Thủy đậu đã từng là bệnh lý khá phổ biến vì đặc tính lây lan dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, nhờ sự xuất hiện của vắc xin mà bệnh lý này đã giảm đáng kể. Vậy, tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?
Bạn đang đọc: Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?
Tiêm phòng vắc xin sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của chính mình và cả cộng đồng khỏi bệnh lý thủy đậu. Nhưng, liệu vắc xin có giúp ngăn ngừa bệnh 100% hay không? Tiêm vắc xin rồi thì có khả năng bị nữa hay không? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu một số thông tin về bệnh thủy đậu và trả lời cho câu hỏi “Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?”.
Contents
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu (trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu gây ra, virus này có tên gọi là Varicella virus.
Bệnh có khả năng lây lan với tốc độ nhanh chóng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em và cả người lớn. Thời điểm bệnh thủy đậu phổ biến nhất thường là vào mùa xuân lúc thời tiết mưa phùn ẩm ướt. Bệnh sẽ gây ra một số triệu chứng rõ rệt như xuất hiện các nốt phồng (chứa nước) khắp cơ thể, không ngoại trừ niêm mạc lưỡi và miệng. Do đó, việc tìm hiểu thêm về căn bệnh này là cần thiết để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.
Thủy đậu sẽ lây từ người sang người thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc các giọt bắn phát ra từ đường hô hấp (như khi hắt hơi, ho, nói chuyện) hoặc từ các chất dịch bên trong các nốt phồng bị vỡ ra. Bệnh cũng có thể lây qua các vật dụng đã bị nhiễm chất dịch từ các nốt phồng. Vì vậy, cần lưu ý tuyệt đối không dùng chung đồ dùng với người mắc bệnh thủy đậu.
Đối tượng nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu
Bệnh thủy đậu không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhất là với những đối tượng như trẻ em, phụ nữ và những người có hệ miễn dịch kém. Cụ thể:
- Trẻ em: Trẻ em nên tiêm đủ 2 mũi vắc xin thủy đậu. Mũi thứ nhất từ 12 – 15 tháng tuổi và mũi thứ hai từ 4 – 6 tuổi.
- Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm theo chỉ định của bác sĩ, tiêm 2 mũi cách nhau 4 – 8 tuần tùy từng loại vắc xin.
- Phụ nữ có kế hoạch mang thai: Bạn nên thực hiện tiêm phòng vắc xin thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng để giúp phòng ngừa bệnh và bảo vệ thai nhi khỏi những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
- Những người có miễn dịch kém: Nếu bạn có hệ miễn dịch kém thì nên chủ động tiêm vắc xin thủy đậu.
Một số các loại vắc xin khác cũng sẽ được tiêm cùng thời điểm với vắc xin thủy đậu như vắc xin sởi, quai bị, rubella. Hãy thực hiện đầy đủ lịch tiêm phòng để chủ động bảo vệ bản thân khỏi các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không chỉ riêng thủy đậu.
Tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?
“Tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?” là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra sau khi thực hiện tiêm thủy đậu. Vắc xin có thể giúp phòng ngừa bệnh tuyệt đối hay không? Sau khi bạn thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu, nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sẽ giảm một cách đáng kể và phần lớn là không bị mắc bệnh hoặc chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Dẫu vậy, vắc xin sẽ không thể ngăn ngừa bệnh thủy đậu 100%.
Một số trường hợp vẫn có thể mắc bệnh thủy đậu sau khi đã tiêm phòng vắc xin nhưng các biểu hiện bệnh sẽ nhẹ hơn và thời gian bệnh ngắn hơn. Tiêm vắc xin thủy đậu sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus thủy đậu và tạo sự miễn dịch giúp cơ thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của virus.
Chính vì thế, mặc dù không thể ngăn bệnh hoàn toàn nhưng tiêm vắc xin thủy đậu vẫn là việc rất quan trọng và cần thiết để phòng ngừa bệnh thủy đậu, bảo vệ cơ thể chống lại các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Không chỉ thế, vắc xin còn bảo vệ cho cả cộng đồng, giúp giảm thiểu tối đa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.
Tìm hiểu thêm: Rối loạn giải thể nhân cách (Derealization)
Những trường hợp chống chỉ định với vắc xin
Vắc xin có thể tiêm cho hầu hết mọi người nhưng cũng có một số trường hợp cần hoãn hoặc không nên tiêm vắc xin. Một số trường hợp như:
- Bị dị ứng: Không nên thực hiện tiêm nếu bạn bị dị ứng nặng với các thành phần của vắc xin.
- Phụ nữ đang mang thai: Vắc xin được khuyến cáo tiêm trước thời điểm mang thai, nếu bạn đang mang thai, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định tiêm.
- Hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch bị suy giảm do mắc bệnh lý nền hoặc đang điều trị bệnh ung thư, HIV/AIDS,… cũng không nên tiêm vắc xin vì rất có thể vắc xin sẽ không phát huy được hiệu quả phòng bệnh.
- Bị suy giảm tiểu cầu hoặc đang dùng corticosteroid: Thảo luận với bác sĩ trước khi có ý định tiêm vắc xin thủy đậu nếu lượng tiểu cầu của bạn đang bị suy giảm hoặc bạn đang dùng corticosteroid với liều lượng cao.
>>>>>Xem thêm: Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới nguy hiểm thế nào? Cách điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Nên tiêm vắc xin thủy đậu ở đâu?
Việc lựa chọn địa chỉ tiêm vắc xin uy tín sẽ giúp bảo vệ cho sức khỏe khỏi các nguy cơ, biến chứng không mong muốn sau khi tiêm vắc xin.
Trung tâm Tiêm chủng KenShin – địa chỉ tiêm chủng uy tín hàng đầu. Trung tâm sẽ cung cấp cho bạn các gói tiêm bệnh thủy đậu với đa dạng chủng vắc xin từ các nước khác nhau như Hàn Quốc (vắc xin VARICELLA-GCC), Bỉ (VARILRIX) và Mỹ (VARIVAX) với giá thành chỉ từ 600.000VNĐ đến 1.000.000VNĐ/1 mũi vắc xin (giá có thể thay đổi tùy theo thời điểm).
Cam kết tuân thủ đầy đủ các bước như khám sàng lọc, giải đáp thắc mắc cho đối tượng thực hiện tiêm chủng,… trước khi tiêm, theo dõi sức khỏe cho người thực hiện tiêm sau khi tiêm. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn đây là điểm đến khi tiêm chủng bởi vắc xin luôn đảm bảo chính hãng 100%.
Trên đây là một số thông tin về bệnh thủy đậu và vắc xin bệnh thủy đậu, trả lời cho câu hỏi “Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?”. Tiêm vắc xin thủy đậu rồi vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ thấp, triệu chứng bệnh sẽ nhẹ hơn và không gây ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe. Hãy đảm bảo thực hiện tiêm phòng đúng lịch để bảo vệ sức khỏe cho mình, gia đình và cả cộng đồng khỏi sự lây lan của các bệnh lý nguy hiểm.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng KenShin tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng, với vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Khi đến tiêm chủng tại KenShin, khách hàng sẽ được khám sàng lọc bởi bác sĩ, tư vấn gói vắc xin phù hợp, theo dõi trong và sau khi tiêm để đảm bảo an toàn. Liên hệ với Tiêm chủng KenShin qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online tại đây.