Vắc xin uốn ván hấp thụ TT là gì? Cần lưu ý những gì khi tiêm phòng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về loại vắc xin này nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về vắc xin uốn ván hấp thụ TT
Tiêm vắc xin uốn ván hấp thụ TT là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn để tạo hệ miễn dịch chủ động cho cơ thể chống lại bệnh uốn ván. Loại vắc xin này được nghiên cứu và phát triển từ giải độc tố uốn ván tinh chế và tá chất hấp phụ Aluminium phosphate. Vậy cụ thể vacxin uốn ván hấp thụ TT là gì? Lịch tiêm và liều lượng ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về loại vaccine uốn ván này nhé!
Contents
Tầm quan trọng của tiêm vắc xin hấp thụ TT ngừa uốn ván
Uốn ván là căn bệnh cấp tính nguy hiểm do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra. Độc tố của trực khuẩn khi xâm nhập vào máu sẽ tấn công trực tiếp lên hệ thần kinh. Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như co cứng cục bộ hoặc toàn thân, dẫn đến các cơn co giật nguy hiểm.
Thời gian ủ bệnh của trực khuẩn uốn ván thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 3 – 21 ngày. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào độ rộng vết thương, vị trí vết thương, mức độ nhiễm khuẩn và điều kiện yếm khí ở vết thương. So với uốn ván cục bộ, thì uốn ván toàn thể sẽ nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều.
Bệnh uốn ván thường dẫn đến tử vong do rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp hoặc tim ngưng đột ngột do cơn co giật. Lúc này, cần can thiệp hồi sức cấp cứu sớm nhất có thể để giúp tăng khả năng cứu sống người bệnh.
Tuy nhiên, người dân có thể chủ động phòng ngừa bệnh uốn ván bằng việc tiêm vắc xin phòng ngừa để tạo hệ miễn dịch chống lại trực khuẩn gây bệnh. Trong đó, vắc xin uốn ván hấp thụ TT là một trong những loại vắc xin ngừa uốn ván được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Loại vắc xin này có thể sử dụng để phòng ngừa uốn ván cho hầu hết mọi đối tượng, từ trẻ em, người trưởng thành cho đến những đối tượng có nguy cơ cao như công nhân công trình, bộ đội, người làm vườn hoặc làm việc trong các trang trại, nông trại…
Vắc xin uốn ván hấp thụ TT là gì?
Vắc xin uốn ván hấp phụ TT là loại vaccine có tác dụng kích thích hệ miễn dịch chủ động tạo ra kháng thể để chống lại bệnh uốn ván. Loại vaccine này được phối hợp từ thành phần tá chất hấp phụ Aluminium phosphate và giải độc tố uốn ván tinh chế.
Vắc xin uốn ván hấp phụ (TT) được nghiên cứu và sản xuất với Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC – Việt Nam. Dưới đây là một số thông tin về loại vắc xin này như:
Vắc xin uốn ván hấp thụ được chỉ định cho đối tượng nào?
Vắc xin uốn ván hấp thụ TT giúp tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh uốn ván cho cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như:
- Phụ nữ mang thai;
- Công nhân vệ sinh môi trường, cống rãnh hay nước thải công cộng;
- Công nhân công trình xây dựng;
- Người làm việc tại các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm;
- Người làm vườn hoặc làm ở các nông trường, trang trại;
- Bộ đội, thanh niên xung phong.
Vắc xin ngừa uốn ván chống chỉ định với những trường hợp nào?
Không phải ai cũng đủ điều kiện để tiêm vắc xin uốn ván hấp thụ. Một số trường hợp không đảm bảo điều kiện sức khỏe để tiêm chủng như:
- Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
- Người có biểu hiện dị ứng ở lần tiêm vắc xin trước đó.
- Người có xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng thần kinh sau liều tiêm trước đó.
- Tạm hoãn tiêm đối với những trường hợp sốt cao hoặc đang mắc các bệnh lý cấp tính.
Những trường hợp cần thận trọng khi tiêm vắc xin uốn ván hấp thụ
- Hiệu quả đáp ứng miễn dịch của vắc xin có thể sẽ bị giảm nếu đang sử dụng các liệu pháp ức chế miễn dịch.
- Việc tiêm nhầm vắc xin uốn ván hấp thụ dưới da có thể gây ra nhiều phản ứng phụ hơn do vắc xin có chứa muối nhôm.
- Không tiêm quá liều.
- Vacxin chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú.
Tác dụng phụ thường gặp sau tiêm
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà sẽ có phản ứng phụ khác nhau sau khi tiêm vắc xin uốn ván. Dưới đây là một số tác dụng phụ không mong muốn được ghi nhận sau khi tiêm vắc xin uốn ván hấp phụ (TT) như:
- Buồn nôn và nôn hoặc tiêu chảy: Nếu gặp phải tác dụng phụ này, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn và bổ sung nước cho cơ thể, tránh ăn các thực phẩm gây rối loạn tiêu hóa.
- Sốt và đau cơ: Một số trường hợp sau tiêm có thể trải qua sốt nhẹ và đau cơ sau khi tiêm vắc xin. Đây là những biểu hiện cho thấy cơ thể đang hình thành hệ miễn dịch.
- Đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm: Các triệu chứng này thường khá nhẹ và chỉ mang tính tạm thời, thường sẽ tự giảm đi sau vài ngày.
- Phản ứng dị ứng toàn thân: Một số trường hợp có thể sẽ cảm thấy khó thở, dị ứng hoặc ngứa toàn thân, đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau cơ và đau khớp.
- Hiếm gặp: Một số trường hợp hiếm, người tiêm có thể sẽ gặp phải triệu chứng rối loạn chức năng thần kinh ở cánh tay hoặc bả vai.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng ống cổ chân là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh
Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi tiêm vắc xin uốn ván, người tiêm nên thông báo ngay cho bác sĩ để đảm bảo được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lịch tiêm chủng vắc xin uốn ván hấp thụ (TT)
Vắc xin uốn ván hấp phụ TT được chỉ định tiêm ở khu vực bắp sâu. Liều tiêm mỗi mũi là 0,5ml và lịch tiêm cụ thể như sau:
Lịch tiêm cơ bản gồm 3 mũi tiêm
- Mũi 1: Tiêm mũi TT đầu tiên.
- Mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 khoảng 4 tuần.
- Mũi 3: Sau khi tiêm mũi 2 khoảng 6 tháng.
Lưu ý: Nên thực hiện tiêm liều nhắc lại bổ sung mỗi 5 – 10 năm/lần.
Lịch tiêm cho phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai lần đầu tiên và chưa tiêm lần nào, cần phải tiêm đủ 2 mũi theo lịch cụ thể như sau:
- Mũi 1: Cần tiêm sớm khi phát hiện mang thai, thường là vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ.
- Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng và cần đảm bảo hoàn thành trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.
>>>>>Xem thêm: Khác biệt giữa LDL và VLDL cholesterol
Trong những lần mang thai tiếp theo, các chị em cần tiêm bổ sung thêm 1 mũi và đảm bảo hoàn thành trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.
Lịch tiêm đối với những trường hợp phơi nhiễm
Các bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố như tình trạng vết thương, lịch sử tiêm chủng ngừa uốn ván, thời gian tiêm ngừa uốn ván lần gần nhất và tình trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra chỉ định tiêm phù hợp nhất.
- Nếu đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản và 2 mũi bổ sung: Không cần tiêm thêm.
- Nếu đã tiêm từ 3 mũi trở lên: Tiêm thêm vacxin uốn ván hấp thụ (TT), lưu ý không nên tiêm huyết thanh (SAT).
- Nếu tiêm dưới 3 mũi: Cần tiêm bổ sung cho đủ 5 mũi.
Nên tiêm vắc xin uốn ván hấp thụ TT ở đâu tốt và uy tín?
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người dân nên đến các trung tâm tiêm chủng uy tín để được tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván.
Hiện tại, dịch vụ tiêm phòng uốn ván hấp thụ TT tại Trung tâm tiêm chủng KenShin có giá khoảng 144.000 đồng/mũi (mức giá có thể có chênh lệch thay đổi tùy theo từng thời điểm).
Trên đây là bài viết tổng hợp tất tần tật những thông tin liên quan đến vắc xin uốn ván hấp thụ TT. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng loại vắc xin này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến việc tiêm ngừa vắc xin uốn ván, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Trung tâm tiêm chủng KenShin để được tư vấn cụ thể hơn nhé!
Trung tâm Tiêm chủng KenShin tự hào luôn là đơn vị có các loại vắc xin mới nhất được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Cùng với hệ thống kho lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP giúp toàn bộ vắc xin được bảo quản trong nhiệt độ tiêu chuẩn theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất, đảm bảo vắc xin luôn đạt chất lượng tốt nhất trước khi đến với người sử dụng.
Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều đạt chứng chỉ an toàn tiêm chủng và được đào tạo bài bản để có đủ kiến thức chuyên môn và thực hành an toàn tiêm chủng ở mức cao nhất cho khách hàng. Đặc biệt, khách hàng khi đến với Trung tâm tiêm chủng KenShin sẽ luôn được hưởng dịch vụ y tế chất lượng tốt nhất.