Tác dụng của huyệt Dương Phụ có thể bạn chưa biết

Huyệt Dương Phụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của con người. Vậy, bạn có biết huyệt Dương Phụ có những công dụng gì hay chưa? Cùng bài viết bên dưới khám phá những tác dụng tuyệt vời của huyệt Dương Phụ nhé!

Bạn đang đọc: Tác dụng của huyệt Dương Phụ có thể bạn chưa biết

Huyệt đạo là một trong những yếu tố được sử dụng để hỗ trợ và điều trị nhiều chứng bệnh lý trong Y học Cổ truyền. Huyệt Dương Phụ là một trong số đó. Tác động đúng cách lên huyệt đạo này có thể đem đến những công dụng tuyệt vời.

Tác dụng của huyệt Dương Phụ

Huyệt Dương Phụ còn có tên gọi khác là Dương Phù, Dương Phò, Phân Nhục hay Phân Gian. Huyệt Dương Phụ nằm trong kinh Bàng Quang với vị trí huyệt thứ 35. Tên gọi của huyệt đạo này xuất phát từ vị trí của huyệt nằm bên ngoài cẳng chân – dương và xương ống chân – phụ cốt. Kết hợp lại được cái tên Dương Phụ.

Huyệt Dương Phụ là một trong các vị trí huyệt đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đường kinh Bàng Quang. Để có thể xác định chính xác vị trí của huyệt đạo này, bạn cần thực hiện tư thế nằm. Sau đó, dùng tay để đo lên 4 tấc phía trên mắt cá ngoài, phần trước của xương mác. Ngay bên phía dưới của huyệt Dương Phụ có một khe nhỏ. Khe nhỏ này nằm giữa phần cơ mác bên ngắn và phía bờ trước xương mác. Bề mặt da của vùng huyệt đạo chịu chi phối của phân đoạn thần kinh L5.

Huyệt Dương Phụ được ứng dụng rộng rãi trong Y học Cổ Truyền. Huyệt đạo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chữa trị đau dây thần kinh tọa, viêm khớp gối, mất cảm giác vùng cẳng chân, tê bì chân tay, bí tiểu, nhức mỏi hay các triệu chứng tại vùng nách như nhọt, u,…

Tác dụng của huyệt Dương Phụ có thể bạn chưa biết

Huyệt Dương Phụ đóng vai trò quan trọng trong đường kinh Bàng Quang

Cách phối hợp huyệt Dương Phụ và các huyệt đạo khác hiệu quả

Tùy vào chứng bệnh lý sẽ có cách phối hợp huyệt Dương Phụ cùng các huyệt đạo khác nhau sao cho hiệu quả. Cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ điều trị chứng tê bì, mất cảm giác ở chân hay đau dây thần kinh tọa: Phối hợp day bấm huyệt Dương Phụ cùng các huyệt đạo như Dương Lăng Tuyền, Dương Giao.
  • Điều trị bí tiểu, tiểu nhiều lần, thận hư: Kết hợp huyệt Dương Phụ cùng hai huyệt đạo Dương Lăng Tuyền và Huyền Chung.
  • Hỗ trợ điều trị lao hạch cổ với triệu chứng nhiều hạch nổi cộm lên ở vùng dưới hàm và vùng cổ: Day ấn các huyệt bao gồm huyệt Chi Câu, huyệt Túc Lâm Khấp và huyệt Chương Môn.
  • Cải thiện chứng chân tay lạnh: Sử dụng phương pháp xoa bóp, châm cứu các huyệt Chương Môn, Lâm Khấp.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh sưng hạch dưới vùng nách: Kết hợp day bấm huyệt Khâu Khư và Túc Lâm Khấp.
  • Trị nhọt ở nách: Phối với huyệt đạo Thái Xung.
  • Hỗ trợ chứng tê bì chân: Kết hợp cùng các huyệt như Dương Giao, Hành Giao và Tuyệt Cốt.
  • Cải thiện triệu chứng đau dạ dày: Bấm huyệt tại vị trí Cách Du, Thương Khâu, Nội Quan, Vị Du và huyệt Tỳ Du.
  • Điều trị nhọt ở hai bên đầu: Để trị nhọt hai bên đầu hiệu quả, phối hợp với các huyệt đạo bao gồm Hiệp Khê, Túc Khiếu Âm và Túc Lâm Khấp.
  • Trị chứng đau thần kinh liên sườn: Áp dụng phương pháp xoa, day ấn huyệt tại các vị trí huyệt đạo như Cách Du, Can Du, Nội Quan, Chi Câu và Túc Lâm Khấp.

Tìm hiểu thêm: Siêu âm tim qua thực quản là gì? Những điều cần biết về phương pháp này

Tác dụng của huyệt Dương Phụ có thể bạn chưa biết
Có nhiều cách phối hợp huyệt Dương Phụ với các huyệt đạo khác

Một số điều cần lưu ý trước khi bấm huyệt

Để liệu pháp bấm huyệt có thể phát huy tối đa công dụng cũng như đảm bảo an toàn, người thực hiện cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Những đối tượng bị đau vai gáy mạn tính cần được chụp X-quang phổi trước khi thực hiện bấm huyệt. Điều này để đảm bảo chắc chắn bệnh nhân có mắc phải bệnh lý trung thất hoặc phổi hay không. Bởi nếu cơ thể mắc phải bệnh lý này sẽ không thể điều trị với phương pháp bấm huyệt.
  • Những người trong độ tuổi 45 tuổi trở lên cần được kiểm tra mật độ khoáng chất xương trước khi tiến hành bấm huyệt.
  • Người không có khả năng chịu đau hay bị đái tháo đường cũng không nên áp dụng phương pháp bấm huyệt.
  • Đối tượng gặp chấn thương không nên bấm huyệt, kể cả vết thương kín hay hở.
  • Không được bấm huyệt tại các vị trí da bị viêm nhiễm, lở loét.
  • Không nên thực hiện bấm huyệt khi đang có các tình trạng bệnh lý sau: Viêm ruột thừa, viêm vòi trứng, thủng dạ dày.
  • Tuyệt đối không sử dụng phương pháp bấm huyệt tại nhà nếu không có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn.
  • Phụ nữ đang mang thai cần thông báo cụ thể tình trạng sức khỏe cho các bác sĩ trước khi tiến hành bấm huyệt vào các huyệt đạo tại bàn tay hay bàn chân. Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tình trạng của thai nhi. Các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến và làm theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên môn.

Tác dụng của huyệt Dương Phụ có thể bạn chưa biết

>>>>>Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu đục thủy tinh thể

Không nên thực hiện bấm huyệt khi không có đủ kỹ thuật và trình độ chuyên môn

Huyệt Dương Phụ đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, trước khi tiến hành tác động đến huyệt đạo này, bạn nên thăm khám và nhận sự trợ giúp của các bác sĩ. Điều này sẽ giúp đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn cho sức khỏe của bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *