Tìm hiểu về vắc xin sởi đơn MVVAC

Hiện nay bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin sởi. Vắc xin sởi đơn MVVAC là loại lưu hành phổ biến ở Việt Nam. Cùng tìm hiểu những thông tin về vắc xin sởi đơn trong bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về vắc xin sởi đơn MVVAC

Vắc xin sởi đơn MVVAC được cấp phép sử dụng cuối năm 2009 và đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Vắc xin được tiêm miễn phí tại các cơ sở y tế trên toàn quốc.

Thông tin chung về vắc xin sởi đơn MVVAC

Bệnh sởi là căn bệnh truyền nhiễm lưu hành rộng rãi ở mọi quốc gia trên thế giới và phổ biến gặp ở trẻ em. Theo thống kê trước khi có vắc xin thì có đến 90% người mắc căn bệnh này, rất hiếm người không bị mắc bệnh sởi. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị căn bệnh này nhưng con người đã phát triển được vắc xin phòng bệnh. Người được tiêm đủ số mũi vắc xin thì sẽ không phải lo lắng về căn bệnh này nữa.

Tìm hiểu về vắc xin sởi đơn MVVAC

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát thành dịch

Hiện nay Việt Nam đã sản xuất được vắc xin sởi đơn. Vắc xin sởi đơn MVVAC chính thức được cấp phép sử dụng cuối năm 2009. Dây chuyền sản xuất vắc xin đạt 7,5 triệu liều/năm góp phần đáp ứng đủ nhu cầu vắc xin trong nước và tiến tới ngưỡng xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài.

Vắc xin sởi đơn MVVAC được nghiên cứu và sản xuất bởi Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC). MVVAC là vắc xin sởi đơn chứa virus sống đã được giảm độc được sản xuất theo công nghệ chuyển giao của viện Kitasato (Nhật Bản) trong dự án viện trợ không hoàn lại của tổ chức JICA, Nhật Bản.

Một lọ vắc xin sởi sau khi hồi chỉnh với 5,5ml nước pha tiêm sẽ tiêm được 10 liều, mỗi liều 0,5ml bao gồm các thành phần như sau:

  • Thể tích: 0,5ml;
  • Virus sởi sống: 10003 PFU (giảm độc lực chủng AIK – C);
  • Lactose: 2%;
  • D – Sorbitol: 0,72%;
  • L – Sodium glutamate: 0,4%;
  • Hydrolized Gelatin: 0,36%;
  • Kháng sinh (Erythromycin và Kanamycin): ≤ 10mg.

Tìm hiểu về vắc xin sởi đơn MVVAC

Vắc xin sởi đơn mvvac được sản xuất tại Việt Nam

Vắc xin sởi đơn MVVAC được tiêm 0,5ml/liều dưới da và không tiêm qua đường tĩnh mạch. Quy trình tiêm như sau:

  • Tiến hành khử trùng dụng cụ lấy vắc xin và dụng cụ tiêm chủng theo quy định.
  • Lau và khử trùng nắp lọ vắc xin bằng cồn trước khi lên thuốc.
  • Dùng bơm kim tiêm hút đúng 5,5ml nước cất pha tiêm sau đó bơm vào lọ đồng thời lắc đều cho đến khi bột đông khô và vắc xin đã tan hết.
  • Sử dụng bơm tiêm 1ml lấy đúng 0,5ml vắc xin để tiêm. Lưu ý thay kim tiêm khi tiêm cho người kế tiếp.
  • Thực hiện tiêm dưới da và tuân thủ đúng hướng dẫn tiêm chủng.

Những ai có thể tiêm vắc xin sởi đơn

Vắc xin sởi đơn MVVAC được chỉ định sử dụng giúp gây miễn dịch chủ động để phòng chống bệnh sởi. Đối tượng chỉ định sử dụng là trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và những người chưa có kháng thể sởi.

