Top những loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày phổ biến và cách dùng thuốc hiệu quả

Ngày nay, viêm loét dạ dày ngày càng trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, việc dùng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày được rất nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu về các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày qua bài viết dưới đây của KenShin nhé!

Bạn đang đọc: Top những loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày phổ biến và cách dùng thuốc hiệu quả

Bệnh lý viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến, do đó các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng ngày càng đa dạng. Thuốc có tác dụng chính là tạo lớp màng bao phủ niêm mạc dạ dày, giúp ngăn ngừa cũng như phục hồi tổn thương, từ đó cải thiện triệu chứng của bệnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Trước khi tìm hiểu về các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, bạn cũng nên nắm được những nguyên nhân gây loét dạ dày. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP): Đây là loại vi khuẩn có khả năng phát triển trong môi trường acid dạ dày. Bên cạnh đó, vi khuẩn này còn làm gia tăng sự bài tiết acid từ dạ dày, từ đó gây viêm niêm mạc dạ dày, phá hủy lớp màng bảo vệ dạ dày, lâu ngày hình thành nên các vết loét. Vi khuẩn HP nếu không được điều trị hiệu quả sẽ tồn tại dai dẳng và làm gia tăng nguy cơ biến chứng trên đường tiêu hóa, bao gồm cả ung thư dạ dày.
  • Sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) không hợp lý: Thuốc giảm đau chống viêm không steroid là loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm phổ biến. Tuy nhiên, các loại thuốc NSAID có thể gây viêm loét dạ dày nếu như dùng liều cao, kéo dài. NSAID có thể làm thay đổi cấu trúc của màng bảo vệ đường tiêu hóa, lâu ngày gây nên viêm loét dạ dày.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày như: Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn thức uống khó tiêu như chua, cay, nóng, dầu mỡ… Ngoài ra, yếu tố di truyền, tâm lý căng thẳng, lo lắng, stress… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Top những loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày phổ biến và cách dùng thuốc hiệu quả

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày

Top những loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày phổ biến hiện nay

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày còn được gọi là thuốc băng niêm mạc dạ dày, là các loại thuốc có khả năng tạo màng bao phủ niêm mạc dạ dày, giúp ngăn ngừa tổn thương và làm lành các vết loét.

Dưới đây là một số loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày phổ biến:

Thuốc kháng tiết acid

Thuốc kháng tiết acid dạ dày gồm 2 nhóm là thuốc ức chế bơm proton (Proton Pump Inhibitor – PPI) và thuốc ức chế thụ thể histamin H2. Tuy 2 nhóm thuốc này có cơ chế hoạt động khác nhau nhưng cả 2 đều có tác dụng làm giảm lượng acid dạ dày, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng như đau bụng, nóng rát bụng do viêm loét dạ dày gây nên.

Thuốc kháng histamin H2

Thuốc kháng histamin H2 phổ biến như cimetidin, famotidin, ranitidin… được sử dụng trong các trường hợp viêm loét dạ dày đơn giản, triệu chứng nhẹ, giúp giảm tiết acid dạ dày khi ngủ. Thuốc giúp ngăn chặn tiết acid dạ dày thông qua việc ức chế thụ thể histamin H2 của tế bào viền niêm mạc dạ dày.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) phổ biến với các thuốc như omeprazole, pantoprazole, esomeprazole… Đây là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị viêm loét dạ dày. Thuốc cũng thường được phối hợp cùng kháng sinh trong điều trị viêm loét dạ dày do HP. Bên cạnh đó, PPI cũng được sử dụng cùng với thuốc NSAID để hạn chế tác dụng phụ gây loét dạ dày của nhóm thuốc này.

Top những loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày phổ biến và cách dùng thuốc hiệu quả

Omeprazole thuộc nhóm PPI là một trong những thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày phổ biến

Thuốc trung hòa acid dạ dày

Chức năng chính của nhóm thuốc này giúp trung hòa acid dạ dày, từ đó làm giảm cảm giác đau rát, khó chịu. Các thuốc này thường có thành phần như nhôm hydroxit, magie trisilicat, canxi cacbonat… giúp làm giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày cũng như các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày…

Tuy vậy, thuốc không giúp điều trị căn nguyên của bệnh, vì vậy nếu sử dụng thuốc kéo dài có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh hay gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón…

Thuốc tạo màng bao phủ ổ loét (sucralfate)

Sucralfate là nhóm thuốc có tác dụng bao phủ ổ loét nên được dùng trong viêm loét dạ dày.

Loại thuốc bọc niêm mạc dạ dày này khi vào cơ thể sẽ tạo phức hợp với các protein tích điện dương trong dịch tiết dạ dày, tạo nên hợp chất có tác dụng che phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Tìm hiểu thêm: Viêm túi mật hoại tử và những điều cần biết

Top những loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày phổ biến và cách dùng thuốc hiệu quả
Sucralfate là nhóm thuốc có tác dụng bao phủ ổ loét

Những lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Để việc điều trị viêm loét dạ dày đạt hiệu quả cao, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tốt hơn cả, người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra phác đồ điều trị bệnh cụ thể, phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Người bệnh cũng có thể thỉnh thoảng sử dụng một số thuốc không kê đơn như thuốc trung hòa acid dạ dày nhằm làm giảm triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan và phải đi khám ngay nếu thấy tình trạng bệnh không tốt lên hay tiến triển xấu hơn.

Dùng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, kiên trì dùng thuốc đủ liệu trình. Việc ngưng thuốc giữa chừng hay quên liều có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh, khiến bệnh mãi không khỏi và không thể điều trị dứt điểm.

Thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng để tránh dùng phải những thuốc gây ảnh hưởng không tốt tới tình trạng viêm loét dạ dày.

Theo dõi diễn tiến của bệnh trong thời gian dùng thuốc, khi xuất hiện những triệu chứng bất thường như đau bụng, nôn mửa, nôn máu, đi ngoài phân đen, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi… cần đi khám ngay bởi đó có thể là biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa nguy hiểm.

Ngoài theo dõi diễn tiến của bệnh, người bệnh cũng cần theo dõi các tác dụng phụ của thuốc và nắm kỹ hướng dẫn của bác sĩ. Một số thuốc có chứa bismuth có thể khiến phân có màu đen cần phân biệt với đi ngoài phân đen trong xuất huyết tiêu hóa (thường kèm theo các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt).

Tránh sử dụng các loại đồ ăn, thức uống có nguy cơ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng như: Ăn đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ khó tiêu, uống rượu bia, hút thuốc lá…

Top những loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày phổ biến và cách dùng thuốc hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Động mạch khoeo là gì? Những thông tin cần biết về bệnh bẫy động mạch khoeo chân

Người bị viêm loét dạ dày nên tránh uống rượu bia và các thực phẩm cay nóng

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng như nắm được những lưu ý khi dùng các loại thuốc này. Để việc điều trị bệnh được hiệu quả tối đa, bạn nên đi khám bệnh để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh. Chúc bạn nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết hay của KenShin nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *