Tiêm mũi HIB 3 có sốt không là vấn đề lo lắng của nhiều bố mẹ có con nhỏ chuẩn bị tiêm ngừa HIB – vi khuẩn gây ra các bệnh lý viêm phổi, viêm màng não và các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp khác ở nhóm trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.
Bạn đang đọc: Tiêm mũi HIB 3 có sốt không? Các giai đoạn cần tiêm ngừa HIB cho trẻ
Việc tiêm ngừa đối với trẻ nhỏ vốn luôn quan trọng hơn bao giờ hết vì đây là điều kiện để có thể của trẻ có đủ sức đề kháng chống lại nhiều tác nhân gây bệnh. Điển hình là vi khuẩn HIB gây ra các bệnh nguy hiểm viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,… có tỷ lệ tử vong cao nếu không phòng ngừa sớm bằng vacxin. Vậy các giai đoạn nào cần tiêm ngừa HIB ở trẻ và sau khi tiêm mũi HIB 3 có sốt không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây, mời mọi người cùng xem qua nhé.
Contents
Đặc điểm của vi khuẩn HIB
Trước khi biết được câu trả lời sau khi tiêm mũi HIB 3 có sốt không thì chúng ta cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm và tác hại của vi khuẩn HIB nhé.
HIB tên đầy đủ là Haemophilus Influenzae thuốc nhóm cầu khuẩn gram âm xuất hiện dưới 2 chủng có vỏ bọc và không có vỏ, được phân thành huyết thanh type a – f, trong đó kiểu huyết thanh Haemophilus Influenzae type b là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm nhất cho con người.
Khi cơ thể bắt đầu nhiễm vi khuẩn HIB thì sẽ kèm theo nhiều biểu hiện bệnh khác nhau tùy thuộc vào bộ phận bị tác động, điển hình là các bệnh sau đây:
- Viêm phổi: Bắt đầu là sự mệt mỏi, uể oải, phát sốt, cảm thấy, đau ngực và ho nhiều.
- Viêm nắp thanh quản: Khó thở, hành sốt.
- Viêm mô tế bào: Vị trí bị tác động bị sưng, đau và chảy mủ hoặc dịch.
- Viêm xương tủy: Bị sưng viêm tại vùng xương bị ảnh hưởng
- Viêm màng não: Sốt, nhức đầu, buồn nôn.
Vi khuẩn HIB luôn có mặt khắp mọi nơi và có thể sống trong môi trường vòm họng, mũi lâu dài mà không có bất kỳ dấu hiệu nào, sau đó tiếp tục lây lan trong cộng đồng bằng các giọt nước hắt hơi có trong không khí, chính vì sự lây lan nhanh và mức độ nguy hiểm cao nên việc tiêm phòng vacxin để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong những năm đầu đời là cực kỳ quan trọng.
Các giai đoạn tiêm ngừa HIB ở trẻ nhỏ
Lộ trình tiêm ngừa HIB ở nhóm trẻ em từ khi mới sinh ra đến dưới 2 tuổi cơ bản bao gồm 4 mũi, trong đó thời gian tiêm mũi thứ 4 sẽ linh hoạt phụ thuộc vào loại vacxin kết hợp hay vacxin đơn vì vacxin ngừa HIB có thể sử dụng phối hợp phòng ngừa nhiều bệnh khác chỉ với 1 mũi tiêm để giảm cảm giác đau và tiết kiệm thời gian, chi phí cho bố mẹ.
Như vậy lịch trình tiêm ngừa HIB ở nh óm trẻ nhỏ sẽ chia thành các giai đoạn sau đây, cụ thể:
- Trẻ đủ 2 tháng tuổi: 1 mũi.
- Trẻ đủ 3 tháng tuổi: 1 mũi.
- Trẻ đủ 4 tháng tuổi: 1 mũi.
- Trẻ đủ 18 tháng tuổi: 1 mũi.
Tiêm mũi HIB 3 có sốt không?
Mũi HIB 3 được thực hiện ở nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi và như đã đề cập sẽ có hai loại vacxin kết hợp và vacxin đơn, trong đó phần lớn lựa chọn tiêm vacxin đơn thì có thể gây ra sốt và đối với mũi kết hợp thì sẽ tùy thuộc vào cơ địa từng bé mà sẽ có triệu chứng hành sốt nhẹ hoặc kéo dài.
Nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ không kéo dài thì bố mẹ có thể an tâm đây vì chỉ do sức đề kháng của bé còn yếu và phản ứng từ các thành phần chống bệnh ho gà trong các loại vắc xin phối hợp. Vì thế để vacxin phát huy tối đa hiệu quả tốt nhất, bố mẹ hãy tuân thủ và lưu ý những điều trên.
Tìm hiểu thêm: Tại sao cân nặng lên xuống thất thường?
Trước khi tiêm
Để hạn chế tối đa các trường hợp xấu có thể xảy ra sau khi tiêm ngừa, bố hoặc mẹ cần nói trước với bác sĩ về tình hình sức khỏe của con hiện tại như trẻ đã từng có các triệu chứng sốc phản vệ sau khi tiêm vacxin, tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của vacxin, bé đang dùng thuốc điều trị chứa kháng sinh,…
Sau khi tiêm
Sau khi thực hiện tiêm ngừa, phụ huynh nên cho trẻ ở lại tối thiểu 30 phút để theo dõi vết tiêm có xuất hiện các triệu chứng bất thường hay không và kịp thời xử lý trong các trường hợp sốc phản vệ, khó thở, co giật,…
Nhóm đối tượng nào nên và không nên tiêm ngừa HIB?
HIB là vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở nhóm trẻ em, đặc biệt rơi vào nhóm dưới 2 tuổi, vì vậy các bậc phụ huynh cần phải chủ động tiêm mũi HIB cho trẻ. Ngoài nhóm trẻ em thì nhóm người trưởng thành thuộc các trường hợp dưới đây cũng cần phải tiêm ngừa, bao gồm:
- Người có dấu hiệu bị suy giảm hệ miễn dịch khi điều trị y khoa các bệnh như HIV, ung thư,…
- Người đã được ghép tế bào gốc tạo máu.
- Người bị suy giảm chức năng lách, đang chờ cấy ghép hoặc đã từng ghép tạng.
Tuy nhiên HIB vẫn được chống chỉ định với một số đối tượng vì những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
- Người dị ứng với các thành phần trong thuốc tiêm ngừa HIB.
- Người đang mắc các bệnh cấp tính cần ưu tiên điều trị trước.
- Người có tiền sử gặp các phản ứng phản vệ trong đợt tiêm gần nhất.
- Người bị tổn thương não trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vaccine có chứa thành phần ho gà trước đó.
>>>>>Xem thêm: Wonder week 8: Mốc phát triển trí tuệ thứ hai của trẻ
Lựa chọn tiêm ngừa tại trung tâm tiêm chủng KenShin
Hiện nay tại Việt Nam đã lưu hành vacxin phối hợp 6 trong 1 phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm do HIB gây ra khi sức đề kháng của trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi vẫn chưa được hoàn thiện. Loại vacxin này giúp giảm tổng số mũi tiêm từ 9 xuống còn 3 mũi để tiết kiệm chi phí và thời gian cho các bố mẹ, đặc biệt là hạn chế tiêm quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Đến với Trung tâm Tiêm chủng KenShin, trước khi thực hiện tiêm ngừa bất kỳ loại vacxin nào, khách hàng cũng sẽ được thăm khám kỹ lưỡng để xác định cơ địa từng người có được chỉ định chích hay không, điều này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế các bố mẹ hoàn toàn có thể an tâm khi cho trẻ tiêm ngừa tại Trung tâm Tiêm chủng KenShin.
Trung tâm Tiêm chủng KenShin tự hào là đơn vị tiêm chủng có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Khi tiêm chủng tại KenShin, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm khám và tư vấn miễn phí. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, xử trí tốt các tình huống y tế. Hệ thống trung tâm tiêm chủng hiện đại, sạch sẽ với đầy đủ cơ sở vật chất.