Trẻ đi tiêm phòng lao về có nên tắm không là câu hỏi được nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm sau khi đưa con đi tiêm phòng. Bởi mỗi một tác động đến cơ thể bé đều đáng được cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ lưỡng. Vậy bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này nhé!
Bạn đang đọc: Trẻ đi tiêm phòng lao về có nên tắm không? Một số phản ứng thường gặp sau khi tiêm phòng lao
Tiêm phòng lao có thể nói là một trong những mũi tiêm đầu tiên trong cuộc đời của trẻ vì vậy bố mẹ luôn phải thật quan tâm đến sức khỏe cũng như hành trình tiêm của con bằng việc tìm hiểu thật kỹ về mũi tiêm này. Tiêm phòng lao có tác dụng gì? Tại sao phải tiêm phòng lao và liệu trẻ đi tiêm phòng lao về có nên tắm không? Tất cả những vấn đề trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Contents
Tìm hiểu về bệnh lao
Lao được biết đến là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe bởi nó có khả năng đe dọa đến tính mạng của con người. Bệnh do virus MTB (Mycobacterium tuberculosis) gây nên và là một loại bệnh có khả năng truyền nhiễm từ người sang người.
Triệu chứng của người mắc bệnh lao thường thấy là ho, ho có đờm, ho ra máu, cơ thể suy nhược, gầy yếu, sốt,… Đường lây nhiễm của bệnh lao là đường lây qua không khí, chính vì vậy khi tiếp xúc với một người bệnh lao mà họ nói chuyện, ho hay hắc xì thì bạn có khả năng sẽ mắc phải bệnh lao do bị họ lây nhiễm.
Ngoài ra, virus MTB không chỉ tấn công phổi và gây ra bệnh lao phổi mà nó còn có thể thông qua đường máu đi đến các bộ phận khác của cơ thể người bệnh như não, thận, cột sống,… từ đó gây thêm các bệnh nguy hiểm khác đối với các bộ phận này.
Vậy trẻ đi tiêm phòng lao về có nên tắm không?
Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ đi tiêm phòng lao về có nên tắm không thì chúng ta cần đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao cần tiêm phòng lao trước. Theo các báo cáo về y tế hằng năm, trên thế giới nói chung và đặc biệt là Việt Nam nói riêng thì bệnh lao là một trong những bệnh có nguy cơ mắc phải là rất cao. Hàng năm có hàng triệu người mắc phải căn bệnh này, do đó việc tiêm phòng lao là điều hoàn toàn cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe của chính bạn cũng như những người xung quanh bạn.
Bắt đầu từ năm 1981, Bộ y tế nước ta đã đưa vaccine tiêm phòng lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia dành cho trẻ sơ sinh. Với các bé đảm bảo điều kiện về sức khỏe thì nên được tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh để đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất. Bên cạnh đó, với các bé sinh ra mà tình trạng thể chất hay sức khỏe không đảm bảo đủ điều kiện để tiêm phòng lao thì bố mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để xác định thời gian tiêm phòng hợp lý cho trẻ, không nên bỏ lỡ việc tiêm ngừa lao.
Đã biết lý do tại sao cần tiêm phòng lao và việc tiêm phòng điều hoàn toàn là cần thiết, vì vậy nhiều bố mẹ không ngần ngại cho con tiêm phòng. Nhưng sau khi tiêm cho con lại trăn trở về vấn đề trẻ đi tiêm phòng lao về có nên tắm không? Câu trả lời là bố mẹ vẫn có thể cho con tắm bình thường sau khi đi tiêm về nhưng hãy nhớ là không đắp bất kỳ thứ gì lên vị trí vết tiêm của trẻ nhé.
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước như thế nào?
Một số phản ứng thường gặp sau khi tiêm
Ngoại trừ vấn đề trẻ đi tiêm phòng lao về có nên tắm không thì phụ huynh cũng quan tâm nhiều đến các phản ứng sau khi tiêm mà trẻ có thể gặp phải. Hai phản ứng thường gặp nhất có thể kể đến là:
Trẻ phát sốt sau khi tiêm
Trẻ có thể sẽ sốt nhẹ (38.5 độ) sau khi tiêm phòng. Theo các bác sĩ đây là phản ứng bình thường, thậm chí được xem là một tín hiệu tốt từ cơ thể trẻ. Bởi vaccine đóng vai trò là một chất lạ, khi chất lạ này đi vào cơ thể, bé phát sốt chứng tỏ nó đang phản ứng lại với chất lạ này.
Nếu trẻ bị sốt mẹ đừng quá lo lắng, hãy cho con bú nhiều sữa và uống nước nhiều hơn hoặc sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ đi tiêm phòng lao về có nên tắm không như chia sẻ ở trên thì vẫn được. Tuy nhiên nếu bé phát sốt, mẹ chỉ nên lau người cho con, hoặc cho bé tắm nhanh qua, tránh tình trạng bé sốt cao hơn do tiếp xúc lâu với nước. Ngoài ra, nếu trẻ sốt cao (39 độ trở lên) phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Vết tiêm bị sưng mủ
Sau khi tiêm từ 20 đến 15 ngày, tại vị trí tiêm của bé có thể sẽ bị mưng mủ. Khi thấy dấu hiệu này, mẹ đừng hoảng loạn vì cũng là một phản ứng bình thường. Mưng mủ này sẽ tự động tiêu đi sau khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn tùy cơ địa trẻ và hình thành vết sẹo. Mẹ lưu ý là không sờ, nặn hay tác động vào vết mưng mủ vì có thể sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng nhé!
>>>>>Xem thêm: Test HIV bằng nước bọt có chính xác không? Cách thực hiện như thế nào?
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi trẻ đi tiêm phòng lao về có nên tắm không và một số thông tin liên quan đến bệnh lao cũng như vaccine lao. Mong rằng những thông tin này bổ ích với bạn đọc!
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng KenShin đang có đầy đủ các loại vắc xin tiêm phòng bệnh cho trẻ. Trung tâm Tiêm chủng KenShin cam kết đảm bảo chất lượng toàn bộ các loại vắc xin với nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới.