Triệu chứng của kiến ba khoang cắn là gì? Cách xử lý vết cắn như thế nào?

Kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều vào thời tiết giao mùa, khi có độ ẩm cao. Loài kiến này chứa chất độc pederin nên khi cắn vào da có thể gây ra nhiều triệu chứng như viêm mủ, ngứa rát,… Tuy nhiên, có nhiều người lại lầm tưởng đây là dấu hiệu của zona, tự mua thuốc về điều trị khiến vết cắn trở nặng hơn. Vậy để biết cụ thể các triệu chứng của kiến ba khoang cắn là gì thì hãy cùng đọc ngay bài viết sau nhé.

Bạn đang đọc: Triệu chứng của kiến ba khoang cắn là gì? Cách xử lý vết cắn như thế nào?

Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis. Loại kiến này có cơ thể thon dài, phần bụng được chia thành 3 đốt và nhọn về phần đuôi. Trước khi tìm hiểu các triệu chứng của kiến ba khoang cắn là gì thì hãy cùng xem về những đặc điểm của loài kiến này trước nhé.

Tìm hiểu về đặc điểm của kiến ba khoang

Kiến ba khoang là một loại côn trùng thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), họ Staphilinidae, chi Paederus. Loài kiến này có thân mình thon dài như hạt thóc với chiều dài khoảng từ 0,8 – 1,2cm và ngang khoảng 2,5 – 3mm.

Đặc điểm của kiến ba khoang là sở hữu 3 đôi chân, phần bụng có đốt và trong đó có một đốt màu đỏ. Ở bụng trên và phần đầu sẽ có màu đen, cơ thể có màu cam nâu hoặc cam vàng. Đồng thời, hình thái của kiến là nhọn dần về phía phần đuôi.

Triệu chứng của kiến ba khoang cắn là gì? Cách xử lý vết cắn như thế nào?

Kiến ba khoang có thân mình thon dài như hạt thóc và có 3 khoang màu

Kiến ba khoang có phần cánh ở trên thân, vậy nên chúng có khả năng bay và chạy rất nhanh. Đặc biệt là còn có thể chạy ở cả trên mặt nước.

Loài kiến này có chứa chất độc pederin, đây là một chất độc có thể gây bỏng da, bỏng niêm mạc, thậm chí khi tiếp xúc với một lượng lớn vào cơ thể còn có thể gây tử vong. Ngoài ra, độc tính này còn mạnh hơn gấp 12 – 15 lần của rắn hổ, nhưng vì lượng dịch tiết ra của kiến ba khoang thường rất ít nên sẽ không nghiêm trọng như khi rắn cắn.

Những triệu chứng của kiến ba khoang cắn

Khi bị kiến ba khoang cắn, ban đầu người bệnh sẽ có cảm giác râm ran ngay tại lúc đó. Giai đoạn tiếp sau đó khoảng từ 6 đến 8 tiếng, những vết ban đỏ bắt xuất hiện tại vùng tiếp xúc. Sau khoảng 3 ngày tình trạng bệnh bắt đầu thuyên giảm, vùng tổn thương bắt đầu có hiện tượng bong vảy. Giai đoạn 5 đến 7 ngày sau, vảy bong hết nhưng sẽ để lại các vết thâm rất lâu.

Tìm hiểu thêm: Gan nhiễm mỡ độ 2 là gì? Bị gan nhiễm mỡ độ 2 uống thuốc gì?

Triệu chứng của kiến ba khoang cắn là gì? Cách xử lý vết cắn như thế nào?
Kiến ba khoang là loài côn trùng có độc tố mạnh, gây ra những vết thương nghiêm trọng trên da

Một số dấu hiệu cụ thể sau khi bị kiến ba khoang cắn:

  • Trên vùng da bị kiến ba khoang cắn có vệt cộm hằn lên trên da, có các mụn nước nhỏ xung quanh.
  • Khi gãi hoặc chà xát sẽ khiến độc tố lan sang vùng khác, đặc biệt là những vùng có nếp gấp như: Cẳng tay, cẳng chân, cổ,…
  • Các đặc điểm vết cắn của kiến ba khoang rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác, nhất là bệnh zona.
  • Sau khi bị cắn người bệnh sẽ có cảm giác bỏng rát tại vùng tổn thương, ngoài ra có một số trường hợp sẽ bị trên diện rộng. Thậm chí nhiều bệnh nhân còn bị sốt nhẹ và nổi hạch lân cận.