Các đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin sởi đơn bao gồm:

  • Người quá mẫn cảm với các thành phần có trong vắc xin.
  • Người mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, cần điều trị khỏi mới được tiêm vắc xin.
  • Người bẩm sinh bị suy giảm miễn dịch hoặc người mắc phải hội chứng này. Trừ trường hợp trẻ em bị lây nhiễm HIV mà chưa tiến triển thành AIDS.
  • Phụ nữ có thai không được tiêm phòng sởi.
  • Người bệnh lao tiến triển chưa điều trị.
  • Người bị bệnh ác tính.

Tìm hiểu thêm: Thuốc nam giảm cân có hại không? Một số cây thuốc nam giảm cân hiệu quả

Tìm hiểu về vắc xin sởi đơn MVVAC
Phụ nữ có bầu chống chỉ định tiêm vắc xin sởi

Lưu ý khi bạn đi tiêm vắc xin sởi thì không nên tiêm các vắc xin sống giảm độc lực khác trong vòng một tháng. Còn đối với các vắc xin khác thì khoảng cách giữa 2 lần tiêm là khoảng 2 tuần. Nhìn chung thì trước khi tiêm bất cứ vắc xin nào, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra chỉ định tiêm phù hợp cho khách hàng.

Tác dụng phụ của vắc xin sởi đơn MVVAC

Vắc xin cũng giống như các loại thuốc khác, đều có tác dụng phụ nhất định. Đầu tiên, sau khi tiêm vắc xin thì bạn sẽ có một số phản ứng sau tiêm chủng như sau:

  • Tại vị trí tiêm: Đau nhẹ, sưng đỏ;
  • Toàn thân: Sốt, phát ban, ho, sổ mũi;
  • Có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy nhẹ nhưng hiện nay vẫn chưa đủ bằng chứng kết luận là do vắc xin gây ra.

Các triệu chứng sau khi tiêm vắc xin sởi đơn sẽ kéo dài khoảng 24 – 72 giờ. Các triệu chứng này không phải là chuyển biến xấu mà báo hiệu hệ miễn dịch của bạn đang làm việc để chống lại những tác nhân gây bệnh sởi và hình thành miễn dịch với căn bệnh này. Tuy nhiên không phải ai khi tiêm về cũng có những dấu hiệu này.

Ngoài những tác dụng không mong muốn trên thì vắc xin sởi sau khi tiêm có thể gây ra tình trạng co giật, viêm não hoặc giảm tiểu cầu. Tuy nhiên các trường hợp này rất hiếm gặp và cho đến hiện nay vẫn chưa có trường hợp phản ứng phụ nghiêm trọng được ghi nhận.

Tìm hiểu về vắc xin sởi đơn MVVAC

>>>>>Xem thêm: Tầm quan trọng của sắt và cách phòng ngừa thiếu sắt cho trẻ mà cha mẹ cần biết

Trẻ có thể sẽ bị sốt sau khi tiêm vắc xin sởi đơn

Lịch tiêm vắc xin sởi đơn

Theo chương trình tiêm chủng mở rộng thì vắc xin sởi đơn MVVAC được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Cụ thể lịch tiêm vắc xin sởi đơn như sau:

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi;
  • Mũi 2: Tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi;
  • Mũi 3: Mũi tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 – 5 tuổi.

Nếu cha mẹ vì một lý do nào đó mà chưa kịp cho con đi tiêm chủng theo đúng lịch thì cha mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Lịch tiêm phòng đã được xác lập và tính toán dựa trên nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. Vì vậy, cha mẹ nên thực hiện cho trẻ đi tiêm đúng thời gian để nâng cao hiệu quả phòng bệnh của vắc xin.

Lưu ý quan trọng với những trẻ trên 18 tháng tuổi nhưng chưa được tiêm vắc xin sởi thì cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm đủ 2 mũi càng sớm càng tốt. Thời gian tiêm giữa 2 mũi sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể cho cha mẹ.

Vắc xin sởi đơn MVVAC được chỉ định sử dụng giúp tạo miễn dịch chủ động để phòng bệnh sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và những ai chưa có kháng thể sởi. Sau khi tiêm, bạn cần chú ý theo dõi các phản ứng trong vòng từ 2 – 3 ngày. Nếu có những biểu hiện sốt, đau tại chỗ tiêm kéo dài quá 3 ngày thì nên đến bệnh viện để được hỗ trợ y tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *