Trẻ 21 tháng tuổi: Sự phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ của bé

Trẻ 21 tuổi đã hoàn thiện các kỹ năng vận động, chẳng hạn như đi, nhảy, chạy (từng quãng ngắn), giữ thăng bằng tốt. Vậy trẻ 21 tháng tuổi còn điều thú vị nào mà bố mẹ chưa biết?

Bạn đang đọc: Trẻ 21 tháng tuổi: Sự phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ của bé

Trẻ 21 tháng tuổi đã dần hoàn thiện các kỹ năng vận động và phát triển vượt trội về mặt nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ. Giai đoạn này, bố mẹ cần dành nhiều thời gian để vui chơi và trò chuyện với con, giúp bé ngày càng phát triển hoàn thiện.

Phát triển về thể chất của trẻ 21 tháng tuổi

Theo tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ em, các bé 21 tháng tuổi cần đạt các chỉ số về thể chất như sau:

  • Cân nặng: Bé trai 11 – 12kg; Bé gái 9 – 11kg
  • Chiều cao: Bé trai 79 – 85cm, bé gái 77 – 89cm

Trẻ 21 tuổi đã hoàn thiện các kỹ năng vận động, chẳng hạn như đi, nhảy, chạy (từng quãng ngắn), giữ thăng bằng tốt. Bé có thể cúi xuống nhặt đồ và đứng dậy mà không bị ngã, nhảy múa theo điệu nhạc, di chuyển kéo thêm đồ chơi. Thậm chí, các bé hiếu động sẽ chạy nhảy khắp nơi trong nhà, tự ý leo trèo cầu thang, nhảy các bậc thềm,…

Bố mẹ cần theo dõi và cất những vật dụng nguy hiểm để tránh làm bé tổn thương. Đặc biệt là những nhà có cầu thang cần quan sát bé thường xuyên.

Trẻ 21 tháng tuổi: Sự phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ của bé

Trẻ 21 tuổi đã hoàn thiện các kỹ năng vận động như chạy, nhảy

Việc vận động có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của bé nên bố mẹ không cần hạn chế bé. Hãy cho bé tự do vui đùa, chạy nhảy, kèm theo hướng dẫn cho bé những kỹ năng cần thiết. Ở lứa tuổi này, bé có thể học cách tự cởi quần áo, tự mặc quần áo, tự dùng muỗng xúc cơm ăn, tập ngồi bô,…

Phát triển nhận thức của trẻ 21 tháng tuổi

Trẻ 21 tháng tuổi đã nhận thức được môi trường xung quanh và bắt chước hành động của người khác. Bé cũng đã có thể nhận biết được sự khác biệt giữa màu sắc và hình dạng, do đó là thời điểm tốt để phát triển trí não. Bố mẹ hãy cho bé làm quen với các món đồ chơi phát triển nhận thức, dạy và giúp bé phân biệt hình dáng, màu sắc, đồ vật xung quanh.

Về mặt cảm xúc, giai đoạn này tâm trạng của bé nhiều lúc bất ổn, dễ nổi nóng và cáu bẳn với mọi thứ. Nhưng không sao, mọi chuyện sẽ trở lại bình thường rất nhanh. Độ tuổi này được xem là khủng hoảng tuổi lên 2, bé bắt đầu hình thành tính cách nổi loạn khi mọi chuyện không như ý, cảm xúc biến hóa rất nhanh, có cả giận dữ, khóc nhè, dỗi hờn,… Bố mẹ hãy kiên nhẫn và nhẹ nhàng khuyên nhủ để giúp bé đi vào quỹ đạo.

Phát triển ngôn ngữ của trẻ 21 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, số lượng từ vựng mà bé học được đã tăng lên và có thể nói lưu loát. Thậm chí, bé còn có thể nói những câu ngắn 2 – 3 từ, có thể lặp lại một vài từ nào đó nghe được. Do vậy, việc kể chuyện cho bé nghe, mở một số bài hát thiếu nhi đơn giản sẽ giúp kích thích và phát triển ngôn ngữ của bé. Nhiều đứa trẻ thậm chí còn có thể hòa nhịp và ngân nga theo những bài hát nghe được.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ 21 tháng tuổi

Trẻ 21 tháng tuổi có hệ tiêu hóa khá hoàn thiện nên thức ăn đa dạng và có thể ăn được nhiều món như người lớn. Bé đang trong giai đoạn phát triển nên cần cung cấp đầy đủ cả chất đạm, chất xơ, tinh bột, chất béo, và các vitamin, khoáng chất. Khẩu phần ăn mỗi ngày cần khoảng 3/4 – 1 chén trái cây và rau củ, 1/4 chén ngũ cốc và 3 thìa súp chất đạm.

Tìm hiểu thêm: Những người không nên uống lá đinh lăng: Bạn đã biết hay chưa?

Trẻ 21 tháng tuổi: Sự phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ của bé
Trẻ 21 tháng tuổi cần ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ

Theo các chuyên gia, trẻ 21 tháng tuổi cần ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Bữa phụ có thể là sữa, bánh quy, trái cây,… Tuy nhiên, cần lưu ý không cho bé uống quá nhiều nước trái cây trong ngày. Ở giai đoạn này bé nên uống sữa nguyên kem, khi qua mốc 2 tuổi có thể dùng sữa tách béo.

Nếu mẹ muốn cai sữa cho bé thì hãy tiến hành một cách từ từ, giảm dần số lần bú sữa mẹ để bé làm quen. Mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm những món mới để kích thích ăn uống nhưng không nên ép con ăn. Hãy bắt đầu với một lượng nhỏ và ưu tiên cho bé lựa chọn. Đa số các bé giai đoạn này đều tỏ ra kén ăn, không chịu ăn bởi tâm lý muốn chứng tỏ mình là cá thể độc lập.

Mẹo nuôi dạy trẻ 21 tháng tuổi

Trẻ 21 tháng tuổi không còn phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ mà đã có thể tự lập ở một khía cạnh nhất định. Do vậy, bố mẹ hãy khuyến khích và dạy cho bé tự làm những việc nhỏ trong khả năng. Cụ thể:

  • Dạy bé tự thay quần áo và tự đi giày dép. Dành cho bé những lời khích lệ khi bé tự làm.
  • Khuyến khích bé tự dùng thìa, nĩa để xúc ăn. Ban đầu sẽ có nhiều vụng về và mất thời gian, nhưng hãy kiên nhẫn, đây là cách giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt.
  • Trẻ 21 tháng tuổi thích chạy nhảy, thích leo cầu thang, cửa sổ,… Vậy nên cần đảm bảo các khu vực này an toàn, có thanh chắn. Các vật dụng trong nhà như thau tắm, xô nước cất gọn và không chứa nhiều nước.
  • Không nên cho trẻ ăn thức ăn cứng, to, để tránh con bị nghẹn. Ngay cả chơi với những món đồ nhỏ như hạt cứng cũng không được. Bé có thể nhét vào mũi, tai, miệng bất kỳ lúc nào.
  • Bố mẹ nên dành thời gian chơi và trò chuyện với bé, dạy bé nói, dạy bé chia sẻ đồ chơi,… Cho bé tập bơi vào thời điểm này cũng rất tốt, có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trẻ 21 tháng tuổi: Sự phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ của bé

>>>>>Xem thêm: Xác định tăng huyết áp độ 1 và thuốc điều trị

Trẻ 21 tháng tuổi có thể tự xúc ăn và tự thay quần áo

Trên đây là những thông tin cần biết về quá trình phát triển của trẻ 21 tháng tuổi. Hy vọng bố mẹ đã có những thông tin hữu ích để nuôi dạy con nhỏ một cách tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *