Tăng cân khi mang thai: Làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé?

Mang thai và sinh con là thiên chức cao quý, là trải nghiệm ý nghĩa trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Với ý nghĩa đặc biệt như vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người quan tâm sâu sắc đến việc tăng cân khi mang thai cũng như chế độ dinh dưỡng để đảm bảo hành trình mang thai diễn ra an toàn và suôn sẻ.

Bạn đang đọc: Tăng cân khi mang thai: Làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé?

Tăng cân khi mang thai luôn là mối quan tâm lớn cũng như gây ra nhiều mối lo lắng của nhiều bà bầu. “Tăng cân khi mang thai bao nhiêu là hợp lý?”, “Tăng cân nhiều khi mang thai có nguy hiểm không?”… luôn là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Bài viết sau đây của KenShin sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc và cung cấp những thông tin bổ ích cho quá trình mang thai của mẹ bầu.

Tại sao tăng cân khi mang thai quan trọng?

Cân nặng khi mang thai không chỉ là một chỉ số về sức khỏe của mẹ mà còn là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Sự tăng cân là một phần tự nhiên của quá trình mang thai và cung cấp cho thai nhi các chất dinh dưỡng quan trọng để phát triển một cách khỏe mạnh.

Tăng cân khi mang thai: Làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé?

Tăng cân là yếu tố quan trọng trong quá trình mang thai

Nếu mẹ tăng cân quá nhiều, có thể dẫn đến các vấn đề như tiểu đường mang thai, tỷ lệ tăng cân của thai nhi cao, gây khó khăn trong quá trình sinh con. Ngược lại, nếu mẹ không tăng cân đủ, thai nhi có thể gặp khó khăn trong việc phát triển và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau khi ra đời. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng khi mang thai là quan trọng để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cả mẹ và thai nhi.

Tăng cân khi mang thai như thế nào là hợp lý?

Tăng cân khi mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu tăng, mức tăng mỡ, mô và dịch cơ thể tăng, cùng với cơ địa riêng của mỗi người mẹ. Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã đưa ra công thức tính BMI (Chỉ số khối lượng cơ thể) của người mẹ trước khi mang thai để ước tính sự tăng cân trong thai kỳ.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân u não, phân loại khối u và biện pháp phòng ngừa bệnh u não hiệu quả

Tăng cân khi mang thai: Làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé?
Mẹ bầu cần duy trì mức tăng cân hợp lý trong suốt thai kỳ

Công thức tính BMI được tính bằng cách chia cân nặng của người mẹ trước khi mang thai cho bình phương chiều cao: Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m).

Dựa trên kết quả BMI này, WHO đã đề xuất các mức tăng cân trong thai kỳ như sau:

BMI khoảng 18,5 – 24,9 (cân nặng bình thường trước khi mang thai):

  • Trong 3 tháng đầu (quý I): Nên tăng 1 kg.
  • Trong 3 tháng giữa (quý II): Nên tăng 4 – 5 kg.
  • Trong 3 tháng cuối (quý III): Nên tăng 5 – 6 kg.

Tổng cộng tầm 10 – 12 kg trong suốt thai kỳ.

BMI

Tăng cân nên đạt khoảng 25% so với cân nặng trước khi mang thai, thường là 12,7 – 18,3 kg.

BMI > 25 (thừa cân, béo phì trước khi mang thai):

Mức tăng cân lý tưởng là 15% cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 7 – 11,3 kg.

Trường hợp mang thai song thai:

Nên tăng khoảng 16 – 20,5 kg.

Tuy nhiên, mức tăng cân cụ thể có thể thay đổi tùy theo tình trạng cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Các mẹ nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có kế hoạch tăng cân phù hợp, an toàn trong suốt thai kỳ.

Những lưu ý quan trọng giúp mẹ bầu theo dõi cân nặng khi mang thai

Theo dõi biểu đồ cân nặng khi mang thai là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Để theo dõi sự tăng cân một cách hiệu quả, mẹ bầu cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng:

Tăng cân khi mang thai: Làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé?

>>>>>Xem thêm: Người bị đau mắt đỏ có được ăn trứng không? Một số thực phẩm nên bổ sung

Một số lưu ý quan trọng cho mẹ bầu trong quá trình mang thai
  • Theo dõi cân nặng đều đặn: Lên lịch theo dõi cân nặng đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Thường thì mẹ bầu nên kiểm tra cân nặng mỗi lần đến buổi kiểm tra thai kỳ hoặc theo lịch hẹn.
  • Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng khi mang thai hợp lý và cân đối là quan trọng để đảm bảo đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ. Điều này bao gồm việc ăn đủ protein, vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất quan trọng khác.
  • Hãy thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng: Vận động thường xuyên là cách tốt để duy trì sức khỏe tổng thể và kiểm soát tăng cân. Tuy nhiên, hãy tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và hạn chế các hoạt động mạnh, ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Tìm hỗ trợ từ bác sĩ nếu có bất kỳ điều bất thường nào: Nếu thấy cân nặng tăng bất thường hay giảm đột ngột, cần liên hệ và thăm khám bởi các bác sĩ. Điều này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng từ tháng thứ 4 trở đi, việc tăng cân của mẹ bầu nên duy trì trong khoảng 1,5 – 2 kg mỗi tháng. Quá trình này đòi hỏi việc kiểm tra cân nặng đều đặn và nếu mẹ bầu tăng cân ít hơn 1 kg hoặc quá 3 kg mỗi tháng, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.

Tăng cân khi mang thai là một phần quan trọng trong quá trình thai kỳ. Mức tăng cân phù hợp đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu. Các mẹ nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng cân đối và duy trì lối sống lành mạnh để đảm bảo thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *