Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng hay vòi trứng là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh sản nữ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ chưa biết bộ phận này nằm ở đâu và ống dẫn trứng có chức năng gì? Nếu bạn bạn cũng vậy, hãy để bài viết này giúp bạn hiểu rõ về cấu tạo, chức năng của vòi trứng nhé!

Bạn đang đọc: Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh sản nữ. Tuy nhiên, chính phụ nữ cũng có nhiều người chưa rõ ống dẫn trứng là gì? Ống dẫn trứng nằm ở vị trí nào và ống dẫn trứng có chức năng gì. Hiểu rõ những vấn đề này sẽ giúp nữ giới chủ động trong chăm sóc sức khỏe sinh sản. Còn nếu chưa hiểu rõ, thì đây chính là bài viết bạn nên đọc ngay!

Ống dẫn trứng là gì? Có chức năng gì?

Ống dẫn trứng hay còn gọi là vòi trứng là một phần của cơ quan sinh sản nữ giới. Ống dẫn trứng nối giữa buồng trứng và buồng tử cung, vì thế cũng nằm trong khoang bụng của nữ giới. Ống này có cấu tạo hình ống, độ dài từ 9 – 12cm, rỗng bên trong ruột. Mỗi phụ nữ có hai buồng trứng nên cũng có hai ống dẫn trứng.

Vòi trứng có hai chức năng quan trọng nhất, chính là:

  • Đây là đường đi của trứng và tinh trùng.
  • Là nơi diễn ra quá trình trứng gặp tinh trùng và thụ tinh.

Vào giữa chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của nữ giới, sẽ có một trứng chín và rụng. Trứng rụng, các tua vòi của ống dẫn trứng đảm nhận nhiệm vụ hứng trứng để trứng đi vào ống dẫn trứng rồi đến tử cung. Nếu lúc này, quá trình thụ tinh diễn ra thành công, các lông mao và nhu động của cơ trong ống dẫn trứng sẽ đưa trứng được thụ tinh đến buồng tử cung làm tổ và phát triển thành thai nhi. Nếu trứng không được thụ tinh trong ống dẫn trứng, nó sẽ được đào thải ra bên ngoài theo máu kinh.

Qua tìm hiểu chức năng của vòi trứng, ta có thể thấy các tổn thương hay bất thường ở vòi trứng đều ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh và khả năng mang thai ở người phụ nữ.

Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của ống dẫn trứng

Hai ống dẫn trứng ở hai bên nối buồng trứng với buồng tử cung

Cấu tạo của ống dẫn trứng

Vòi trứng được cấu tạo từ 3 lớp gồm lớp niêm mạc, lớp thanh mạc, lớp cơ. Một vòi trứng sẽ có 4 phần gồm:

  • Phần phễu vòi hình dạng giống chiếc phễu, có nhiều lỗ bụng. Qua những lỗ này, vòi trứng kết nối với ổ phúc mạc và hứng trứng chín rụng xuống từ buồng trứng. Phễu vòi có hơn 10 tua vòi, trong đó tua vòi dài nhất sẽ dính vào đầu vòi của buồng trứng. Khi phụ nữ trong giai đoạn rụng trứng, nồng độ hormone sinh dục nữ thay đổi làm tua vòi cương lên để sẵn sàng đón nhận trứng rụng vào vòi trứng.
  • Phần bóng vòi với chiều dài khoảng 7cm, phình to nhất trong ống dẫn trứng.
  • Phần eo vòi với độ dài khoảng 3cm và đường kính khoảng 1mm lại là phần hẹp nhất của ống dẫn trứng. Phần này tiếp nối bóng vòi và dính vào khoang tử cung.
  • Phần tua vòi nhô ra giống những ngón tay và chúng có lông mao với nhiệm vụ hứng đỡ trứng rụng đi vào ống dẫn trứng.

Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của ống dẫn trứng

Các bệnh lý phát sinh ở ống dẫn trứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới

Các bệnh lý thường gặp ở ống dẫn trứng

Theo khảo sát, có đến 30% phụ nữ bị vô sinh hiếm muộn có nguyên nhân xuất phát từ các bất thường ở vòi trứng. Có những bất thường, bệnh lý về vòi trứng được phát hiện muộn khiến điều trị khó khăn và buộc phải cắt bỏ 2 ống dẫn trứng. Điều này làm mất đi khả năng mang thai tự nhiên của nữ giới. Vì vậy, phái nữ cần biết một số bệnh lý thường gặp liên quan đến ống dẫn trứng để chủ động phòng tránh và thăm khám khi cần thiết.

Mang thai ngoài tử cung

Thông thường, quá trình thụ tinh của trứng sẽ diễn ra tại vị trí 1/3 ngoài vòi trứng. Khi được thụ tinh xong, hợp tử mới đi đến buồng tử cung để làm tổ và phát triển thành thai nhi. Nếu trứng đã được thụ tinh không đi vào buồng tử cung mà phát triển ở ống dẫn trứng (thường là eo vòi) sẽ dẫn đến hiện tượng mang thai ngoài tử cung.

Ngoài ra, phôi thai cũng có thể làm tổ và phát triển tại dây chằng treo tử cung, cổ tử cung, sẹo mổ lấy thai cũ, các vết sẹo phẫu thuật trên thân tử cung… Thai ngoài tử cung không được phát hiện kịp thời sẽ bị vỡ thai ngoài tử cung, có thể đe dọa tính mạng người phụ nữ.

Tìm hiểu thêm: 18 tuổi có bị ung thư cổ tử cung không?

Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của ống dẫn trứng
Cần cảnh giác với bệnh lý liên quan đến ống dẫn trứng

Xoắn vòi trứng

Xoắn ống dẫn trứng thường xảy ra cùng lúc với tình trạng xoắn buồng trứng. Xoắn làm lượng máu đến ống dẫn trứng bị giảm và nếu không được chữa trị kịp thời, khả năng sinh sản của người phụ nữ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Viêm vòi trứng

Bệnh viêm ống dẫn trứng xảy ra do lây nhiễm vi khuẩn, vi trùng qua đường quan hệ tình dục. Thủ phạm gây bệnh có thể là vi khuẩn chlamydia hoặc lậu. Viêm có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên vòi trứng. Bệnh gây triệu chứng đau vùng chậu và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến đau vùng chậu mãn tính và vô sinh.

Tắc ống dẫn trứng

Đây là tình trạng tắc nghẽn và ứ dịch bên trong ống dẫn trứng. Khi ống dẫn trứng tắc nghẽn, tinh trùng và trứng sẽ không thể di chuyển và thụ tinh một cách bình thường. Đây là nguyên nhân dẫn đến khoảng 20 – 25% trường hợp hiếm muộn vô sinh ở nữ giới. Tắc vòi trứng có thể bắt nguồn từ tiền sử phẫu thuật mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm dính vùng chậu…

Ung thư ống dẫn trứng

Đây là căn bệnh nguy hiểm nhất trong số các bệnh lý liên quan đến ống dẫn trứng. Bệnh thường gặp ở phụ nữ sau mãn sinh, phổ biến ở phụ nữ không sinh con hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư. Hiện nay có nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra ung thư buồng trứng thường bắt đầu từ vị trí ống dẫn trứng.

Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của ống dẫn trứng

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật vùng kín và những điều cần biết

Nhiều bệnh lý nguy hiểm xảy ra ở vị trí ống dẫn trứng

Phòng ngừa bệnh lý ở ống dẫn trứng như thế nào?

Không có cách phòng ngừa tuyệt đối các bệnh lý liên quan đến ống dẫn trứng. Tuy nhiên, vẫn có cách để nữ giới giảm nguy cơ mắc bệnh như:

  • Luôn chú trọng vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh đảm bảo chất lượng của các thương hiệu uy tín và địa chỉ bán hàng tin cậy.
  • Quan hệ tình dục an toàn, có đời sống tình dục lành mạnh, sống chung thủy, không quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ mỗi năm 1 – 2 lần để sớm phát hiện các vấn đề ở vòi trứng cũng như cơ quan sinh dục nữ nếu có.
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn để tránh việc nạo hút, phá thai do mang thai ngoài ý muốn.
  • Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như rối loạn kinh nguyệt, đau vùng chậu, chảy máu bất thường… nữ giới nên đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Như bạn đã biết, ống dẫn trứng là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của nữ giới. Vì vậy, mọi phụ nữ đều cần chăm sóc đúng cách, chủ động kiểm tra định kỳ để các bệnh lý về ống dẫn trứng không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *