Teo cơ sau chấn thương là một trong những biến chứng có thể dự đoán trước. Vậy nên tìm hiểu kỹ về chúng để học cách ngăn ngừa sẽ có lợi cho người bệnh hơn là chờ đến khi hiện tượng này xuất hiện mới tìm giải pháp đối phó.
Bạn đang đọc: Teo cơ sau chấn thương liệu có khả năng phục hồi?
Teo nhỏ cơ sau chấn thương là vấn đề rất thường gặp. Ở giai đoạn đầu, hiện tượng này không có gì quá đáng ngại. Tuy nhiên nếu phớt lờ các triệu chứng cảnh báo thì chỉ sau thời gian ngắn, bạn có thể phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm.
Contents
Tổng quan về hiện tượng teo nhỏ cơ sau chấn thương
Teo nhỏ cơ sau chấn thương là hiện tượng các bó cơ nằm ở trung tâm vùng thương tổn bị thu nhỏ về kích thước và giảm thiểu về chức năng. Lực co cơ ngày càng yếu, thể tích cơ ngày càng co ngót và nếu không can thiệp kịp thời thì có thể dẫn đến dị tật vĩnh viễn hoặc bại liệt một phần cơ thể.
Những dấu hiệu điển hình của hiện tượng teo cơ sau chấn thương bao gồm:
- Vị trí cơ bị tác động dần nhỏ lại và chênh lệch hoàn toàn về kích thước với vùng cơ đối xứng (nếu có).
- Cơ yếu dần, co duỗi kém linh hoạt với công sinh ra ngày một hạn chế.
- Gặp khó khăn trong vận động, di chuyển.
- Thay đổi về vóc dáng, kiểu cách đi đứng (nếu tổn thương xảy ra ở chi dưới).
- Khi vận động, các vùng cơ xương hoạt động thiếu nhịp nhàng, thậm chí có thể va vào nhau và dễ gây vấp ngã.
Nguyên nhân dẫn đến teo cơ sau chấn thương
Có 3 nguyên nhân chính gây nên tình trạng teo cơ sau chấn thương, đó là phải giữ nguyên trạng thái trong thời gian dài, lười vận động và tổn thương thần kinh.
Bất động trong nhiều ngày
Đây là nguyên nhân thường gặp ở những trường hợp phải bó bột hoặc nẹp do gãy xương và trật khớp xương gây ra. Khi đó bác sĩ phải cố định vùng tổn thương để tạo môi trường thuận lợi cho việc sản sinh tế bào mới và làm liền tổ chức này.
Khi bên ngoài chịu sức ép lớn từ các công cụ hỗ trợ, dưỡng chất đến nuôi cơ ắt sẽ bị hạn chế. Cùng với đó, do không vận động nên cường độ chuyển hóa, trao đổi chất tại đây cũng bị ngưng trệ. Chính vì vậy mà cơ dần bị teo nhỏ.
Lười vận động
Sau khi chấn thương đã lành, nếu không thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng thì cơ cũng dần bị teo tóp. Nên nhớ vùng cơ nào hoạt động càng mạnh thì sẽ càng được ưu tiên về mặt dinh dưỡng và phát triển vượt trội về kích thước, sức bền. Vậy nên đừng chỉ vì lười vận động mà gây nên tình trạng teo nhỏ cơ sau chấn thương bạn nhé!
Tổn thương thần kinh
Trung ương thần kinh làm nhiệm vụ phân tích, xử lý và phản ứng lại các kích thích thông qua các phản xạ vận động. Trong một diễn biến khác, thần kinh ngoại biên đảm nhiệm vai trò dẫn truyền lệnh từ trung ương thần kinh tới cơ quan đáp ứng. Và nếu một trong hai tổ chức này bị tổn thương thì quá trình vận động cơ cũng bị ảnh hưởng. Từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng teo cơ cục bộ.
Teo cơ sau chấn thương liệu có khả năng phục hồi?
Khả năng phục hồi của hiện tượng teo nhỏ cơ sau chấn thương không giống nhau ở mọi trường hợp. Nếu phát hiện từ giai đoạn sớm và người bệnh liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để can thiệp kịp thời thì vấn đề sức khỏe này sẽ được khắc phục triệt để. Tuy nhiên thời gian phục hồi nhanh hay chậm lệ thuộc vào yếu tố cơ địa, mức độ nghiêm trọng của chấn thương và sự nỗ lực của chính người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Những tác dụng phụ của thuốc Olanxol người bệnh cần lưu ý khi sử dụng
Trong một diễn biến khác, nếu phát hiện quá muộn khiến teo cơ xảy ra ở mức độ nặng thì việc can thiệp sẽ rất khó khăn và cần kết hợp nhiều phương pháp. Thực tế cho thấy hầu hết các trường hợp đều để lại ít nhiều di chứng. May mắn thì có thể phục hồi hoàn toàn nhưng đó là trường hợp cực hi hữu.
Giải pháp ngăn ngừa và điều trị
Ngăn ngừa
Để phòng chống hiện tượng teo cơ sau chấn thương cơ xương khớp, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Chườm lạnh càng sớm càng tốt ngay sau khi chấn thương xảy ra và duy trì liên tục trong 72 giờ, mỗi ngày lặp lại 3 lần cách đều về thời gian. Khi thực hiện kỹ thuật này, mạch máu sẽ co lại và vùng tổn thương giảm sưng tức thì. Đặc biệt là chuyển động của khớp xương cũng ít bị cản trở nên hạn chế tối đa tình trạng teo cơ.
- Kết hợp kỹ thuật chườm ấm xen kẽ với chườm lạnh với tần suất và thời gian tương tự. Thao tác này có tác dụng đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa nguy cơ cứng khớp, giảm đau hiệu quả và tăng cường tiến độ phục hồi cơ.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, đảm bảo đúng thời điểm, đúng tần suất và nằm trong giới hạn chịu đựng của bản thân.
- Khi đã qua thời gian bắt buộc phải nằm bất động, hãy vận động nhẹ nhàng để hệ cơ xương được kích hoạt trở lạị. Điều này sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu và loại trừ nguy cơ teo cơ sau sang chấn.
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ dinh dưỡng. Đặc biệt là ưu tiên những vi chất giúp thúc đẩy quá trình phục hồi xương như photpho, canxi, kẽm, chất chống oxy hóa… Ngoài ra đừng quên bổ sung chất đạm để cơ bắp luôn khỏe mạnh, duy trì được thể tích và sức bền vốn có.
Điều trị
Phương pháp điều trị teo nhỏ cơ sau chấn thương có đôi nét tương đồng với cách thức phòng ngừa. Tuy nhiên chúng chuyên nghiệp, bài bản hơn và luôn có sự giám sát của các chuyên gia y tế.
- Hoàn thành tốt các bài tập phục hồi chức năng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý tuân thủ nghiêm ngặt và theo dõi sự thay đổi của cơ qua từng ngày.
- Vận động tích cực bằng cách thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Bạn có thể áp dụng những bài tập toàn thân như chạy bộ, đạp xe… hoặc những bài tập dành riêng cho vùng cơ bị tổn thương.
- Sử dụng thuốc là một trong những cách điều trị teo cơ cực hiệu quả. Phương pháp này thường áp dụng cho bệnh nhân phát hiện muộn và teo cơ ở mức độ nghiêm trọng. Trong đó có hai nhóm thuốc được dùng phổ biến là steroid đồng hóa và điều biến thụ thể androgen chọn lọc. Tác dụng của steroid là ức chế tiêu hủy cơ còn điều biến thụ thể androgen được biết đến với vai trò kích thích sự tái tạo, phục hồi cơ.
- Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định đối với trường hợp teo cơ do tổn thương thần kinh hoặc gân, dây chằng ở vùng lân cận. Liệu pháp can thiệp này mang đến hiệu quả rất nhanh chóng vì có thể xử lý dứt điểm nguyên nhân làm phát sinh tình trạng teo cơ.
>>>>>Xem thêm: Bạn đã biết cách bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh?
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nội dung: “Teo cơ sau chấn thương liệu có khả năng phục hồi?”. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có được lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi trên và biết thêm nhiều thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề này.