ADH là một hormon có tác dụng trực tiếp chống lợi tiểu hay còn được gọi là hormon chống bài niệu. Khi hormon này được tiết ra với lượng không thích hợp có thể ảnh hưởng đến cân bằng nước và chất khoáng, gọi là hội chứng tiết ADH không thích hợp.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về hội chứng tiết ADH không thích hợp
Hội chứng tiết ADH không thích hợp có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng nước và chất khoáng trong cơ thể. Đây là nguyên nhân phổ biến gây hạ natri máu và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng phù não, hôn mê sâu thậm chí tử vong. Vậy hội chứng tiết ADH không thích hợp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hội chứng này ra sao?
Contents
Bạn đã biết gì về hội chứng tiết ADH không thích hợp?
ADH hay còn được gọi là Arginine Vasopressin là một hormon chống lợi tiểu được nhóm tế bào vùng đồi dưới não tiết ra. ADH có vai trò quan trọng trong việc cân bằng huyết áp, lượng máu và lượng nước trong tế bào bằng cách kiểm soát nồng độ chất thải hay lượng nước thải ra trong nước tiểu và sẽ được bài tiết ra ngoài cơ thể.
ADH cũng ảnh hưởng tới chức năng của thận và mạch máu. Dưới tác động của ADH, mạch máu co lại khiến huyết áp tăng, nước thẩm thấu đến các tế bào nhiều hơn. Dưới tác động của ADH, thận sẽ tích trữ và thẩm thấu nhiều nước hơn. Từ đó giúp giảm lượng nước được bài viết ra ngoài cơ thể và nồng độ nước tiểu trở nên đặc hơn.
Hội chứng tiết ADH không thích hợp là tình trạng rối loạn của cơ thể trong quá trình các tế bào vùng đồi dưới não tiết ra hormon ADH. Hội chứng này làm lượng ADH được tiết ra quá nhiều, làm ảnh hưởng đến việc cân bằng nước và chất khoáng, nhất là natri trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hạ natri máu, thiếu natri máu do tăng tiết ADH.
Nguyên nhân gây hội chứng tiết ADH không thích hợp
Các chuyên gia phân chia nguyên nhân gây hội chứng tiết Arginine Vasopressin không thích hợp thành 4 nhóm:
Nguyên nhân do hệ thần kinh trung ương
Một số nguyên nhân xuất phát từ hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến hội chứng tiết Arginine Vasopressin không thích hợp như:
- Vùng dưới đồi tổng hợp quá nhiều ADH do bệnh nhân bị xuất huyết não.
- Xuất huyết não cũng dẫn đến tăng tiết hormon ADH.
- Ở bệnh nhân mắc u não cũng có thể có triệu chứng tăng tiết hormon chống lợi tiểu.
- Các tình trạng viêm nhiễm trong não như viêm màng não, viêm não, áp xe não,… cũng có thể là nguyên nhân gây tăng tiết ADH không thích hợp xuất phát từ hệ thần kinh trung ương.
- Các chấn thương ở vùng đầu, bệnh não úng thủy, hội chứng viêm đa dây rễ thần kinh Guillain Barre,… cũng có thể dẫn đến hội chứng tiết ADH không thích hợp.
Nguyên nhân gây hội chứng tiết ADH không thích hợp do thuốc
Một số nhóm thuốc có thể là nguyên nhân gây khởi phát hội chứng tiết Arginine Vasopressin không thích hợp như: Thuốc chống động kinh Tegretol, thuốc hướng thần gây nghiện Opiat, Nicotin, thuốc điều trị đái tháo nhạt Desmopressin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc điều trị u tăng tiết Prolactin Bromocriptine, thuốc ức chế miễn dịch Vincristin, Vinblastin, Cyclophosphamide, thuốc Oxytocin hay thuốc Haloperidol,…
Hội chứng tiết ADH không thích hợp do bệnh ung thư
Một số bệnh ung thư cũng làm tăng tiết ADH như: Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư não, ung thư tụy, u tuyến ức, Adenoma tuyến tiền liệt, ung thư biểu mô tá tràng,…
Tìm hiểu thêm: Hội chứng sau cắt túi mật là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị?
Ngoài các nguyên nhân trên đây, một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến hội chứng tiết Arginine Vasopressin không thích hợp như: Viêm phổi, xơ nang phổi, giãn phế quản, lao phổi, bệnh phổi do nấm Aspergillus, HIV, một số rối loạn tâm thần, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, nồng độ natri trong máu quá thấp, bị bệnh tự miễn,…
Hội chứng tiết ADH không thích hợp biểu hiện thế nào?
Ở người mắc hội chứng tiết ADH không thích hợp, triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào nồng độ natri máu ở thời điểm hiện tại của bệnh nhân. Cụ thể là:
- Nếu nồng độ natri máu của người bệnh >125 mmol/L, họ thường chỉ xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn khi mất natri cấp.
- Nếu nồng độ natri máu của người bệnh
Hội chứng tiết ADH không thích hợp chữa thế nào?
Phương pháp điều trị hội chứng tiết ADH không phù hợp chủ yếu là kiểm soát và điều trị bệnh lý nền, loại bỏ nguyên nhân gây tăng tiết ADH. Dưới đây là những việc bệnh nhân nên làm và bác sĩ có thể sẽ chỉ định, tùy từng trường hợp và tính huống cụ thể:
- Người bệnh nên hạn chế uống nhiều nước để cân bằng natri máu, tránh hạ natri máu xuống mức quá thấp. Người bệnh chỉ nên uống tối đa một lượng nước nhiều hơn lượng nước tiểu đào thải ra khỏi cơ thể hàng ngày. Để có thể điều chỉnh được lượng nước uống phù hợp, người bệnh nên tiến hành đo natri máu thường xuyên.
- Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc Demeclocycline – thuốc đối kháng ADH.
- Trong trường hợp khẩn cấp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc lợi tiểu mạnh như Furosemide. Loại thuốc này có thể giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn.
>>>>>Xem thêm: Mang thai 14 tuần tiêm vắc xin uốn ván được không?
Người bệnh có cần xử lý cấp cứu hay không phụ thuộc vào triệu chứng hiện tại và mức độ hạ natri máu. Cụ thể:
- Nếu người bệnh bị hạ natri máu có triệu chứng thần kinh nặng như: Co giật, lờ đờ, hôn mê,… họ cần được cấp cứu kịp thời. Bác sĩ thường sẽ cho điều trị bằng natri ưu trương (nồng độ 3%) đến khi người bệnh hết hẳn triệu chứng.
- Nếu bệnh nhân bị hạ natri máu không kèm theo triệu chứng (thường gặp nhất là bệnh nhân bị hạ natri máu từ từ hoặc hạ natri máu nhẹ), bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn. Việc này sẽ làm tăng nồng độ natri máu từ từ. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần hạn chế nước và lượng nước cần hạn chế sẽ căn cứ vào tỷ lệ điện giải nước tiểu/huyết tương (chỉ số U/P ratio). Để biết tỷ lệ này, người bệnh cần thực hiện điện giải đồ.
Hội chứng tiết hormon kháng bài niệu không thích hợp có liên quan trực tiếp đến lượng nước và natri trong cơ thể con người. Vì vậy, nếu mất cân bằng nước hoặc natri hoặc cả hai, nguy cơ mắc hội chứng này sẽ tăng lên. Căn cứ vào những nguyên nhân gây bệnh, chúng ta sẽ biết cách giảm nguy cơ mắc bệnh.
Với bệnh nhân, họ nên kiểm soát hội chứng tiết ADH không thích hợp bằng cách: Hạn chế lượng nước uống vào cơ thể mỗi ngày, tìm ra giải pháp điều trị tận gốc bằng cách truy tìm nguyên nhân chính xác gây bệnh. Thường xuyên đo lượng natri trong máu cũng là việc cần thiết để họ tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính mình. Điều quan trọng nhất, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.