Test IQ bằng hình ảnh là phương pháp kiểm tra chỉ số thông minh nhanh chóng và đơn giản với một bộ hình ảnh tiêu chuẩn. Thường thì càng về sau, độ khó của các câu trả lời sẽ tăng dần. Vậy khi test IQ cần lưu ý những gì? Thang IQ được xếp loại ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về cách kiểm tra IQ bằng hình ảnh nhé!
Bạn đang đọc: Test IQ bằng hình ảnh và những điều cần lưu ý
IQ (Intelligence Quotient) là một chỉ số dùng để đánh giá năng lực, tư duy logic và sự thông minh của một người. Chỉ số này càng cao thì có nghĩa bạn càng thông minh, não của bạn sẽ nhanh nhạy, giải quyết vấn đề nhanh hơn. Thường thì để xác định chỉ số IQ, người ta sẽ cho bạn làm bài test IQ, có thể là bài kiểm tra hình ảnh hoặc trắc nghiệm, câu hỏi tình huống,…
Contents
Test IQ bằng hình ảnh và những điều cần lưu ý
Theo các chuyên gia, có khá nhiều yếu tố tác động cũng như ảnh hướng đến chỉ số IQ của một người, ví dụ như di truyền, luyện tập, giáo dục, ăn uống,… Những đứa trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt hơn, được học tập và giáo dục đầy đủ thì chỉ số IQ cũng sẽ phát triển hơn. Vậy nên, chỉ số vẫn có thể cải thiện theo thời gian nếu bạn cố gắng học tập.
Thực tế thì hiện tại có rất nhiều bài test IQ được nghiên cứu và triển khai. Nhưng test IQ bằng hình ảnh là một trong những phương pháp phổ biến nhất, vì nó phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính chuẩn xác của chỉ số IQ thì khi làm bài test, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ nên tiến hành test IQ với trẻ trên 16 tuổi.
- Nên kiểm tra IQ vào lúc tinh thần ổn định, minh mẫn.
- Hãy chọn một khu vực yên tĩnh, thoải mái để làm bài test IQ.
- Không chia sẻ đáp án ra bên ngoài sau khi đã có kết quả bài test hoặc không cố gắng tìm kiếm đáp án các câu hỏi test IQ trước khi kiểm tra để đảm bảo tính công bằng.
Hiện tại, các bài test IQ đều phải đảm bảo tuân thủ những quy tắc, tiêu chuẩn chung như sự đa dạng; tính khách quan của câu hỏi; đại diện mẫu thử nghiệm. Đồng thời, bảo đảm văn hóa hay ngôn ngữ (yếu tố phi ngôn ngữ) làm ảnh hưởng đến kết quả bài kiểm tra chỉ số IQ.
Thang đo chỉ số IQ được xếp loại ra sao?
Thực tế, chỉ số IQ của một người bình thường sẽ dao động từ 85 – 115. Các thang IQ cũng được xếp loại rất rõ ràng. Bạn có thể dựa theo các mức chỉ số này để đánh giá năng lực và tư duy của bản thân. Cụ thể như sau:
Mốc IQ thiên tài
Với chỉ số IQ cao trên 145, những người này chỉ chiếm khoảng 0,1 % dân số thế giới. Mốc IQ thiên tài này chia làm 3 mức:
- 180 – 200: Thiên tài mức độ cao nhất;
- 165 – 179: Thiên tài mức độ cao;
- 145 – 164: Thiên tài.
Tìm hiểu thêm: Tác dụng phụ vắc xin viêm não Nhật Bản mà bạn cần biết
Mốc IQ phổ biến
Chỉ số IQ thường dao động từ 70 – 144, mức IQ này được chia làm 4 cấp độ sau:
- 130 – 144: Vô cùng thông minh, chiếm 2% dân số;
- 115 – 129: Thông minh, chiếm 14% dân số;
- 85 – 114: Bình thường, chiếm 68% dân số;
- 70 – 84: Thấp, chiếm 16% dân số.
Mốc IQ thấp
Tỷ lệ mức IQ thấp chiếm khoảng 2% dân số với chỉ số thông minh dưới 70. Những đứa trẻ này thuộc nhóm thiểu năng, chậm phát triển về trí tuệ, cụ thể như sau:
- 50 – 70: Chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ nhẹ;
- 35 – 49: Chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ vừa phải;
- 20 – 34: Chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ nặng;
- Dưới 20: Chậm phát triển trí tuệ, thiểu năng trí tuệ nghiêm trọng.
Người Việt Nam hiện tại đang có chỉ số IQ trung bình là 96, đây cũng được xem là mức khá cao. Ngoài ra, tiêu chuẩn phân loại này cũng không thống nhất hoàn toàn mà có thể khác nhau ở từng quốc gia (ví dụ như ở Anh thì IQ 120 đã được xem là cao, còn ở Mỹ thì IQ 130 mới được đánh giá là cao).
Ứng dụng của chỉ số IQ
Chỉ số IQ có thể được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc test IQ bằng hình ảnh hay các bài kiểm tra logic khác sẽ giúp mọi người được:
- Đánh giá trí thông minh toàn diện;
- Chẩn đoán khả năng thiểu năng trí tuệ cho trẻ;
- Đánh giá năng lực ứng viên (sử dụng khi tuyển dụng);
- Đánh giá lĩnh vực làm việc hay ngành học phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Xỏ khuyên xương quai xanh có đau không? Bao lâu thì lành?
Thực tế, chỉ số thông minh sẽ hỗ trợ đánh giá khả năng sáng tạo, năng lực tư duy, suy luận cũng như khả năng xử lý tình huống, vấn đề. Nhưng nó sẽ không hoàn toàn chuẩn xác, bởi vì những khía cạnh khác như năng lực lãnh đạo, khả năng giao tiếp, hòa nhập xã hội, thích nghi môi trường cũng thuộc về một phần của IQ và nó cần có sự đánh giá một cách toàn diện và khách quan hơn trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể rèn luyện làm tăng chỉ số IQ bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống lạnh mạnh, tập luyện thể dục và thường xuyên tham gia các trò chơi hoặc hoạt động thúc đẩy trí nhớ của bản thân.
Hy vọng những thông tin trên đây về vấn đề chỉ số IQ và lưu ý khi test IQ bằng hình ảnh sẽ hữu ích với mọi người. Hãy để đầu óc thư giãn và tìm một nơi yên tĩnh trước khi làm bài test IQ để có kết quả chuẩn xác nhất nhé. Chúc các bạn may mắn với bài test chỉ số IQ, đừng quên theo dõi KenShin để đọc thêm nhiều bài viết khác nhé!