Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mặc dù đã có kinh nghiệm tiêm phòng cho thai kỳ từ những lần mang thai trước đó nhưng để có kế hoạch kỹ càng nhất, mẹ hãy đọc qua bài viết này để tìm hiểu rõ hơn nhé!
Bạn đang đọc: Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 có cần thiết không?
Khi mang thai lần 3, ngoài việc có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi thì các mẹ vẫn cần lên kế hoạch dự phòng bệnh cho thai nhi. Các mẹ cần chú ý đến các loại vacxin cần tiêm trước và trong khi mang thai để đảm bảo điều kiện tối ưu nhất cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vai trò của việc tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Tại sao cần tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3?
Khi mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ thường sẽ hoạt động yếu hơn so với bình thường. Vì vậy, mẹ bầu rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ. Điều này sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thậm chí, có thể làm cho thai nhi bị ngừng phát triển.
Tiêm phòng là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh trong hành trình dài 9 tháng 10 ngày của thai kỳ. Đồng thời, giúp bảo vệ thai nhi khỏi một số bệnh lý sau khi chào đời, gọi là miễn dịch thụ động từ mẹ. Vì vậy, việc tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 là cực kỳ quan trọng, ngay cả khi đã tiêm phòng trong những lần mang thai trước đây.
Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 khác gì so với hai lần đầu?
Ở lần mang thai thứ 3, mẹ bầu cần được đánh giá sức đề kháng chống lại mầm bệnh. Đánh giá này sẽ dựa trên số mũi vacxin đã được tiêm trong những lần mang thai trước. Chẳng hạn như, thời gian tiêm mũi trước đó cách hiện tại, hiệu lực của từng loại vacxin đã tiêm và tiền sử nhiễm bệnh trước đó.
Hiệu lực của loại vacxin mà mẹ đã tiêm phòng trước đó có vai trò rất quan trọng. Trong đó, một số loại vacxin có khả năng tạo miễn dịch lâu dài như vacxin sởi – quai bị – rubella, thủy đậu,… Nhưng một số khác cần phải tiêm mũi nhắc lại đều đặn như cúm (1 năm/lần) hay uốn ván cần phải tiêm 5 mũi để đạt hiệu quả phòng bệnh 95%.
Nếu mẹ bầu đã tiêm những loại vacxin tạo miễn dịch lâu dài trước đó, việc tiêm lại ở lần mang thai này có thể không cần thiết. Trong trường hợp mẹ bầu không nhớ lịch tiêm phòng hoặc muốn kiểm tra, có thể thực hiện xét nghiệm máu định lượng kháng thể IgG để xác định mức độ kháng thể trong cơ thể. Nếu nồng độ kháng thể đủ cao, mẹ bầu có thể không cần tiêm lại. Ngược lại, nếu kháng thể không đủ, việc tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 để bổ sung là điều cần thiết.
Lịch tiêm phòng tham khảo cho bà bầu mang thai lần 3
Về cơ bản, lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 thường sẽ có số mũi tiêm ít hơn so với hai lần mang thai trước đó. Tuy nhiên, vẫn có có một số khác biệt phụ thuộc đặc tính của từng loại vacxin và thời gian giữa các lần mang thai.
Vacxin phòng ngừa uốn ván
Trên thực tế, không phải trường hợp mang thai lần 3 nào cũng cần phải tiêm phòng uốn ván. Việc quyết định nên tiêm hay không còn tùy thuộc vào số lượng mũi tiêm và thời điểm tiêm gần nhất. Nếu mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván và mũi tiêm cuối cùng cách đây dưới 10 năm, không cần phải tiêm mũi nhắc lại. Bởi trong trường hợp này, mức bảo vệ của kháng thể lên đến 95%.
Tuy nhiên, nếu mũi tiêm cuối cùng đã cách thời điểm hiện tại trên 10 năm thì hiểu quả bảo vệ đã giảm, lúc này mẹ bầu cần tiêm bổ sung 2 mũi nhắc lại. Trường hợp mẹ bầu mang thai lần 3 nhưng chưa bao giờ tiêm phòng uốn ván thì cũng cần tiêm phòng với lộ trình 2 mũi bổ sung như sau:
- Mũi 1 sẽ tiêm vào tuần thứ 22 của thai kỳ;
- Mũi 2 sẽ tiêm vào 4 tuần sau đó;
- Lộ trình 2 mũi tiêm này cần được hoàn thành trước ngày dự sinh 4 tuần.
Tìm hiểu thêm: Các trường hợp dị ứng azithromycin khi sử dụng kháng sinh điều trị bệnh
Trường hợp mẹ bầu đã tiêm 2 – 3 mũi phòng uốn ván cách đây dưới 5 năm, chỉ cần tiêm bổ sung 1 mũi ở tuần thứ 22 của thai kỳ và không nên tiêm sau tuần thứ 26. Các bác sĩ sẽ tư vấn kỹ hơn dựa trên lịch sử tiêm chủng của từng mẹ bầu để tư vấn thời gian tiêm phù hợp nhất.
