Thông liên nhĩ lỗ thứ phát là một bệnh tim bẩm sinh phổ biến nhất, đặc trưng bởi sự khiếm khuyết vách ngăn cách giữa 2 tâm nhĩ. Vậy thông liên nhĩ lỗ thứ phát có nguy hiểm không? Hãy cùng KenShin tìm hiểu chi tiết về khái niệm thông liên nhĩ, cơ chế và triệu chứng của bệnh; từ đó có thể trả lời cho câu hỏi trên.
Bạn đang đọc: Thông liên nhĩ lỗ thứ phát có nguy hiểm không?
Thông liên nhĩ là một bệnh tim do bất thường về cấu trúc. Nó khó chẩn đoán khi còn nhỏ và thường được phát hiện khi trưởng thành. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Contents
Thông liên nhĩ lỗ thứ phát là gì?
Cấu trúc quả tim
Trái tim là một cơ quan vô cùng quan trọng và phức tạp, có kích thước bằng nắm tay và nặng khoảng 250 gam. Tim là một cơ quan rỗng, chủ yếu bao gồm cơ tim và khoang bên trong của tim được chia thành bốn buồng bao gồm tâm nhĩ phải, tâm thất phải, tâm nhĩ trái. tâm thất trái. Hai tâm nhĩ là những buồng có thành mỏng nhận máu từ tĩnh mạch. Hai tâm thất là những buồng có thành dày có chức năng bơm máu ra khỏi tim một cách mạnh mẽ.
Tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải, tâm thất trái và tâm thất phải được ngăn cách nhau bằng vách ngăn nên không thông nhau. Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất, các van này chỉ cho máu chảy theo một chiều từ tâm nhĩ đến tâm thất và không trở lại.
Thông liên nhĩ là gì?
Vách ngăn tâm nhĩ bắt đầu hình thành vào tuần thứ 5 của thai kỳ và thường đóng lại ngay sau khi sinh hay ở một số trẻ sẽ tự đóng hoàn toàn khi 1-4 tuổi. Nhưng vì lý do nào đó, vách ngăn thông giữa tâm nhĩ phải và trái không thể đóng được gọi là thông liên nhĩ (ASD). Đây là một trong những bệnh tim bẩm sinh phổ biến nhất với tỷ lệ được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành là 56-100 trên 100.000 người. Bệnh thường không phát hiện được khi còn nhỏ và đến khi trưởng thành mới xuất hiện triệu chứng thì bệnh mới được chẩn đoán.
Tới nay, thông liên nhĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân, nhưng chúng có thể gặp trong các hội chứng di truyền như hội chứng Down, Holt-Oram, Ellis van Creveld và Noonan hoặc do liên quan đến đột biến ở gen. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh bao gồm mẹ uống rượu, hút thuốc, sử dụng thuốc chống trầm cảm và tiểu đường trong quá trình mang thai.
Phân loại thông liên nhĩ
Có bốn loại khuyết tật thông liên nhĩ từ thường gặp nhất đến ít nhất bao gồm:
- Thông liên nhĩ thứ phát: Là thường gặp nhất của thông liên nhĩ, chiếm 75% tổng số ca bệnh. Nó nằm ở vùng hố bầu dục ở phần trung tâm của vách liên nhĩ, khiếm khuyết này phát sinh do sự thiếu hụt mô ở hố bầu dục.
- Thông liên nhĩ nguyên phát: Chiếm khoảng 10% ca thông liên nhĩ và phát triển do thiếu hụt mô gần van nhĩ thất.
- Khiếm khuyết xoang tĩnh mạch: Thường được tìm thấy ở miệng tĩnh mạch chủ trên hơn là tĩnh mạch chủ dưới. Khiếm khuyết xoang tĩnh mạch chủ trên là do thiếu mô ngăn cách tĩnh mạch phổi trên bên phải với tĩnh mạch chủ trên.
- Khuyết tật xoang vành: Đây là loại hiếm nhất trong thông liên nhĩ, bệnh do mất một phần hoặc toàn bộ mô ngăn cách xoang vành với tâm nhĩ trái.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu lý do tại sao bạn nên đi ngủ vào một giờ cố định mỗi ngày
Triệu chứng của thông liên nhĩ lỗ thứ phát
Đối với một người khỏe mạnh bình thường, máu ở tâm nhĩ trái sẽ được đẩy hoàn toàn xuống tâm thất trái và mang máu giàu oxy đi nuôi khắp cơ thể. Ở người bị thông liên nhĩ, máu giàu oxy ở tâm nhĩ trái sẽ bị đẩy một phần qua tâm nhĩ phải qua lỗ thông, dẫn đến lưu lượng máu trong hệ tuần hoàn bị giảm và có thể gây ra những hạn chế nhất định trong hoạt động thể chất.
Trừ khi lỗ thông quá lớn, còn không thì những người mắc thông liên nhĩ lúc còn nhỏ sẽ không có triệu chứng; đôi khi, chỉ chậm phát triển hơn bạn nhỏ khỏe mạnh. Nhưng khi trưởng thành có thể biểu hiện các triệu chứng không đặc hiệu như khó thở khi gắng sức, đánh trống ngực (nhịp tim nhanh), mệt mỏi. Khi khám thực thể lâm sàng, bác sĩ đặt ống nghe có thể nghe thấy tiếng tim bất thường.
Thông liên nhĩ lỗ thứ phát có nguy hiểm không?
Hầu hết các ASD đơn độc không gây ra các triệu chứng lâm sàng khi còn nhỏ, nhưng thông liên nhĩ thứ phát không được sửa chữa theo thời gian có thể dẫn đến tình trạng quá tải và suy tim phải, rối loạn nhịp tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và ở một nhóm nhỏ bệnh nhân bị tăng huyết áp động mạch phổi do quá tải thể tích mạn tính. Nguyên nhân là do thông liên nhĩ cho phép máu giàu oxy ở tâm nhĩ trái đi qua lỗ thông liên nhĩ vào máu nghèo oxy ở tâm nhĩ phải, khiến cả hai trộn lẫn vào nhau. Điều này dẫn đến tăng lưu lượng máu ở tim và phổi phải. Theo thời gian, lượng máu “thêm” này gây căng thẳng cho tim và khiến tâm nhĩ phải, tâm thất và động mạch phổi giãn ra, dẫn đến suy tim, tăng huyết áp phổi hoặc nhịp tim bất thường.
Cho nên, thông liên nhĩ lỗ thứ phát có nguy hiểm không? Câu trả lời là: “Tùy vào kích thước lỗ thông”. Sẽ không có gì đáng ngại khi lỗ thông nhỏ và thường không có triệu chứng. Nhưng sẽ rất nguy hiểm khi lỗ thông lớn và không được chữa trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Quy trình và các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung
Tóm lại, thông liên nhĩ (ASD) là một trong những bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất trên thực hành lâm sàng, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp nhiều lần, chậm phát triển. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể tránh xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.