có vết thương bị nhiễm bẩn nghiêm trọng thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn, tình trạng nhiễm bệnh cũng càng nghiêm trọng hơn với tiên lượng xấu hơn.
Những người chưa có miễn dịch đủ thì bệnh uốn ván sẽ xảy ra do ngẫu nhiên bị nha bào uốn ván. Ngoài ra, bệnh này không có lây truyền trực tiếp từ người sang người.
Con đường lây truyền của trực khuẩn uốn ván
Các nha bào của trực khuẩn uốn ván thường cư trú trong đất, đất phân bón, nhất là phân ngựa. Khi các nha bào của khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hoặc tổn thương trên da thì sẽ gây ra nhiễm khuẩn uốn ván.
Một số vết thương có thể gây ra nhiễm khuẩn uốn ván như:
- Gãy xương hở.
- Vết cắn từ động vật.
- Bất cứ vết thương nào như gai đâm, đinh sắt bị rỉ đâm…
- Vết thương bị nhiễm bẩn với phân ngựa, dằm gỗ, đất hoặc bụi.
- Tổn thương cấp tính, chẳng hạn như bị bỏng, vết chích da, vết rách da, trầy da, viêm tai giữa, sảy thai, sinh con hoặc phẫu thuật.
Khi trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào các vết trầy xước, vết thương thì chúng phát triển thành ổ nhiễm trùng gây ra bệnh uốn ván.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh uốn ván do phẫu thuật:
- Nạo phá thai trong môi trường không sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh. Có một số trường hợp, tổ chức cơ thể bị hoại tử khiến các dị vật tấn công vào cơ thể bị nhiễm khuẩn đã tạo nên môi trường yếm khí cho các bào tử uốn ván sinh sôi.
- Trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng uốn ván sơ sinh có thể là vì khuẩn uốn ván thông quan dây rốn khi sinh đẻ. Điều này là do cắt rốn bằng dụng cụ không đảm bảo vô khuẩn hoặc sau sinh, bé không được chăm sóc rốn một cách sạch sẽ, vệ sinh không được đảm bảo, cắt băng đầu rốn không sạch.
Tìm hiểu thêm: Có nên nặn mụn cám ở mũi hay không?
Biện pháp phòng ngừa bệnh uốn ván
Uốn ván là một bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao, hơn nữa lại rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Cho đến hiện nay, tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa bệnh uốn ván tốt nhất. Dưới đây là những loại vắc xin uốn ván đơn và vắc xin phối hợp. Cụ thể như sau:
Vắc xin phối hợp phòng ngừa bệnh uốn ván
Loại vắc xin này gồm có:
- Vắc xin Hexaxim (vắc xin 6 trong 1): Đây là hãng vắc xin của Sanofi – Pháp được sản xuất tại Pháp. Vắc xin Hexaxim được chỉ định tiêm chủng cho trẻ từ 6 tuần tuổi nhằm phòng tránh 6 loại bệnh nguy hiểm đó là: Bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B gây ra.
- Vắc xin Infanrix hexa (vắc xin 6 trong 1): Đây là hãng vắc xin GSK – Bỉ do Bỉ sản xuất ra. Vắc xin Infanrix hexa được chỉ định tiêm chủng cơ bản và tiêm chủng nhắc lại cho trẻ em để ngăn ngừa 6 loại bệnh nguy hiểm nhất: Bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B gây ra.
- Vắc xin Pentaxim (vắc xin 5 trong 1): Đây là hãng vắc xin Sanofi – Pháp do Pháp sản xuất ra. Vắc xin Pentaxim cũng được chỉ định tiêm để phòng ngừa 6 loại bệnh nguy hiểm trên thế giới: Bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B gây ra.
- Vắc xin Adacel 0,5ml: Đây là hãng vắc xin Sanofi – Pháp do Canada sản xuất. Khi tiêm vắc xin Adacel sẽ phòng ngừa được 3 loại bệnh đó là: Ho gà, bạch hầu và uốn ván.
- Vắc xin Tetraxim 0,5ml: Đây là hãng vắc xin Sanofi – Pháp do Pháp sản xuất. Khi tiêm vắc xin Tetraxim phòng ngừa được 4 loại bệnh là: Bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt.
>>>>>Xem thêm: Cách phân biệt cây đại tướng quân và cây trinh nữ hoàng cung
Vắc xin đơn phòng ngừa bệnh uốn ván
Vắc xin uốn ván gồm có:
- Vắc xin uốn ván hấp phụ (TT): Là của Viện vắc xin và sinh phẩm Y tế do Việt Nam sản xuất.
- Huyết thanh kháng độc tố uốn ván: Là của Viện vắc xin và sinh phẩm Y tế do Việt Nam sản xuất.
Một số điều cần lưu ý sau khi tiêm phòng cho trẻ:
- Sau khi tiêm chủng cần cho trẻ lại chỗ tiêm khoảng 30 phút trước khi về để theo dõi các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.
- Sau khi về nhà, nên cho trẻ uống nhiều nước, thường xuyên đo thân nhiệt của bé, theo dõi sức khoẻ của bé liên tục cả khi ngủ trong vòng 24 giờ.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, có thể chườm lạnh nếu vết tiêm sưng đỏ, ngoài ra không cho bất cứ thứ gì vào vết tiêm, nếu trẻ sốt cao có thể dùng miếng hạ sốt, chườm trán, nách, bẹn bằng nước ấm hoặc cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi trẻ có những triệu chứng bất thường như sốt cao, co giật, khó thở, quấy khóc không ngừng, người tím tái… hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để khám và điều trị.
Trên đây là những thông tin về trực khuẩn uốn ván. Việc tiêm vắc xin được coi là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván. Có nhiều loại vắc xin tiêm cho từng đối tượng, vì thế mọi người hãy đi tiêm phòng để phòng ngừa loại bệnh nguy hiểm này nhé.