Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu cần lưu ý những gì?

Tiêm phòng khi mang thai là phương pháp giúp bảo vệ sức khoẻ cho cả mẹ và bé. Vậy tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu cần lưu ý những gì? Hãy cùng KenShin tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu cần lưu ý những gì?

Trong suốt 9 tháng 10 ngày của thai kỳ, sức khoẻ của người mẹ ở trạng thái yếu hơn bình thường, dễ bị các vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công. Bởi vậy tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu giúp bổ sung các kháng thể vào cơ thể mẹ. Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cũng là giải pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa các rủi ro có thể xuất hiện trong suốt thai kỳ.

Bị ốm khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hệ miễn dịch của thai phụ sẽ gần suy yếu và tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh tấn công gây nên các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, ho,… Ngoài ra, ở giai đoạn đầu này, có những mẹ bầu sẽ bị ốm nghén hành hạ khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi và suy yếu. Qua đó, càng tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể.

Khi các vi khuẩn này vào cơ thể và làm xuất hiện các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ho sẽ không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi mà chủ yếu làm thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Nhưng nếu hắt hơi, sổ mũi đi kèm với các triệu chức khác như sốt cao, đau bụng, nôn ói, đau nhức thân thể thì rất có thể mẹ bầu đã mắc phải cúm mùa.

Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu cần lưu ý những gì?

Cúm mùa khi mang thai gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm

Bệnh lý này nếu không được điều trị và tiến triển nặng, tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc do virus có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thậm chỉ gây ra sảy thai hoặc thai chết lưu.

Ngoài ra, virus cúm còn có thể làm xuất hiện các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Down,… gây ảnh hưởng không chỉ tới ngoại hình mà còn cả sự phát triển về tâm thần và vận động của trẻ sau này.

Lúc này, phụ nữ có thai cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có được phương pháp điều trị hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc cảm cúm thông thường bởi rất có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Các chuyên gia Sản phụ khoa cũng khuyến cáo thay vì sử dụng thuốc điều trị, phụ nữ mang thai có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm bớt các triệu chứng của cúm mùa như:

  • Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi.
  • Ăn tỏi hoặc dùng nước ép tỏi để nhỏ mũi sẽ làm mũi thấy dễ chịu hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như kiwi, cam, bưởi, quýt, ổi,… để tăng cường hệ miễn dịch.

Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu có tác dụng gì?

Phụ nữ mang thai lần đầu mang thai cần phải tiêm phòng đầy đủ để có một thai kỳ khoẻ mạnh, an toàn. Đồng thời đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho mẹ và bảo vệ thai nhi khỏi các nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, chậm phát triển vận động và trí tuệ hoặc mắc các bệnh di truyền từ mẹ sang con.

Ngoài ra, tiêm phòng khi mang thai lần đầu cũng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ sinh non hoặc sảy thai xảy ra do các bệnh truyền nhiễm truyền từ mẹ sang con như sởi, rubella, viêm màng não, lao, viêm phổi,… Hơn nữa, đây cũng là giải pháp duy nhất để bảo vệ trẻ trong tháng đầu sau sinh khỏi một vài căn bệnh nguy hiểm như cúm, viêm màng não mô cầu do phế cầu, thuỷ đậu,…

Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu cần lưu ý những gì?

Tiêm vaccine giúp bảo vệ sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi

Những vaccine cần tiêm phòng trước và trong khi mang thai

Trước và trong khi mang thai, phụ nữ cần phải tiêm một số loại vaccine gồm:

