Các bệnh liên quan đến đường tiết niệu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Những căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người bệnh.
Bạn đang đọc: Tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiết niệu
Bất cứ bộ phận hay hệ cơ quan nào trong cơ thể đều có thể phát sinh bệnh lý. Đường tiết niệu không phải một ngoại lệ. Đây là hệ cơ quan có nhiệm vụ lọc máu, bài tiết nước tiểu cùng các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Hiểu rõ các bệnh liên quan đến đường tiết niệu sẽ giúp chúng ta chủ động trong phòng ngừa và điều trị, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, KenShin sẽ giúp bạn tìm hiểu về các bệnh lý tiết niệu thường gặp.
Contents
Các bệnh liên quan đến đường tiết niệu thường gặp
Có rất nhiều bệnh lý xuất phát hoặc liên quan đến đường tiết niệu. Và dưới đây là những căn bệnh thường gặp nhất.
Tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ là tình trạng vận động bàng quang bị mất kiểm soát khiến nước tiểu bị rò rỉ ngoài ý muốn. Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ có thể là do: Bệnh tiểu đường, phụ nữ đang mang thai hoặc mới sinh con, mắc các bệnh về tuyến tiền liệt, cơ đáy chậu yếu, cơ bàng quang yếu,…
Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính
Tuyến tiền liệt là một tuyến phụ chỉ có ở nam giới. Nó có kích thước nhỏ và nằm trong hệ sinh dục của nam giới. Tuyến tiền liệt kết hợp với các tuyến phụ khác sản xuất ra dịch trong tinh dịch của nam giới. Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt xảy ra khi tuyến tiền liệt bị tăng sinh kích thước và phình to lên.
Bệnh này khá phổ biến ở nam giới lớn tuổi tuy nhiên là bệnh lành tính, không diễn tiến thành ung thư tuyến tiền liệt như nhiều người lo lắng. Tuyến tiền liệt gia tăng kích thước tạo áp lực lên niệu đạo khiến người bệnh buồn tiểu thường xuyên. Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nên bị nặng.
Sỏi hệ niệu
Trong các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, sỏi hệ niệu cũng là bệnh thường gặp. Sỏi tiết niệu là sỏi hình thành tại bất kỳ cơ quan nào trên con đường tạo ra và đào thải nước tiểu ra ngoài cơ thể. Khi trong nước tiểu có chứa nồng độ cao các tinh thể (do lượng nước tiểu quá ít hoặc do hàm lượng chất khoáng trong nước tiểu cao). Các tinh thể này được tạo ra trong quá trình thận lọc máu và thường lắng đọng ở nhú thận. Tại đây, chúng gắn kết với nhau. Theo thời gian, chúng lớn dần và tạo thành sỏi.
Ngoài ra, sỏi từ thận có thể theo dòng nước tiểu, đi đến các cơ quan tiếp theo và nằm tại đó tạo thành sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Khi sỏi có kích thước lớn, người bệnh sẽ bị đau quặn dữ dội. Người bệnh cần được điều trị bằng thủ thuật can thiệp để phòng tránh nhiễm trùng và đảm bảo chức năng thận.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu gây nhiễm trùng. Bệnh này thường gặp hơn ở nữ giới do cấu trúc giải phẫu đường tiết niệu của nữ giới phức tạp hơn và nằm sâu bên trong cơ thể.
Khi bị nhiễm trùng hay viêm đường tiết niệu, người bệnh sẽ gặp triệu chứng nóng rát khi tiểu, tiểu rắt, cảm nhận được bàng quang luôn chứa đầy nước tiểu ngay cả khi vừa mới đi tiểu. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị đi tiểu ra máu vô cùng nguy hiểm trong cả trường hợp viêm đường tiết niệu nam hoặc nữ.
Rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương cũng là một trong các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Bệnh này làm ảnh hưởng đến khả năng tình dục của nam giới. Nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn cương dương là do lượng máu đến cơ quan sinh dục nam bị hạn chế. Điều đó khiến dương vật không đủ cương cứng hoặc không cương cứng lên được để thực hiện quá trình giao hợp.
Ung thư tiết niệu
Ung thư tiết niệu xảy ra khi có các tế bào bất thường phát triển và tạo thành khối u ác tính trong các cơ quan tiết niệu như bàng quang, thận, niệu đạo. Phổ biến nhất là ung thư tiết niệu liên quan đến ung thư bàng quang. Hiếm gặp hơn là ung thư niệu quản, bể thận, niệu đạo. Nam giới có nguy cơ mắc ung thư tiết niệu hơn hơn nữ giới và tỷ lệ tử vong cũng cao hơn.
Các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu khác
Ngoài các bệnh lý trên, một số bệnh lý thường gặp ở đường tiết niệu khác có thể kể đến như: Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, tăng sinh nội mạc bàng quang, tiểu máu, viêm bàng quang kẽ, bàng quang tăng hoạt,…
Tìm hiểu thêm: Uống trà ô long có mất ngủ không? Thời điểm vàng để uống trà ô long
Cách giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến đường tiết niệu
Các bệnh liên quan đến đường tiết niệu rất dễ gặp phải thậm chí dễ tái lại. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh, mỗi chúng ta đều nên chủ động phòng ngừa bằng cách:
- Uống đủ nước mỗi ngày, lượng nước khác nhau tùy từng độ tuổi và các yếu tố khác như cường độ vận động, chế độ ăn,…
- Hạn chế tiêu thụ muối, caffeine, thuốc lá, rượu bia vì đây đều là các chất có thể gây kích thích niệu đạo, ảnh hưởng đến chức năng của thận.
- Luyện tập các bài tập chuyên biệt có tác dụng tăng cường trương lực các cơ sàn chậu.
- Nên đi tiểu trước khi ngủ, không cố nhịn tiểu.
- Nam giới nên dùng thiết bị bảo hộ khi lao động nặng hoặc chơi thể thao để phòng ngừa chấn thương ảnh hưởng đến đường tiết niệu.
- Vệ sinh đường sinh dục đúng cách, nhất là nữ giới, đề phòng ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Nên tắm dưới vòi hoa sen sẽ tốt hơn ngâm bồn tắm, nhất là với nữ giới.
- Loại bỏ tận gốc các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh đường tiết niệu như sỏi niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt,…
- Thăm khám sức khỏe tổng quát nói chung và sức khỏe đường tiết niệu nói riêng thường xuyên. Việc này sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh đường tiết niệu nếu có.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây trật khớp lưng và cách phòng ngừa
Các bệnh liên quan đến đường tiết niệu thường gặp nhất hầu hết đều là bệnh đơn giản, dễ điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, có những bệnh rất dễ tái lại nếu không được điều trị triệt để và phòng ngừa đúng cách.
Các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường tiết niệu cũng có khả năng chữa trị và phục hồi cao hơn nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Ngay khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nghi ngờ của bệnh đường tiết niệu nào, bạn đều nên đi kiểm tra để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.