Cúm – vacxin cần tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3
Cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp do virus cúm gây ra, tác nhân chính gây ra viêm phổi. Bệnh viêm phổi do cúm có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai có cơ địa miễn dịch suy yếu. Đáng nói, virus cúm có khả năng biến đổi mỗi năm để tạo ra biến chủng mới. Vì vậy, cần phải tiêm phòng cúm mỗi năm để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các chủng mới này.
Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị rằng, không chỉ riêng phụ nữ mang thai mà tất cả người lớn đều nên đi tiêm phòng cúm mỗi năm. Đối với mẹ bầu, tốt nhất nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai 1 tháng để đảm bảo hiệu quả. Trường hợp nếu không thể tiêm trước khi mang thai, mẹ bầu vẫn có thể tiêm vacxin cúm khi đang mang thai vì loại vacxin này được chứng minh là không gây hại cho bà bầu.
Vacxin phòng ngừa Sởi – Quai bị – Rubella
Đối với những mẹ bầu đã tiêm vacxin ngừa sởi – quai bị – rubella ở những lần mang thai trước đó, việc tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 này thường không cần thiết. Vì loại vacxin này thường có thời gian hiệu quả phòng ngừa khá dài, đủ để bảo vệ cả mẹ và em bé.
Trường hợp mẹ bầu chưa từng tiêm vacxin này trong những lần mang thai trước, nên tiêm vacxin phòng ngừa sởi, quai bị và rubella ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.
Vacxin phòng ngừa viêm gan B
Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ người nhiễm viêm gan B lưu hành cao nhất thế giới. Virus này có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như máu, dịch cơ thể, quan hệ tình dục và cả từ mẹ sang con. Ở giai đoạn mãn tính, viêm gan B có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy gan, xơ gan, ung thư gan và thậm chí là tử vong. Do đó, mẹ bầu cũng cần phải đề phòng loại loại virus này.
Nếu mẹ bầu đã được tiêm đủ 3 mũi vacxin viêm gan B và có đủ nồng độ kháng thể cần thiết để bảo vệ, thì có thể không cần tiêm bổ sung thêm loại vacxin này. Tuy nhiên, nếu nồng độ kháng thể trong máu không đủ mức bảo vệ, mẹ bầu cần tiêm một mũi viêm gan B trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng. Các bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố cá nhân và lịch sử tiêm chủng để đánh giá và đưa ra quyết định cụ thể.
Thủy đậu – vacxin cần tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3
Bệnh thủy đậu do virus Varicella zoster (VZV) gây nên và rất dễ lây truyền. Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong khoảng từ tuần thứ 8 – 20 của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nếu bị thủy đậu ngay trước hoặc sau khi sinh, trẻ cũng có thể bị nhiễm virus thủy đậu và để lại hậu quả nghiêm trọng.
>>>>>Xem thêm: Vì sao bị sôi bụng? Cách khắc phục khi gặp tình trạng sôi bụng
Vacxin ngừa thủy đậu thường đã được tiêm trong những lần mang thai trước đó và mẹ có thể không cần tiêm nhắc lại. Nhưng nếu mẹ bầu chưa từng tiêm vacxin ngừa thủy đậu thì tốt nhất nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng hoặc tối thiểu là 1 tháng. Điều này giúp bảo vệ cả mẹ bầu và thai nhi khỏi nguy cơ thủy đậu trong thai kỳ.
Ngoài tiêm vacxin phòng ngừa, mẹ bầu cần chuẩn bị gì khác?
Ngoài việc tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3, thai phụ cần phải chú ý đến một số yếu tố dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh, bao gồm:
- Khám thai định kỳ: Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần khám thai định kỳ ít nhất 3 lần. Trong đó, lần 1 trong tam cá nguyệt đầu tiên, lần 2 trong tam cá nguyệt thứ 2 và lần 3 trong tam cá nguyệt thứ 3. Nếu có khả năng, nên khám thai định kỳ hàng tháng để giúp phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề có thể xảy ra.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối: Mẹ bầu cần chú ý đa dạng các thực phẩm và tăng cường khẩu phần ăn cả về số lượng và chất lượng. Nên ưu tiên những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, tôm cua, đậu phụ, rau cải và hoa quả tươi. Tránh đồ ăn tái sống và chưa được chế biến kỹ.
- Thời gian nghỉ ngơi: Mẹ bầu cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá nặng. Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ngày và duy trì tinh thần thoải mái. Nên nghỉ việc trước khi sinh ít nhất một tháng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi trước khi sanh.
Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến việc tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3. Hy vọng sẽ giúp các mẹ có được nhiều thông tin hữu ích trong việc lên kế hoạch phòng ngừa bệnh để mẹ khỏe, bé phát triển nhé!