Cách xử lý vết cắn của kiến ba khoang

Kiến ba khoang là loài côn trùng có độc tố mạnh, gây ra những vết thương nghiêm trọng trên da. Khi bị kiến ba khoang đốt, cần xử lý vết thương kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Ngay sau khi bị kiến ba khoang đốt, nếu chúng chưa rời khỏi cơ thể bạn cần lưu ý, tuyệt đối không dùng tay để bắt hoặc chà xát kiến vào cơ thể khiến chất độc lan ra các vùng lân cận. Cách xử lý tốt nhất là dùng giấy lót để loại bỏ kiến. Trong trường hợp bạn vô tình miết, đập kiến, nên lập tức rửa vùng da tiếp xúc thật sạch.

Sau khi xác định được vùng cắn, vết thương sẽ gây ngứa nhưng bạn hãy hạn chế gãi để tránh gây trầy xước làm cho tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, khi vừa bị kiến cắn, vết thương lúc này sẽ chứa nhiều vi khuẩn vì thế việc gãi ngứa sẽ làm tăng nguy cơ gây ra nhiễm trùng da.

Nên rửa sạch vết thương sau khi phát hiện. Đừng quên sử dụng thêm cồn 70 độ hoặc các sản phẩm có tính sát trùng.

Tuyệt đối không nên tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều hậu quả về sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.

Không nên tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian, truyền miệng để chữa trị. Nhiều trường hợp người bệnh đã phải nhập viện với tình trạng nguy kịch khi sử áp dụng các biện pháp được truyền miệng nhau. Lưu ý với một số bài thuốc đắp có thể sẽ khiến vết thương viêm loét nghiêm trọng hơn đẩy bệnh nhân vào tình trạng nguy kịch.

Phương pháp phòng tránh kiến ba khoang hiệu quả

Kiến ba khoang là loài côn trùng có độc tố mạnh, gây ra những vết thương nghiêm trọng trên da. Để phòng tránh kiến ba khoang, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà: Kiến ba khoang thường sống ở những nơi ẩm thấp, có nhiều bụi rậm, cây cỏ. Do đó, cần phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà để hạn chế nơi trú ẩn của kiến ba khoang.
  • Sử dụng lưới chắn cửa sổ, cửa ra vào: Lưới chắn cửa sổ sẽ là phương pháp hiệu quả để tránh kiến ba khoang bay vào nhà.
  • Mắc màn khi đi ngủ: Kiến ba khoang thường hoạt động mạnh vào ban đêm, do đó, cần mắc màn khi đi ngủ để tránh bị kiến ba khoang đốt.
  • Khi ra ngoài, nên mặc quần áo dài, kín tay, kín chân: Quần áo dài, kín tay, kín chân sẽ giúp bảo vệ da khỏi tiếp xúc với kiến ba khoang.

Triệu chứng của kiến ba khoang cắn là gì? Cách xử lý vết cắn như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Thuốc tránh thai Drosperin có giảm cân không?

Kiến ba khoang thường hoạt động mạnh vào ban đêm, do đó, cần mắc màn khi đi ngủ để tránh bị kiến ba khoang đốt.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng một số biện pháp khác để phòng tránh kiến ba khoang như:

  • Trồng cây sả: Kiến ba khoang rất ghét mùi sả. Do đó, có thể trồng cây sả xung quanh nhà để xua đuổi kiến ba khoang.
  • Sử dụng tinh dầu sả: Tinh dầu sả có mùi hương nồng, cũng có tác dụng xua đuổi kiến ba khoang. Có thể sử dụng tinh dầu sả xịt vào nhà, quần áo, chăn màn,… để đuổi kiến ba khoang.
  • Sử dụng bình xịt côn trùng gia dụng: Có thể sử dụng bình xịt côn trùng gia dụng để xịt vào các khu vực có thể có kiến ba khoang như gầm giường, tủ quần áo,… để ngăn kiến ba khoang trú ngụ.

Với những thông tin trên bạn có thể biết được triệu chứng của kiến ba khoang cắn đồng thời cũng biết được cách xử lý khi gặp kiến ba khoang. Mong rằng nó sẽ giúp ích được cho bạn cùng với gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *