Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh mãn tính nghiêm trọng và ngày càng trở nên phổ biến hơn ở mọi lứa tuổi. Bài viết này sẽ trình bày các nguyên nhân làm tăng nguy cơ tiểu đường và các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu: Các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Trong số các nguyên nhân góp phần gây ra bệnh có sự đóng góp rất lớn từ yếu tố xã hội. Chúng ta cùng tìm hiểu chúng qua bài viết này và các loại thuốc dùng trong điều trị tiểu đường tuýp 2.
Contents
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết do thiếu hoàn toàn hoặc một phần khả năng tiết insulin và/hoặc hoạt động của insulin. Bệnh tiểu đường được chia thành 2 loại chính:
- Đái tháo đường phụ thuộc insulin (đái tháo đường tuýp 1 – T1DM).
- Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (đái tháo đường tuýp 2 – T2DM): Là dạng phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân tiểu đường.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2
Trước khi tìm hiểu các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2, chúng ta phải biết nguyên nhân của bệnh từ đâu thì mới dùng thuốc hiệu quả được. Nguyên nhân nồng độ đường trong máu tăng cao ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 là một quá trình phức tạp do nhiều yếu tố gây ra. Nó xuất phát từ 2 nguyên nhân:
- Đề kháng insulin;
- Suy giảm chức năng đảo tụy.
Yếu tố nguy cơ gây tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
- Di truyền;
- Lối sống không lành mạnh;
- Béo phì;
- Chế độ ăn nhiều đường, nước ngọt, nhiều dầu mỡ, rượu bia,…;
- Thiếu vitamin D: Vitamin D có trong tế bào β tuyến tụy với vai trò quan trọng là tổng hợp – giải phóng insulin và kiểm soát dòng canxi qua màng ở cả tế bào β. Cho nên, thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến độ nhạy insulin.
Tìm hiểu thêm: Viên uống Bảo Xuân có trị nám không? Những điều cần biết
Các loại thuốc trị tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 không phát hiện và điều trị kịp thời dễ đưa đến biến chứng như da mỏng, lở loét, vết thương lâu lành, đau dây thần kinh. Nặng hơn có thể gặp như xơ vữa động mạch, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại biên, mù lòa, bệnh thận,… Bệnh đái tháo đường tuýp 2 buộc phải điều trị theo phác đồ và phòng ngừa, giáo dục từ sớm cho người dân. Sau đây là một số thuốc có tác dụng kiểm soát bệnh đái tháo đường:
Biguanides
Đây là một trong các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 đầu tay trong liệu pháp điều trị đầu tiên cho người tiểu đường. Thuốc có tác dụng hạ đường huyết thông qua việc giảm sản xuất glucose ở gan như tân tạo glucose và phân hủy glycogen, đồng thời tăng hấp thu glucose và tạo glycogen ở cơ xương. Do đó, thuốc có tác dụng hạ đường huyết, tăng độ nhạy insulin và giảm nguy cơ tim mạch.
Tuy nhiên, cần phải cân nhắc khi sử dụng cho người lớn tuổi bị tiểu đường do có thể gặp tác dụng phụ nhiễm axit lactic. Ngoài ra, thuốc gây một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi và sụt cân. Bên cạnh đó, nên cân nhắc liều/sử dụng loại thuốc này ở bệnh nhân suy thận mãn tính hoặc cấp tính, chống chỉ định ở bệnh nhân có eGFR 2.
Sulfonylureas
Đây là thuốc hàng thứ hai được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 bởi vì giá thành thấp hơn các loại khác. Thuốc gắn trực tiếp lên tế bào đảo β và kích thích tiết insulin. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hạ đường huyết ngoại biên thông qua việc làm giảm tốc độ thanh thải insulin ở gan, giảm tiết glucagon và tăng cường độ nhạy cảm của mô ngoại biên với insulin.
Tuy nhiên, thuốc lại có tác dụng phụ hạ đường huyết quá mức, tăng cân và không có tác dụng bảo vệ tim mạch. Chống chỉ định cho các bệnh nhân suy gan, suy thận nặng và phụ nữ có thai – cho con bú.
Thiazolidinediones
Thiazolidinediones (TZD) là thuốc kích hoạt tăng sinh PPAR-γ – kiểm soát độ nhạy insulin. TZD có tác dụng điều hòa đường huyết lâu dài hơn sulfonylurea và metformin và không làm hạ đường huyết đường huyết quá mức.
TZD có một số tác dụng phụ bao gồm tăng nguy cơ ung thư bàng quang, tăng cân và giữ nước dẫn đến phù nề.
Chất chủ vận thụ thể GLP-1
GLP-1 là incretin tự nhiên được tiết ra bởi ruột, có vai trò kích thích tiết insulin. Thuốc chủ vận GLP-1 có tác dụng tăng tiết insulin, thúc đẩy thanh thải glucose qua trung gian insulin đến cơ và tế bào mỡ. Đây là một trong các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 sử dụng dưới hình thức là tiêm dưới da bởi vì thuốc có bản chất là protein, nếu dùng đường uống sẽ bị phân hủy trong quá trình tiêu hóa
Thuốc ức chế đồng vận chuyển natri glucose loại 2 (SGLT-2i)
SGLT-2 là chất đồng vận chuyển thúc đẩy tái hấp thu glucose ở thận. Thuốc ức chế SGLT-2 có tác dụng ngăn cản thận tái hấp thu glucose, tăng thải glucose qua nước tiểu, từ đó làm hạ đường huyết. Tuy nhiên, chính vì cơ chế đó mà khi dùng thuốc có thể gặp tác dụng phụ như nhiễm trùng niệu, tăng nguy cơ gãy xương do ảnh hưởng cân bằng khoáng.
Thuốc ức chế Dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4i)
DPP-4 là một serine peptidase phân hủy incretin làm giảm tiết insulin. Thuốc ức chế DPP-4 có có tác dụng ức chế enzyme này và cải thiện hoạt động của GLP-1. Thuốc DPP-4i có vai trò then chốt trong việc bảo vệ tim mạch và chống xơ cứng động mạch, với ít tác dụng phụ về đường tiêu hóa.
Thuốc ức chế α-Glucosidase (AGIs)
Thuốc ức chế cạnh tranh với α-glucosidase (enzyme phân cắt carbohydrate phức tạp thành đường đơn giản có thể hấp thụ) ở niêm mạc ruột. Do đó làm giảm sự hấp thụ carbohydrate sau bữa ăn. Tác dụng phụ có thể gặp phải như chướng bụng, tiêu chảy và đầy hơi. Cho nên cần hạn chế khi dùng cho người lớn tuổi.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Uống An Trĩ Vương bao lâu thì khỏi?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng chịu tác động rất lớn từ các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe của một người. Điều quan trọng trong điều trị bệnh này là kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn, ổn định bằng cách phối hợp cải thiện lối sống sinh hoạt, chế độ ăn và sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 theo lời dặn của bác sĩ.