Tìm hiểu về teo cơ delta và phương pháp điều trị

Teo cơ delta (deltoid muscle atrophy) là triệu chứng thấy ở nhiều bệnh khác nhau, có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường gặp ở đối tượng là trẻ nhỏ. Teo cơ delta ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh như khả năng di chuyển, đi đứng, vận động.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về teo cơ delta và phương pháp điều trị

Có rất nhiều quan điểm cho rằng teo cơ delta không phải bệnh, chỉ là triệu chứng. Tuy nhiên việc phân rõ triệu chứng hay là bệnh không quan trọng bằng việc điều trị vì tỷ lệ mắc tình trạng này đang tăng nhanh và nếu không điều trị đúng, kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu về teo cơ delta và phương pháp điều trị nhé!

Teo cơ delta là gì?

Trong cơ thể con người có ba loại cơ với những chức năng khác nhau như:

  • Cơ xương (hay còn gọi là cơ vân): Chủ yếu liên quan đến sự vận động, di chuyển của một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể. Cho phép cơ thể chuyển động, duy trì nhiệt độ cơ thể, hoạt động như nguồn dinh dưỡng acid amin, duy trì tư thế,…
  • Cơ trơn: Tìm thấy trong nhiều hệ thống cơ quan như hệ hô hấp, tiêu hoá, sinh dục, tiết niệu,… chức năng của cơ trơn thay đổi tuỳ vào từng cơ quan.
  • Cơ tim: Tham gia vào hoạt động đáp ứng với tín hiệu xung điện, co bóp tạo thành nhịp tim, bơm máu đi nuôi cơ thể.

Cơ delta thuộc nhóm cơ bắp chi dưới trong nhóm cơ xương, cấu tạo bao trọn khớp bả vai, có tác dụng nâng và xoay cánh tay. Theo giải phẫu học, cơ delta có hình dáng gần giống hình tam giác, được chia thành 3 vùng chính là vùng xương bả vai, vùng xương mỏm cùng vai và lồi củ delta trên xương cánh tay (là vùng xương đòn gắn vào cùng một đầu bám). Cánh tay có thể vận động nhịp nhàng là nhờ cấu tạo của các phần cơ: Phần cơ phía trước liên kết với phần cơ phía sau thành vùng đầu bám, đa pha là phần cơ ở giữa.

Tìm hiểu về teo cơ delta và phương pháp điều trị

Teo cơ delta là một tình trạng rối loạn dưỡng cơ gây ảnh hưởng đến tư thế, dáng đi của người mắc phải

Vậy teo cơ delta là gì? Teo cơ delta là một tình trạng loạn dưỡng cơ, các sợi đai của cơ delta bị xơ hoá, một khối lượng cơ delta bị mất, có thể suy yếu ở một hoặc cả hai bên bả vai. Vì thế teo cơ delta còn có các tên gọi khác là xơ hoá cơ delta hay bệnh chim cánh xệ. Các trường hợp teo cơ delta đều xuất hiện ở cả 3 phần nhưng phổ biến ở vùng đa pha, sau đó mới đến vùng cơ hai bên, một số ít trường hợp, teo cơ delta ở bả vai còn đi kèm với xơ hoá cơ vùng mông và vùng chân.

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của teo cơ delta là phần xương của hai bả vai nhô cao, xương giữa hai bên vai xệ xuống, dấu hiệu này là do sự teo cơ ở các phần cơ như sau:

  • Cơ phía trước: Cánh tay trong trạng thái nhìn như bị uốn cong và rẽ ra.
  • Cơ ở giữa (đa pha): Bờ vai giang rộng ra.
  • Cơ phía sau: Cánh tay có cảm giác dài hơn và rẽ ra.

Nguyên nhân dẫn đến teo cơ delta

Teo cơ delta dẫn đến nguy cơ cao bị trật khớp bả vai và vùng đầu xương cánh tay, làm giảm phản xạ gân xương, suy yếu cơ delta, rối loạn cảm giác ở dây thần kinh nách, gây tê tay, mất cảm giác nhiệt độ. Tình trạng teo cơ delta một bên có thể dẫn đến vẹo cột sống do làm mất cân đối lực cơ.

Đến nay, vẫn chưa có những nghiên cứu xác định được nguyên nhân chính xác làm xơ hoá cơ delta, nhưng có các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng teo cơ delta:

  • Tiêm thuốc trong cơ quá liều làm tăng nguy cơ teo cơ delta. Bên cạnh đó, một số loại thuốc kháng sinh như: Penicillin, lincomycin, streptomycin, tetracyclin hay các thuốc dramamine, thuốc giảm đau opioid pentazocine và các loại thuốc chống sốt rét có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như làm teo cơ nếu tiêm quá liều.
  • Rối loạn dưỡng cơ vùng mặt – vai – cánh tay.
  • Tổn thương dây thần kinh mũ (hay còn gọi là dây thần kinh nách): Có thể do tai nạn làm rách da, chèn ép dây thần kinh hoặc có thể do bệnh lý.
  • Bệnh về thần kinh vận động có ảnh hưởng tới dây thần kinh mũ.
  • Sự thoái hoá tự nhiên ở người lớn tuổi.
  • Không sử dụng cơ.
  • Chế độ dinh dưỡng không đủ chất, thiếu protein. Protein là thành phần chính giúp tăng sức cơ, kích thích tạo cơ,… Nếu thiếu protein sẽ làm giảm tốc độ tổng hợp protein của cơ thể.

Dựa vào kết quả khảo sát ở một số dân tộc thiểu số, các nhà nghiên cứu đưa ra suy luận rằng các yếu tố như môi trường sống, di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến cơ delta.

Tìm hiểu thêm: U nang mào tinh hoàn có gây vô sinh không?

Tìm hiểu về teo cơ delta và phương pháp điều trị
Tổn thương dây thần kinh nách là một trong những nguyên nhân gây teo cơ delta

Phương pháp chẩn đoán và điều trị teo cơ delta

Phương pháp chẩn đoán

Để có thể chẩn đoán có phải teo cơ delta hay không, bác sĩ sẽ khai thác các yếu tố lâm sàng sau:

  • Lịch sử tiêm thuốc: Bất kỳ loại thuốc nào tiêm ở vùng xung quanh vai, kể cả vaccine.
  • Di truyền: Gia đình có ai từng mắc phải bệnh xơ hoá cơ hay không?
  • Kiểm tra thần kinh cơ, khả năng vận động cổ xem có dấu hiệu biến dạng Sprengel không?
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Kiểm tra khả năng vận động của tay, chân, xương vai.
  • Xem xét xương ngực và cột sống có bất thường hay không?

Phương pháp điều trị

Teo cơ delta có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Phẫu thuật là biện pháp hữu hiệu trong điều trị teo cơ delta vì phương pháp này hỗ trợ giải phóng những sợi cơ bị xơ cứng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần áp dụng phương pháp điều trị này, chỉ những trẻ em trên 5 tuổi có dấu hiệu dị dạng trong quá trình trưởng thành như vẹo cột sống, phẳng đầu xương, thay đổi xương mỏm cùng vai,..).

Tỷ lệ thành công của phương pháp điều trị này từ 96 đến 100%, tuy nhiên tình trạng tái phát bệnh là vẫn có, chiếm khoảng 6%. Hiện nay, ngoài phẫu thuật thì không có thuốc điều trị dứt điểm hay làm chậm quá trình teo cơ delta. Trong trường hợp đau nhức có thể dùng thuốc giảm đau không steroid như paracetamol, acetaminophen,… Bên cạnh đó cần theo dõi thường xuyên và kết hợp tập vật lý trị liệu để cải thiện triệu chứng.

Tìm hiểu về teo cơ delta và phương pháp điều trị

>>>>>Xem thêm: Siêu âm vết mổ sau sinh cùng những biến chứng bạn cần biết

Kết hợp các bài tập vật lý giúp cải thiện tình trạng teo cơ delta

Các biện pháp phòng ngừa teo cơ delta

Vì chưa xác định được nguyên nhân xác định của tình trạng teo cơ delta nên chưa có biện pháp phòng ngừa chuẩn xác. Nhưng có thể hạn chế nguy cơ bằng các cách sau:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng ở các nhóm dinh dưỡng, đặc biệt là chú trọng bổ sung protein nạc.
  • Tập thể dục đều đặn 30 đến 60 phút mỗi ngày, có thể chọn các môn thể thao như yoga, bơi lội,… giúp tăng khối lượng cơ, tăng sức cơ và phòng ngừa teo cơ hiệu quả.
  • Hạn chế sử dụng những loại thuốc làm tăng nguy cơ teo cơ kể trên.
  • Hạn chế tiêm vào vùng cơ delta.
  • Hạn chế các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,…
  • Khám sức khỏe định kỳ.

Teo cơ delta có thể được kiểm soát và điều trị bằng nhiều phương pháp như phẫu thuật, tập vật lý trị liệu, dùng một số loại thuốc để giảm đau. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, vì vậy ba mẹ cần theo dõi và không được chủ quan khi thấy tư thế, dáng đi của bé bất thường. Ngay khi thấy bất thường hãy đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám kịp thời. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trong bài sẽ đem lại nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng teo cơ delta.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *