Thắt ống dẫn trứng có thụ tinh nhân tạo được không?

Thắt ống dẫn trứng có thụ tinh nhân tạo được không? Đây là thắc mắc chung của nhiều chị em khi đang cân nhắc hoặc đã thực hiện thủ thuật ngừa thai này. Xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Bạn đang đọc: Thắt ống dẫn trứng có thụ tinh nhân tạo được không?

Thắt ống dẫn trứng là biện pháp tránh thai an toàn cho nữ giới. Thế nhưng, có nhiều chị em sau khi thực hiện phương pháp này thắc mắc rằng việc thắt ống dẫn trứng có thụ tinh nhân tạo được không. Để tìm lời giải đáp cho vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thắt ống dẫn trứng là gì?

Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc thắt ống dẫn trứng có thụ tinh nhân tạo được không, cần tìm hiểu thắt ống dẫn trứng là gì. Thắt ống dẫn trứng là một thủ thuật được sử dụng để ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp giữa tinh trùng và trứng bằng cách tắc nghẽn ống dẫn trứng. Điều này đồng nghĩa với việc, quá trình thụ tinh tự nhiên sẽ không xảy ra và người phụ nữ sẽ không mang thai. Thủ thuật triệt sản nữ này sẽ không làm thay đổi tử cung, cổ tử cung và buồng trứng. Vì vậy, chức năng tự nhiên của hệ tiết niệu và sinh dục vẫn sẽ hoạt động bình thường.

Thắt ống dẫn trứng có thụ tinh nhân tạo được không?

Thắt ống dẫn trứng là biện pháp ngừa thai an toàn cho nữ giới

Thắt ống dẫn trứng hay triệt sản nữ là một biện pháp giúp ngừa mang thai vĩnh viễn rất hiệu quả ở nữ giới. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này không phải 100% và vẫn có một số trường hợp mang thai sau khi thắt vòi trứng, nhưng rất hiếm gặp.

Phẫu thuật thắt ống dẫn trứng khá đơn giản, có thể được thực hiện khi người phụ nữ không mang thai, sau khi sinh con hoặc kết hợp với các phẫu thuật ổ bụng khác. Tuy nhiên, vì đây là biện pháp tránh thai vĩnh viễn ở nữ giới nên cần được xem xét kỹ lưỡng bởi cả người chồng và người vợ trước khi quyết định thực hiện.

Thắt ống dẫn trứng có thụ tinh nhân tạo được không?

Thắt ống dẫn trứng là phương pháp tránh thai ở phụ nữ được ưa chuộng hiện nay. Sau khi thực hiện thắt ống dẫn trứng, mặc dù hoạt động nội tiết của buồng trứng vẫn hoạt động bình thường nhưng sẽ làm tắc ống dẫn trứng. Điều này sẽ khiến trứng không gặp được tinh trùng, vì vậy sẽ không thể xảy ra quá trình thụ thai tự nhiên.

Vậy thắt ống dẫn trứng có thụ tinh nhân tạo được không? Về cơ bản, nếu thực sự muốn mang thai lại sau khi thắt ống dẫn trứng thì có thể sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản là thụ tinh nhân tạo (IUI). Với phương pháp này, tinh trùng sẽ được bơm trực tiếp vào buồng trứng của người phụ nữ, sau đó quá trình thụ thai diễn ra như bình thường.

Tìm hiểu thêm: Nghiệm pháp Van Herick kiểm tra sức khỏe của mắt

Thắt ống dẫn trứng có thụ tinh nhân tạo được không?
Phụ nữ thắt ống tinh dẫn trứng vẫn có thể mang thai bằng các biện pháp hỗ trợ sinh sản

Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của phương pháp này không phải 100% và trước khi thực hiện cần phải đánh giá nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như độ tuổi, sức khỏe, tình trạng tử cung, buồng trứng, hormon nội tiết, chất lượng tinh trùng,… Vì vậy, các chị em nên đến thăm khám tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản uy tín để được thăm khám và tư vấn cụ thể nhất.

Tìm hiểu về phương pháp thụ tinh nhân tạo

Thụ tinh nhân tạo hay còn có tên viết tắt là IUI (Intrauterine Insemination). Đây là phương pháp thụ tinh bằng cách bơm tinh trùng trực tiếp vào buồng tử cung. Với phương pháp thụ tinh này, cần chọn lọc tinh trùng khỏe mạnh nhất của người chồng để bơm vào buồng tử cung ở thời điểm rụng trứng của người vợ.

Kết quả của quá trình này là tinh trùng sẽ thụ tinh với trứng, dẫn đến thụ thai như bình thường. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo có thể được phối hợp với chu kỳ kinh nguyệt của người vợ hoặc thuốc hỗ trợ sinh sản để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cần làm những gì khi thực hiện thụ tinh nhân tạo?

Quá trình thụ tinh nhân tạo thường sẽ bao gồm các bước và lưu ý cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi thực hiện thủ thuật

Trước khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, các cặp vợ chồng cần chuẩn bị một số điều sau:

  • Chuẩn bị mẫu tinh dịch: Mẫu tinh dịch có thể lấy trực tiếp từ người chồng tại văn phòng của bác sĩ hoặc sử dụng mẫu tinh trùng từ người hiến tặng đã được đông lạnh. Mẫu tinh trùng này sau đó sẽ được lọc rửa, chọn những tinh binh khỏe mạnh nhất rồi đem cô đặc lại. Đồng thời, loại bỏ các yếu tố có thể gây phản ứng gây cản trở quá trình thụ tinh trong cơ thể người phụ nữ.
  • Sản xuất trứng: Trứng rụng có thể xảy ra tự nhiên hoặc được kích thích rụng theo chu trình IUI thay vì dùng thuốc rụng trứng. Thuốc kích rụng trứng cũng có thể được sử dụng để kích thích trứng rụng nhiều hơn vào ngày đầu kỳ kinh. Sau khi rụng, trứng sẽ được chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.
  • Bơm tinh trùng: Tinh trùng khỏe mạnh sau khi lọc rửa sẽ được bơm vào lòng tử cung bằng cách sử dụng một ống thông mỏng thông qua cổ tử cung. Quy trình này thường không gây đau đớn, nhưng một số trường hợp có thể gây hiện tượng chuột rút nhẹ.

Bước 2: Thực hiện quá trình thụ tinh nhân tạo

Trong quá trình thụ tinh nhân tạo, người phụ nữ sẽ nằm trên giường khám phụ khoa. Sau đó, đặt hai chân lên bàn đạp và mỏ vịt sẽ đưa vào âm đạo, gần giống với các thủ thuật khám sản phụ khoa. Tiếp đến, các bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ thực hiện các bước sau:

  • Sử dụng một ống thông mỏng và dài chứa tinh trùng khỏe mạnh;
  • Đưa ống thông qua âm đạo và lỗ cổ tử cung, sau đó đi sâu vào lòng tử cung;
  • Nhẹ nhàng đẩy ẩy mẫu tinh trùng qua ống vào tử cung;
  • Loại bỏ ống thông và mỏ vịt ra khỏi cơ thể.

Thắt ống dẫn trứng có thụ tinh nhân tạo được không?

>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc bệnh nhân sau bơm xi măng cột sống

Phương pháp thụ tinh nhân tạo sẽ bơm trực tiếp tinh trùng vào buồng trứng

Bước 3: Sau khi thực hiện thủ thuật thụ tinh nhân tạo

Sau khi thụ tinh, người phụ nữ sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi ở tư thế nằm ngửa trong một khoảng thời gian ngắn. Khi quá trình thực hiện kết thúc, người phụ nữ có thể mặc lại quần áo và đi về nhà, tiếp tục hoạt động như bình thường.

Sau khoảng 2 tuần, người phụ nữ sẽ quay lại tái khám theo lịch và kiểm tra kết quả thụ thai. Như vậy, thời gian từ lúc bắt đầu thụ tinh nhân tạo đến khi biết kết quả sẽ mất khoảng từ 25 – 30 ngày. Nếu kết quả là thai, quá trình dưỡng thai và khám thai định kỳ sẽ được tiếp tục. Trường hợp thụ thai không thành công, người phụ nữ sẽ cần thời gian ổn định sức khỏe khoảng 2 – 3 tháng trước khi thực hiện lần thụ tinh tiếp theo.

Trong trường hợp thụ tinh nhân tạo không thành công nhiều lần hoặc khi có các vấn đề về tinh trùng, vòi trứng hoặc do tuổi tác của người vợ,… các bác sĩ có thể sẽ tư vấn và đề xuất một số phương pháp hỗ trợ sinh sản khác như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương ứng (ICSI), phẫu thuật lấy tinh trùng (PESA/ MESA)…

Hy vọng qua bài viết chia sẻ trên đây bạn đã có được lời giải đáp cho thắc mắc thắt ống dẫn trứng có thụ tinh nhân tạo được không. Về cơ bản, bạn vẫn có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản để mang thai sau khi thực hiện triệt sản nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy hãy chọn các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *