Chụp X quang bàn chân là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được thực hiện phổ biến nhằm giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với các bất thường ở bàn chân. Dưới đây là thông tin tổng quan về kỹ thuật này.
Bạn đang đọc: Tổng quan về kỹ thuật chụp X quang bàn chân
Bàn chân là bộ phận quan trọng, chịu lực và nâng đỡ cơ thể. Do đó, bàn chân rất dễ bị tổn thương từ tác động bên ngoài hoặc thoái hóa từ bên trong. Chụp X quang bàn chân là kỹ thuật được các bác sĩ thường chỉ định thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến bộ phận này. KenShin sẽ giúp bạn có những thông tin tổng quát nhất về trường hợp cần thực hiện, quy trình cũng như mức chi phí hiện nay.
Contents
Chụp X quang bàn chân là gì?
Chụp X quang là phương pháp chẩn đoán sử dụng tia X đi xuyên qua cơ thể để chụp lại hình ảnh các bộ phận bên trong, nhằm chẩn đoán các bệnh lý đang mắc phải. Đối với chụp X quang bàn chân, kỹ thuật này sẽ sử dụng máy chụp có khả năng phát ra tia X đi xuyên qua các cấu trúc xương, mô mềm ở bàn chân con người. Từ đó, tái hiện lại hình ảnh cấu trúc bên trong bàn chân lên phim.
Đây được xem là phương pháp hiệu quả, nhanh chóng để thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến bàn chân mà không gây xâm lấn. Các hình ảnh trên phim chụp khá rõ nét về toàn bộ cấu trúc xương của bàn chân, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Một số trường hợp người bệnh được chỉ định thực hiện chụp X quang bàn chân như sau:
- Bệnh nhân nghi ngờ gặp các tình trạng như viêm, thoái hoá, loãng xương, u xương, ung thư xương, rối loạn chuyển hoá…
- Người bệnh đau nhức nhiều sau chấn thương, nghi ngờ gãy xương bàn chân hoặc trật khớp.
- Người bệnh đau nhức nhiều ở bàn chân không rõ nguyên nhân.
- Bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc các bệnh lý như Gout, tiểu đường…
- Kiểm tra lại sau khi phẫu thuật hoặc sau bó bột do chấn thương.
Chụp X quang bàn chân có ảnh hưởng sức khỏe không?
Mặc dù chụp X quang bàn chân là phương pháp hiệu quả song không ít người lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe do việc sử dụng tia X bức xạ cao. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, ảnh hưởng này không quá lớn so với lợi ích mà kỹ thuật này mang lại. Khi sử dụng với tần suất thấp, khoảng cách giữa 2 lần chụp X quang đảm bảo đúng quy định thì cơ thể không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tia bức xạ.
Hơn nữa, bác sĩ và kỹ thuật viên cũng sẽ tuân thủ đúng nguyên lý chụp X quang, điều chỉnh cường độ, bước sóng của tia X cũng như thời gian chụp nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh. Do đó, bạn không cần quá lo lắng việc ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mặc dù vậy, một số trường hợp được khuyến cáo không nên hoặc hạn chế tối đa chụp X quang bao gồm:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Người đang mắc các bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng hoặc đang bị tràn máu, tràn khí màng phổi.
- Người đang mắc các bệnh lý như suy gan, thận và tuyến giáp ở giai đoạn nặng, người mẫn cảm với các chất chứa iốt…
Do đó, trước khi chụp X quang xương bàn chân, bạn nên thông báo cụ thể với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình, có đang mang thai hay không cũng như tiền sử các bệnh mắc phải nếu có. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện chụp X quang tại các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Tìm hiểu thêm: Sự thật về 4 cách trị hôi nách một lần khỏi cả đời
Quy trình chụp X quang bàn chân
Dưới đây là quy trình chụp X quang bàn chân thường được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa:
Chuẩn bị trước khi chụp X quang bàn chân
Tùy từng tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể thăm khám cơ bản để có những chỉ định chụp phù hợp. Người bệnh sẽ được yêu cầu kéo cao quần lên bắp chân để hình ảnh chụp bàn chân được rõ ràng và chính xác. Nếu người bệnh đeo các đồ trang sức như vòng chân thì cũng được yêu cầu cởi bỏ, bởi vật liệu kim loại có độ cản tia X cao, sẽ làm nhiễu ảnh và ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.
Thực hiện chụp X quang bàn chân
Quy trình chụp X quang bàn chân được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có thể định vị vùng chụp như dùng bao cát hoặc gối quanh bàn chân để giữ cho chân không di chuyển, giúp việc chụp X quang được thuận tiện, hình ảnh rõ nét hơn.
- Bước 2: Ở tư thế chụp bàn chân thẳng, người bệnh được yêu cầu ngồi trên bàn chụp hoặc nằm ngửa trên bàn chụp, chân co gối nhẹ để bàn chân sát mặt bàn và nằm giữa tấm cản tia X thu hình ảnh. Với tư thế chụp X quang bàn chân nghiêng trong, mặt trong cổ chân cần chụp phải ép sát phim chụp, lòng bàn chân vuông góc với mặt phẳng bàn. Trường hợp chụp X quang bàn chân nghiêng ngoài, người bệnh sẽ đặt chân ngược lại sao cho mặt ngoài cổ chân đặt sát mặt bàn và giữa phim chụp, lòng bàn chân vuông góc với mặt phẳng bàn.
- Bước 3: Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có thể thay đổi vị trí bàn chân nhiều lần để đảm bảo thu được hình ảnh ở nhiều góc độ khác nhau. Toàn bộ quy trình chụp thông thường sẽ diễn ra trong khoảng 10 – 15 phút.
>>>>>Xem thêm: Tiêm HPV 2 mũi có tác dụng không? Cần lưu ý những gì khi tiêm HPV?
Chụp X quang bàn chân bao nhiêu tiền?
Vậy chụp X quang bàn chân bao nhiêu tiền? Hiện nay, đây được xem là hình thức khám cận lâm sàng đảm bảo kinh tế cho người bệnh vì giá thành khá rẻ. Chi phí chụp có sự khác nhau tùy thuộc vào từng cơ sở y tế nhưng nhìn chung chỉ dao động trong khoảng từ 120.000 – 300.000 VNĐ, thậm chí ở những nơi được bảo hiểm y tế chi trả, chi phí này còn thấp hơn. Do đó, để biết chính xác giá chụp X quang bàn chân, bạn nên liên hệ với cơ sở y tế mà mình muốn thăm khám để được tư vấn chi tiết nhé!
Như vậy, với các thông tin trên đây, KenShin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chụp X quang bàn chân, giải đáp lo lắng về ảnh hưởng sức khỏe cũng như chi phí thực hiện kỹ thuật này. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín để thực hiện, tránh tình trạng chẩn đoán sai nhé!