Giảm thị lực sau khi đau mắt đỏ ngày càng nhiều khi người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất thị lực vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Tình hình báo động: Nguy cơ giảm thị lực sau khi đau mắt đỏ
Hiện tượng đau mắt đỏ có nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào thể trạng, tiền sử bệnh và các dấu hiệu kèm theo ở từng người như giảm thị lực, cộm chói mắt, đau nhức mắt,… có thể lây từ người khác trong cộng đồng và bùng phát thành dịch mắt đỏ. Nếu nặng có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, nguy cơ suy giảm thị lực lâu dài, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Bài viết sau đây của KenShin sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu thêm về các nguyên nhân dẫn đến giảm thị lực sau khi đau mắt đỏ cùng với một số triệu chứng nhận biết để có cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
Contents
Các nguyên nhân dẫn đến giảm thị lực sau khi đau mắt đỏ
Đỏ mắt có nhiều mức độ khác nhau, đối với trường hợp nghiêm trọng thì có thể làm ảnh hưởng đến thị lực, điển hình là một số nguyên nhân dưới đây có thể gây giảm thị lực sau khi đau mắt đỏ mà mọi người cần lưu ý:
Đỏ mắt và mắt có tiết tố
Đau mắt đỏ và mắt có tiết tố có hai nguyên nhân chính:
Viêm kết mạc mắt do vi khuẩn
Viêm kết mạc mắt do vi khuẩn có thể xảy ra ở một hoặc hai mắt cùng lúc, có thể kèm theo viêm giác mạc và có nguy cơ giảm thị lực, sau khi hết viêm có thể để lại sẹo trên giác mạc và gây giảm thị lực vĩnh viễn.
Viêm kết mạc mắt dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng có triệu chứng ở cả hai mắt trong thời gian dài như cộm mắt, chảy nước mắt nhiều, chói mắt,… Ở một vài trường hợp người bệnh còn kèm theo dấu hiệu hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng. Một số dạng viêm kết mạc do nguyên nhân dị ứng bao gồm:
- Viêm kết mạc mùa xuân: Xảy ra thường ở độ tuổi từ 7 – 15 tuổi.
- Viêm mi – kết mạc dị ứng do tiếp xúc: Kèm theo biểu hiện đỏ mắt, sưng mí và có bọng nước, nguyên nhân do tiếp xúc với các hóa chất sử dụng trong công việc hoặc đời sống hàng ngày.
- Hội chứng Stevens-Johnson: Xuất hiện khi người bệnh bị dị ứng với thành phần có trong thuốc uống.
Đỏ mắt và đau nhức mắt
Đỏ mắt kèm cảm giác đau nhức mắt có hai trường hợp sau đây
Tổn thương giác mạc
Đỏ mắt kèm theo triệu chứng đau nhức mắt cho thấy giác mạc đã bị tổn thương, nguyên nhân phổ biến là bị vật lạ bay vào mắt gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh làm mắt bị đỏ, khó mở mắt và chảy nước mắt. Đối với trường hợp này mọi người không nên dụi mắt hoặc cố gắng lấy vật đó ra khỏi mắt, vì nếu lấy không đúng cách sẽ làm loét giác mạc, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn giác mạc và giảm thị lực vĩnh viễn.
Viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào là một căn bệnh về mắt phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, có sự tiến triển nhanh chóng, cần phải được can thiệp kịp thời trước khi có nguy cơ giảm thị lực.
Viêm củng mạc
Ban đầu sẽ có biểu hiện đỏ mắt tại một vùng kèm theo cảm giác đau nhức mắt dữ dội, sau đó lan ra toàn bộ củng mạc.
Tìm hiểu thêm: Vật lý trị liệu dây chằng chéo trước có tác dụng gì?
Chấn thương mắt
Các trường hợp chấn thương mắt hầu hết đều xuất phát từ việc tiếp xúc với các chất hóa học sử dụng trong sinh hoạt, đụng vào các vật sắc nhọn hoặc va chạm mạnh,… Sau đó người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức ở mắt, nhìn mờ và bị đỏ mắt. Các biến chứng của chấn thương mắt có thể gây ra mất thị lực vĩnh viễn.
Một số triệu chứng đau mắt đỏ bạn cần biết
Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ mà mọi người cần biết để tránh lây sang cho người khác.
- Nhạy cảm với ánh sáng: Bệnh nhân đau mắt đỏ sẽ nhạy cảm với ánh sáng hơn so với người bình thường. Ở một vài trường hợp do nhiễm trùng nặng sẽ xuất hiện các biểu hiện như suy giảm thị lực và kèm theo đau mắt.
- Đỏ mắt: Dấu hiệu đặc trưng của bệnh đau mắt đỏ, đa phần đều lành tính.
- Mắt tiết nhiều dịch: Người bệnh đau mắt đỏ sẽ chảy nước mắt nhiều hơn đối với viêm kết mạc dị ứng hoặc do virus, ngược lại sẽ tiết dịch màu xanh đối với người bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn.
- Cộm hoặc ngứa mắt: Bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu ở mắt như có vật gì bên trong, ban đầu sẽ xuất hiện ở một mắt và sẽ lan sang mắt còn lại sau vài ngày.
>>>>>Xem thêm: Bổ sung sắt và kẽm cho bé như thế nào?
Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, mọi người cần thay đổi một số thói quen hàng ngày để đảm bảo vi khuẩn không có điều kiện gây bệnh, cụ thể:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc rửa trước khi ăn và dụi mắt.
- Hạn chế đưa tay chạm vào mắt: Tránh đưa tay lên dụi mắt hoặc chạm vào mắt vì tay bình thường chứa nhiều vi khuẩn, nếu cần thiết nên sử dụng khăn giấy.
- Thay vỏ bao gối thường xuyên: Rèn luyện thói quen thay bao ga, bao áo gối thường xuyên, cần tách biệt gối của người bệnh đau mắt đỏ và giặt với chất tẩy.
- Không dùng chung khăn: Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh đó là không nên sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt với người khác, đối với người bệnh đau mắt đỏ cần phải giặt khăn với nước nóng và chất tẩy rửa để đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn.
- Không sử dụng chung đồ mỹ phẩm: Tránh sử dụng chung đồ mỹ phẩm với người khác vì vi khuẩn rất dễ tích tụ trên các bề mặt của mỹ phẩm, việc hạn chế sử dụng đồ chung sẽ tránh được tình trạng lây nhiễm bệnh.
Hy vọng thông qua bài viết dưới đây, bạn đọc sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về hiện tượng đau mắt đỏ – bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến hiện nay cũng như một vài nguyên nhân làm giảm thị lực sau khi đau mắt đỏ, từ đó chủ động các bước phòng ngừa để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh từ người khác.