  • Vaccine 3in1 phòng sởi – quai bị – rubella: Đây là vaccine phổ biến mà hầu hết mọi người đều tiêm khi còn nhỏ. Trong trường hợp hồi nhỏ chưa được loại tiêm vaccine này thì trước khi mang thai 1 – 3 tháng, bạn nên tiêm ngay. Bởi rubella là bệnh lý có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới thai nhi như bại não, dị tật tim, điếc, đục thuỷ tinh thể,…
  • Vaccine phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván: Bạch hầu – ho gà – uốn ván là 3 căn bệnh truyền nhiễm và được xếp vào nhóm những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 1 tuổi. Trong 1 năm đầu tiên sau khi chào đời, trẻ có nguy cơ mắc ho gà và dễ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng cao nhất. Loại vaccine này cần được tiêm mũi đầu tiên vào tuần thứ 27 của thai kỳ và hoàn tất việc tiêm chủng tối thiểu 1 tháng trước khi sinh.
  • Vaccine phòng ngừa thuỷ đậu: Đây là loại vaccine cần được tiêm trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng. Thuỷ đậu là căn bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các chứng bệnh nguy hiểm khác ở thai nhi như dị tật ở sọ, bại não, đục thuỷ tinh thể,…
  • Vaccine phòng viêm gan B: Viêm gan B là bệnh lý gan nghiêm trọng, có khả năng truyền từ mẹ sang con. Tiêm phòng, hiện nay, được đánh giá là phương pháp bảo vệ thai nhi khỏi các biến chứng nguy hiểm tốt nhất.

Ngoài những vaccine ở trên, mẹ bầu mang thai lần đầu cũng nên tiêm phòng vaccine cúm, vaccine ung thư cổ tử cung, vaccine phòng các bệnh do HPV gây ra, viêm não mô cầu,…

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu

Tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy? Với các thai phụ mang thai lần đầu, theo các chuyên gia Sản phụ khoa, không được bỏ qua các vaccine quan trọng nếu mong muốn có một thai kỳ khoẻ mạnh. Các vaccine này nên được tiêm trước khi mang thai từ 1 – 3 tháng là tốt nhất.

Tuy nhiên, với những trường hợp đã mang thai mà chưa kịp tiêm vaccine phòng bệnh, các chị em vẫn có thể tiêm phòng 1 số loại như vaccine uốn ván, vaccine cúm, vaccine viêm gan B, vaccine 3in1 bạch hầu – ho gà – uốn ván.

Trong trường hợp chị em mang thai lần 2, lịch tiêm chủng sẽ phụ thuộc vào việc lần mang thai đầu đã tiêm đầy đủ các vaccine chưa và thời điểm mang thai lần 2. Với những thai phụ thai lần 2 cách thai lần đầu 5 năm nên làm xét nghiệm kiểm tra kháng thể để xác định xem có cần tiêm nhắc lại một số loại vaccine như vaccine viêm gan B, vaccine sởi – quai bị – rubella,… Vaccine cúm thì chị em nên tiêm nhắc hằng năm để duy trì kháng thể cao nhất. Vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván cần tiêm nhắc lại 10 năm/lần.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây dị ứng latex và cách phòng ngừa

Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu cần lưu ý những gì?
Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng đủ mũi và đúng lịch

Một vài lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu

Dưới đây là một vài lưu ý khi tiêm phòng, phụ nữ mang thai cần ghi nhớ để vaccine phát huy được tối đa tác dụng của mình.

  • Khi bị sốt do tiêm vaccine, chị em không nên sử dụng thuốc hạ sốt mà hãy chườm khăn ấm lên trán, nách, bẹn hoặc dùng khăn ấm lau người, gan bàn chân, gan bàn tay.
  • Áp dụng một chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt bổ sung nhiều rau xanh và trái cây.
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc. Không nên thức quá khuya.
  • Với một vài vaccine như vaccine uốn ván, vaccine cúm, sau tiêm, cơ thể sẽ xuất hiện một số hiện tượng như sốt nhẹ, đau nhức chỗ tiêm, hắt hơi, chảy nước mũi. Đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường nên chị em không cần quá lo lắng, các triệu chứng sẽ dần giảm bớt và biến mất sau vài ngày. Để đảm bảo sức khoẻ, hãy theo dõi sức khoẻ trong 2 – 3 ngày sau tiêm. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao không hạ, sưng chỗ tiêm,…, hãy tới thăm khám bác sĩ ngay lập tức.

Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu cần lưu ý những gì?

>>>>>Xem thêm: Viên uống Cốt Thoái Vương có tốt không? Cách sử dụng an toàn và hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng phong phú và đủ chất của mẹ bầu

Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu là biện pháp tối ưu giúp phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, các chị em trước và trong khi mang thai hãy thực hiện đầy đủ các mũi vaccine cần thiết để giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và bảo vệ các con khỏi các mối nguy hiểm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *