Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật chụp X-quang tay

Chụp X-quang tay là căn cứ để các bác sĩ chẩn đoán các tình trạng, bệnh lý liên quan đến xương, khớp ở tay. Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật chụp X-quang tay.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật chụp X-quang tay

Chụp X-quang là phương pháp cận lâm sàng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh qua hình ảnh. Chụp X-quang tay giúp các bác sĩ quan sát được các khớp, xương và mô mềm. Từ đó, bác sĩ sẽ có thêm căn cứ để chẩn đoán các tình trạng, bệnh lý liên quan đến tay. Chụp X-quang có thể áp dụng ở cả cánh tay, cẳng tay, bàn tay hoặc ngón tay của người bệnh.

Chụp X-quang tay là gì?

Kỹ thuật chụp X-quang sử dụng máy chụp X-quang phát ra các tia X với bức xạ cao. Nguyên lý vận hành máy này để thu được hình chụp X-quang của tay cụ thể như sau:

Kỹ thuật chụp X-quang

Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Kỹ thuật sử dụng máy chụp X-quang với một ống đặc biệt được thiết kế bên trong. Ống sẽ phát ra các chùm tia X với bức xạ cao và được các mô trong cơ thể hấp thụ. Khả năng hấp thụ của tia X ở các mô sẽ ở các mức độ khác nhau.

Sau khi đi qua cơ thể, chùm tia X chiếu vào các tấm phim X-quang và tạo ra hình ảnh rõ nét mà phần cơ thể mà nó đi qua. Nhờ hình ảnh thu được trên tấm phim X-quang, bác sĩ có thể quan sát rõ về hệ cơ, xương, khớp, mô mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá dễ dàng tình trạng bên trong cơ thể và chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Nguyên lý chụp X-quang tay

Chụp X-quang tay là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến trong chẩn đoán, phát hiện các bất thường hay bệnh lý ở tay. Tia X sẽ chiếu xuyên qua tay và các hình ảnh bên cấu trúc giải phẫu trong cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay của người bệnh được ghi lại trên phim chụp X-quang với các màu đen và trắng.

Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật chụp X-quang tay

Phim chụp X-quang bàn tay được bác sĩ xem xét

Theo đó, canxi trong xương hấp thụ lượng bức xạ lớn hơn nên hiển thị trên phim chụp màu trắng. Các mô mềm hấp thụ ít bức xạ hơn nên hiển thị trên phim X-quang với mức độ xám nhạt, xám đậm khác nhau. Quan sát phim X-quang tay, bác sĩ có thể chẩn đoán các tổn thương và bệnh liên quan đến tay. Từ đó, bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Lưu ý: Bác sĩ đọc phim sẽ có những thuật ngữ chuyên ngành để mô tả phim chụp. Vì vậy, một số người bệnh sẽ cảm thấy khó hiểu khi đọc kết quả.

Khi nào chụp X-quang tay không phát hiện được tổn thương?

Không phải trong mọi trường hợp muốn phát hiện tổn thương ở tay, bác sĩ chỉ định chụp X-quang tay là đủ. Có những khi, phim chụp không thể hiện được tính trạng xương bị gãy do chỗ gãy thường rất nhỏ và có những vùng xương chồng lên nhau.

Nếu chụp X-quang thông thường, hình ảnh thể hiện xương tay hoàn toàn bình thường nhưng người bệnh vẫn đau và có các triệu chứng khác, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT hay chụp cộng hưởng từ. Chụp CT và X-quang khác nhau.

Ai được chỉ định chụp X-quang tay?

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang với các trường hợp dưới đây:

  • Người nghi ngờ gãy xương tay hoặc bị gãy xương tay. Kiểm tra lại xương sau khi kéo nắn bó bột.
  • Nghi ngờ có dị vật trong mô mềm quanh xương ở tay.
  • Người bệnh có triệu chứng của viêm khớp tay, thoái hóa xương tay.
  • Nghi ngờ có khối u hình thành trong tay.
  • Sự phát triển bất thường của tay.
  • Trẻ em được chỉ định chụp X-quang tay để xác định tuổi xương, nhằm đánh giá xem có bất thường trong quá trình phát triển ở trẻ hay không.

Tìm hiểu thêm: Ăn rau gì mau lành vết thương?

Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật chụp X-quang tay
Chụp X-quang phát hiện gãy xương tay

Quy trình thực hiện chụp X-quang tay

Nếu người cần chụp X-quang đang nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng giải quyết. Lượng tia bức xạ trong chụp X-quang tay không đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai nhi ở mức cao nhất, bác sĩ có thể sẽ chỉ định các biện pháp để giảm sự phơi nhiễm bức xạ ở mức thấp nhất. Toàn bộ quy trình chụp X-quang ở tay chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút với các bước như sau:

  • Người bệnh sẽ được yêu cầu tạm cởi bỏ các món đồ trang sức, phụ kiện kim loại ra khỏi tay.
  • Kỹ thuật viên cầu người bệnh đặt tay lên bàn chụp. Trên bàn chụp có giá đỡ phim hoặc tấm ghi kỹ thuật số lót bên dưới.
  • Các vật dụng chuyên dụng sẽ được đặt quanh tay. Người bệnh cần giữ cố định tay khi chụp để có hình ảnh rõ nét nhất.
  • Kỹ thuật viên có thể yêu cầu bệnh nhân xoay tay hoặc giữ tay ở các vị trí khác nhau để thu thập hình ảnh từ nhiều góc độ. Bệnh nhân cũng có thể được hướng dẫn cầm nắm đồ vật để quan sát tình trạng chịu lực của tay.

Lưu ý gì khi chụp X-quang tay là gì?

Khi chụp X-quang tay, người bệnh không cần lo lắng kỹ thuật này có đau không hay có nguy hiểm không. Độ an toàn của chụp X-quang được đánh giá khá cao vì lượng tia X phát ra thấp, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Quy trình chụp X-quang cũng rất đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu người bệnh chụp X-quang quá nhiều lần trong thời gian ngắn, không theo chỉ định của bác sĩ, có thể gặp tác dụng phụ như rụng tóc, bỏng da,…

Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật chụp X-quang tay

>>>>>Xem thêm: Tràn dịch khớp cổ tay: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh

Chỉ chụp X-quang khi cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ

Trẻ em có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cao hơn người lớn nếu tiếp xúc nhiều với tia X. Vì vậy, khi chụp cho trẻ em, kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh lượng bức xạ ít hơn khi chụp cho người lớn.

Nếu bắt buộc phải chụp X-quang khi mang thai, kỹ thuật viên sẽ giảm lượng bức xạ hoặc có những kỹ thuật chụp, biện pháp che chắn chuyên dụng để giảm ảnh hưởng đến thai nhi một cách thấp nhất.

Chụp X-quang tay bao nhiêu tiền? Hiện nay, hầu hết chúng ta có thể chụp X-quang tay tại các cơ sở y tế với mức giá dịch vụ khoảng 120.000 VNĐ. Tại mỗi cơ sở y tế, mức giá dịch vụ có thể khác nhau tùy thiết bị máy móc, cơ sở vật chất,… Ví dụ, ở các phòng khám hay bệnh viện quốc tế, giá dịch vụ chụp X-quang bao giờ cũng cao hơn ở các viện công lập. Khi cần khám tay, tốt nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín bởi đây thường là nơi được đầu tư các thiết bị hiện đại, an toàn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *